Thừa nhận đi! Bạn vừa bị thôi thúc phải click chuột ngay lập tức vào dòng tiêu đề phía trên để khám phá nội dung bài viết này - một bài viết chia sẻ những bí kíp chưa từng được bật mí về cách viết Content giúp thu hút độc giả và gia tăng lưu lượng truy cập cho website, từ một Content Writer dày dạn kinh nghiệm, đã từng kinh qua cả hai địa hạt Agency Side và Client Side ở vị trí Leader Content Team.
Bạn có nhận ra không? Tôi đã kết hợp một số thủ pháp để tạo nên dòng tiêu đề và đoạn Sapo phía trên, giúp cho bài viết đáp ứng yếu tố SEO từ khoá, khơi gợi được sự tò mò trong tâm trí của bạn và dẫn dắt bạn đọc tới đây. Không để bạn chờ lâu hơn nữa, sau đây chính xác là 8 bước bạn cần làm để sản xuất ra những Content hấp dẫn cho website của cá nhân bạn hoặc công ty nơi bạn đang làm việc.
Nhiều người viết lựa chọn làm việc theo phong cách tự phát, nghĩ gì viết nấy, thích gì viết nấy, dẫn tới việc đổ rất nhiều tâm huyết và chất xám vào bài viết nhưng không có mấy người đọc. Sai lầm của họ chính là vội vàng nhảy cóc, bỏ qua bước quan trọng đầu tiên trong quy trình sáng tạo nội dung: Nghiên cứu chủ đề, nghiên cứu từ khoá.
Ở bước này, bạn sẽ cần sử dụng một số công cụ hỗ trợ chức năng nghiên cứu từ khoá và thống kê lưu lượng tìm kiếm của khách hàng. Các công cụ nghiên cứu từ khóa tiêu biểu có thể kể tới: Google Keyword Planner, Keywordtool.io, LSI Graph, Ahrefs.com, Google Trends…
Đồng thời, hãy khéo léo quan sát xem độc giả của mình đang trao đổi những gì trên mạng xã hội. Bạn cũng có thể chủ động tạo khảo sát lấy ý kiến độc giả để có thể sản xuất nội dung liên quan tới những chủ đề họ quan tâm nhiều nhất.
Quy tắc: Sử dụng từ khoá ngách được phân tách ra từ từ khoá chính, giúp bài viết trở nên cụ thể, tập trung, và tinh gọn hơn.
Áp dụng vào case study cụ thể:
Hãy hình dung rằng tôi là một nhân viên Content đang phụ trách mảng blog cho website, và SEO Manager vừa giao cho tôi nhiệm vụ viết một bài blog chuyên sâu với từ khoá dài: “Cách viết content thu hút”. Từ khóa này có lượt người dùng tìm kiếm cao, chủ đề Content Marketing lại khá rộng và nhắm đến một nhóm độc giả tương đối lớn, nên việc đầu tiên tôi làm chính là niche down the subject – thu hẹp phạm vi chủ đề.
Độc giả của tôi có thể đang quan tâm đến việc sáng tạo nội dung cho các nền tảng: Facebook, Instagram, Website, Youtube, Tiktok…Thay vì khai thác chủ đề quá rộng với khối lượng kiến thức khổng lồ, viết mãi vẫn không thấy điểm dừng, tôi muốn tập trung vào ngách hẹp hơn và cụ thể hơn. Như trong trường hợp này, tôi chọn ngách Content Blog trên Website vì nó thể hiện chính xác sở thích của tôi, cũng là ngách mà tôi tự tin nhất với chuyên môn của mình.
Quy tắc: Một tiêu đề tốt cần phải đến từ sự thấu hiểu nhu cầu của độc giả, phản ánh chân thực nội dung bài viết, tránh giật tít một đằng - nội dung một nẻo. Một tiêu đề ấn tượng nhưng thiếu đi tính chân thực chính là cách nhanh nhất để giết chết một bài viết tồi, vì nó phạm vào một lỗi căn bản của người viết: Over-Promise & Under-Deliver. Bạn hứa 10 nhưng chỉ làm được 1. Điều đó mang đến cho độc giả cảm giác bị lừa gạt, thất vọng, chán ghét, gia tăng tỷ lệ thoát trang và những hành động tiêu cực khác.
Dưới đây là 7 công thức đặt tiêu đề bài viết mà tôi ứng dụng nhiều nhất trong gần 10 năm làm nghề.
