Marketing căn bản - kiến thức nền về Marketing dành cho người mới bắt đầu

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Marketing là một ngành đang hot được rất nhiều bạn trẻ yêu thích vì tính năng động và sáng tạo cao. Để củng cố hành trang giúp các bạn tự tin hơn khi bước chân vào ngành Marketing thì trong bài viết này Gitiho sẽ chia sẽ các kiến thức Marketing căn bản, đây là kiến thức nền của ngành Marketing mà newbie nào cũng nên biết. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm: Chuyên gia 10 năm kinh nghiệm chia sẻ tuyệt chiêu 8 bước viết content Website thu hút người xem

Marketing căn bản - các khái niệm Marketing

Có nhiều định nghĩa về Marketing, dưới đây là các định nghĩa về Marketing phổ biến của những người, tổ chức nổi tiếng trên thế giới: 

Philip Kotler đã định nghĩa: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Marketing là tập hợp các hoạt động và quá trình xây dựng giao tiếp, cung cấp và trao đổi những thứ có giá trị cho khách hàng, đối tác và xã hội”

Theo Viện Marketing Anh Quốc: "Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu thực sự của người tiêu dùng về một mặt hàng cụ thể, đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đảm bảo cho công ty thu lợi nhuận như dự kiến.

Marketing căn bản - kiến thức nền về Marketing dành cho người mới bắt đầu

Khóa học Marketing Foundation - Marketing căn bản cho người mới bắt đầu

Marketing căn bản - sự chuyển mình của Marketing

Theo dòng phát triển của xã hội Marketing đã có những cải tiến từ truyền thống đến hiện đại, từ hình thức thụ động sang hình thức chủ động hơn, và được chia thành 2 quan niệm sau:

  • Marketing truyền thống: với quan niệm truyền thống Marketing là hình thức thụ động chính là giải pháp bán những gì mà doanh nghiệp có. Mục đích của triết lý “bán hết  những gì mình có” chính là để giải quyết tồn kho và thu lợi nhuận tối đa về cho doanh nghiệp.
  • Marketing hiện đại: với quan niệm hiện đại Marketing là hình thức chủ động hơn. Lúc này Marketing đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp. Thay vì tập trung vào việc bán những gì doanh nghiệp có thì Marketing hiện đại tập trung vào thị trường, vào khách hàng, làm thỏa mãn nhu cầu và giải quyết nỗi đau của khách hàng.

Như vậy thay vì bán những gì mình có, doanh nghiệp chuyển sang bán những gì khách hàng cần từ đó khai thác tối đa lợi nhuận, giữ chân khách hàng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Tóm lại Marketing chính là một quá trình đáp ứng khát khao của thị trường thông qua hoạch địch chiến lược, phân tích, nghiên cứu để đưa ra quy trình phù hợp.

Marketing căn bản - các yếu tố tác động vào hoạt động Marketing

Môi trường Marketing 

Môi trường Marketing là nơi tạo ra những cơ hội, thách thức cho các doanh nghiệp. Nghiên cứu môi trường Marketing giúp các doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt những cơ hội và tìm ra giải pháp vượt qua thách thức,khó khăn trong tương lai. Môi trường Marketing bao gồm môi trường vĩ mô và mô trường vi mô:

  • Môi trường vĩ mô: bao gồm các yếu tố có phạm vi rộng lớn như: nhân khẩu học, kinh tế, tự nhiên, chính trị pháp luật, văn hóa xã hội.
  • Môi  trường vi mô (môi trường ngành): bao gồm các yếu tố có phạm vi nhỏ hơn, liên quan nhiều đến doanh nghiệp và nội bộ doanh nghiệp như: doanh nghiệp, nhà cung ứng, các bên trung gian, khách hàng, đối thủ.
Marketing căn bản - kiến thức nền về Marketing dành cho người mới bắt đầu

Để phân tích môi trường Marketing trong và ngoài doanh nghiệp bạn nên phân tích theo mô hình SWOT 

Hành vi khách hàng

Hành vi khách hàng là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của một doanh nghiệp.  Hiểu tường tận hành vi khách hàng bạn sẽ hiểu được các kiểu ra quyết định mua hàng của khách hàng (kiểu mua dùng thử, kiểu mua theo thói quen, kiểu mua phức tạp,…). Khách hàng ra quyết định mua hàng theo mô hình: nhận biết nhu câu - tìm kiếm thông tin - đánh giá các lựa chọn - quyết định mua - hành vi sau mua.