Công thức 1. Đặt câu hỏi kích thích sự tò mò của độc giả
Ví dụ: “Ai là người hưởng lợi từ scandal phá giá thị trường của chiến thần livestream Hà Linh?”
Công thức 2. Đưa ra một tuyên bố/số liệu thống kê gây ấn tượng, chấn động
Ví dụ: “Tôi đã gia tăng 595% traffic cho website chỉ sau 1 tháng áp dụng các công thức viết bài này”
Công thức 3. Sử dụng những con số tương ứng với những ý chính trong bài viết
Ví dụ: “7 tuyệt chiêu viết tiêu đề ấn tượng, dễ áp dụng nhất cho Content Newbie”
Công thức 4. Kích thích hiệu ứng FOMO trong mỗi người (Fear Of Missing Out – Sợ bỏ lỡ) dựa trên sự khan hiếm/tính cấp bách
Ví dụ: “Cập nhật sớm nhất kết quả xét xử vụ án cha đẻ - mẹ kế hành hung bé gái gây rúng động cả nước”
Công thức 5. Sử dụng trích dẫn phát ngôn từ người nổi tiếng/chuyên gia/người có tầm ảnh hưởng
Ví dụ: “Chuyên gia truyền thông xã hội Nguyễn Ngọc Long nhận định: “Thông điệp là những gì đọng lại trong đầu của công chúng mục tiêu sau khi tiếp cận nội dung”
Công thức 6. Điểm danh nhóm độc giả mục tiêu của bạn trên tiêu đề (công thức này không chỉ giúp bạn thu hút đúng đối tượng độc giả, mà còn thu hút cả những nhân vật hay tò mò, ham “hóng chuyện” khác)
Ví dụ: “Top 3 sai lầm khiến các cây viết về sức khoẻ thất bại thảm hại”
Công thức 7. Bí mật được bật mí
Ví dụ: “Bí mật nào giúp Writer Linh Phan xô đổ mọi kỷ lục bán bản tin trên Substack”
Đừng giới hạn khả năng sáng tạo của chính mình, bạn có thể linh hoạt áp dụng cùng lúc nhiều công thức để tạo nên một chiếc tiêu đề hấp dẫn, thu hút người đọc.
Áp dụng vào case study cụ thể:
Sau khi sử dụng từ khoá mở rộng “cách viết content thu hút cho website” làm vế đầu của tiêu đề, tôi bắt đầu suy nghĩ về vế còn lại. Phải làm sao để khách hàng chỉ cần đọc tiêu đề đã có niềm tin mãnh liệt rằng nội dung bài viết của tôi chính là đáp án họ đang tìm kiếm? Phải làm sao để tiêu đề của tôi trở nên nổi bật, hấp dẫn hơn cả những bài viết khác cùng chủ đề?
Một người như thế nào sẽ lên Google gõ dòng chữ “cách viết content thu hút cho website”?
Họ có thể là một người viết mới toanh đang học làm Content/đang xây dựng blog, một nhân viên Content non kinh nghiệm đang tìm kiếm những lời khuyên từ các bậc tiền bối để cải thiện chất lượng công việc của mình, hay thậm chí là một Leader Content đang làm research để xây dựng và hệ thống hoá kiến thức đào tạo nội bộ cho team…
Đặc điểm chung của họ là chưa thực sự tự tin với vốn kiến thức và kỹ năng của mình về Content Website. Vậy nên, họ sẽ có nhiều niềm tin hơn nếu biết bài viết này được tạo ra bởi một chuyên gia trong mảng sáng tạo nội dung (thường thể hiện qua số năm kinh nghiệm và chức danh công việc). Tình cờ, tôi đã từng là một Leader Content Team, với gần 10 năm kinh nghiệm làm nghề. Tôi quyết định sẽ nói cho khách hàng biết thông tin đó, chủ động chiếm lấy lòng tin của họ. Tiêu đề “Cách Viết Content Website Thu Hút: Chuyên Gia 10 Năm Kinh Nghiệm Tiết Lộ Tuyệt Chiêu 8 Bước” đã ra đời như thế.
TIPS: Không phải lúc nào tôi cũng đặt tiêu đề trước khi viết bài. Rất nhiều lần, tôi viết một mạch vài ngàn chữ và biên tập xong xuôi rồi mới bắt tay vào chọn lựa tiêu đề bài viết cho phù hợp. Viết ngắn bao giờ cũng khó hơn viết dài. Viết tiêu đề lại càng không dễ.
Bạn nên thực hành đặt tiêu đề bài viết nhiều hơn. Sau đó, ta có thể lấy ý kiến khảo sát của đồng nghiệp, bạn bè, nhóm độc giả thân thuộc của mình để xem mẫu tiêu đề nào khiến họ cảm thấy hấp dẫn nhất.
Ở cấp độ cơ bản nhất, Content Website thông thường đều có cấu trúc bốn phần.
Dù bạn có khả năng viết lách tốt đến đâu, đừng bỏ qua bước lập dàn bài. Ngoài kia có rất nhiều bài viết tự do không có trình tự hợp lý, với lối hành văn lan man, vòng vo trúc trắc, mang đến cho độc giả cảm giác luẩn quẩn giống hệt như chú kiến trong bài ca dao:
“Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt, leo ra, leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt, leo vào, leo ra”
Một bài viết không có cấu trúc rõ ràng không chỉ thiếu thân thiện với độc giả mà còn thiếu thân thiện với các công cụ tìm kiếm (đặc biệt là Google), khó đạt được thứ hạng tốt trên trang kết quả tìm kiếm. Sự thật là người đọc ngày nay rất lười biếng, hiếm khi họ click sang trang thứ 2, thứ 3 của Google để đọc các bài viết khác ngoài 10 bài viết tiêu biểu hiển thị trên trang đầu tiên.
Tương tự, một bài viết thiếu đi sự nghiên cứu chuyên sâu về nội dung cũng sẽ không đạt được mức độ thuyết phục cần thiết, khiến độc giả cảm thấy thiếu thỏa mãn, và chắc chắn là kém thu hút. Vậy nên đối với mỗi ý chính trong dàn bài, bạn hãy research và chọn lọc kiến thức thật kỹ lưỡng, từ những nguồn nội dung uy tín.
Dàn bài đã xong xuôi và được sắp xếp hợp lý, giờ là lúc bạn chọn lấy một phần trong đó để viết trước tiên. Trong phần lớn các trường hợp, đó có thể không phải là phần mở bài, mà là phần tiêu đề phụ mà bạn đã nghiên cứu kỹ lưỡng nhất, cảm thấy tâm đắc nhất, giàu nội dung và dễ triển khai nhất.
Hãy cứ viết một mạch, đừng dừng lại quá lâu cho việc chỉnh sửa, đừng hướng đến sự hoàn hảo ngay từ ban đầu. Mục tiêu chính của bước này là biến ý tứ thành câu từ, dù vụng về hay trúc trắc cũng không sao cả. Hãy cứ viết, cho đến khi bạn hoàn thành tất cả các phần nội dung trong dàn ý.
Khi đã hoàn thành bản nháp, dù bạn có tâm đắc về sản phẩm của mình tới đâu, hãy để cho cơ thể và trí óc của bạn được nghỉ ngơi ít nhất nửa ngày trước khi tiếp tục bước vào phần biên tập. Khoảng nghỉ này vô cùng cần thiết để giúp cho bạn tái tạo năng lượng, sắp xếp lại tư duy và nhìn nhận một cách sáng suốt hơn về những gì mình đã viết.
Hãy ngủ một giấc ngắn, nghe một bản nhạc hay, hoặc làm bất cứ điều gì theo sở thích giúp bạn thư giãn và thả lỏng tâm trí.
Nếu bạn dành ra hai giờ để viết bài, hãy dành ít nhất một giờ để tập trung biên tập bài viết thật chỉn chu. Nhiệm vụ của bước này sẽ bao gồm các công đoạn chính:
Khi đã hoàn thành nhiệm vụ biên tập, đã đến lúc bạn cần đánh giá bài viết của mình dưới góc độ chuyên gia thông qua việc trả lời các câu hỏi:
Nếu câu trả lời của bạn là “Chưa”, hãy tiếp tục chỉnh sửa bài viết cho tới khi ưng ý.
Chúc mừng bạn đã đi đến bước cuối cùng của hành trình sáng tạo Content cho Website: Đăng tải nội dung lên trang web. Đừng quên thiết kế một chiếc ảnh thumbnail xịn sò, bổ sung thêm các hình ảnh minh hoạ đẹp mắt, có nội dung phù hợp để gia tăng sức cuốn hút cho bài viết của