Hành vi khách hàng - Các yếu tố quyết định hàng vi mua hàng của khách hàng

Lựa chọn phân khúc thị trường và định vị thị trường

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin chính xác về thị trường bạn phải tìm ra phân khúc thị trường phù hợp để định vị thị trường. Vì năng lực của doanh nghiệp là hữu hạn nên phải chia thị trường để “tấn công” chọn làm phân khúc thị trường chính. Một doanh nghiệp có thể chọn nhiều phân khúc thị trường. 

Marketing căn bản - kiến thức nền về Marketing dành cho người mới bắt đầu

Chọn được phân khúc thị trường không khó nhưng làm sao để định vị thương hiệu trên thị trường đó mới khó, làm cho khách hàng nhớ đến sản phẩm của bạn lại càng không dễ. Bởi vì theo quy luật dẫn đầu là vị trí tốt nhất, dễ dàng đi vào trí nhớ nhất, và khách hàng chỉ có thể nhớ tối đa 3 thương hiệu cho một loại hình sản phẩm. Ví dụ dầu gội: sunsilk, dove, pantene,… hoặc nước ngọt: coca, pepsi,… Để thắng cuộc trong “trò chơi định vị” này doanh nghiệp cần tìm ra giá trị độc nhất mà chỉ bản thân doanh nghiệp mới có thể đem lại cho khách hàng, định vị sự khác biệt của sản phẩm chính là cách tốt nhất để “ghim” sâu vào trí nhớ khách hàng.

Thương hiệu là gì? Tìm hiểu về sức mạnh của thương hiệu doanh nghiệp

Hệ thống thông tin và nghiên cứu Marketing

Để làm Marketing thành công thì người làm Marketing cần phải biết nghiên cứu thị trường, phân tích doanh nghiệp, phân tích đối thủ. Để việc phân tích đạt kết quả tốt nhất cần dựa vào các hệ thống thông tin như: báo cáo nội bộ, báo cáo ngành hàng, các khảo sát,… Mục đích của việc nghiên cứu Marketing là để hiểu rõ khách hàng, hiểu rõ đối thủ, hiểu rõ doanh nghiệp để đưa ra chiến lược Marketing phù hợp. 

Marketing căn bản - kiến thức nền về Marketing dành cho người mới bắt đầu

Áp dụng Marketing căn bản như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Bắt đầu bằng thông điệp 

Marketing giống như cuộc giao tiếp giữa bên bán và bên mua. Thông điệp chính là yếu tố để cuộc giao tiếp đó diễn ra thuận lợi. Nếu thông điệp khéo léo truyền tải được thế mạnh của doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng quan tâm và hiểu rõ được giá trị mà chỉ doanh nghiệp của bạn mới có thể đem lại. 

Một thông điệp đúng là một thông điệp hướng tới đối tượng khách hàng cụ thể, thông điệp nên ngắn gọn súc tích thì mới lại mang lại hiệu quả cao.

Dấu hiệu nhận biết trên nhãn hiệu

Một chiến dịch Marketing thành công là một chiến dịch khiến khách hàng ghi nhớ nhãn hiệu sản phẩm của bạn. Hình ảnh và màu sắc chính là 2 yếu tố dễ dàng đi vào tâm trí khách hàng nhất, vì vậy đừng thiết kế nhãn hiệu quá màu mè, rườm rà mà phải đặc biệt dễ nhớ. 

Marketing căn bản - kiến thức nền về Marketing dành cho người mới bắt đầu

Công cụ Marketing

Ngày nay không thể thực hiện một chiến dịch Marketing nếu thiếu sự hỗ trợ của các công cụ Marketing. Bởi khách hàng ngày nay sẽ lưu tâm đến internet, smartphone nhiều hơn là các chương trình trên tivi, mà công cụ Marketing chính là phương thức giúp bạn tiếp cận khách hàng hiệu quả thông qua internet. Thông qua công cụ Marketing cung cấp những thông tin hữu ích đến khách hàng, dần dần khách hàng sẽ tin tưởng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

Marketing căn bản - kiến thức nền về Marketing dành cho người mới bắt đầu

Marketing tool là gì? 6 loại Marketing tool mà mọi Marketer nhất định phải biết

Kết luận

Vậy là chúng ta đã cùng nhau khái quát qua bức tranh Marketing cho người mới bắt đầu. Hi vọng qua bài này bạn sẽ hình dung được làm Marketing là làm gì và Marketing chịu tác động bởi những yếu tố nào. Để học thêm những kiến thức nền tảng trong Marketing bạn hãy truy cập vào đây nhé. Đây là khóa học có lộ trình bài bản được giảng dạy bởi các giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, vì vậy đây chính là khóa học phù hợp nhất với những bạn muốn bước chân Marketing. Tham gia khóa học bạn sẽ hiểu cách nghiên cứu thị trường và cách lập chiến lược, kế hoạch Marketing cụ thể cho doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông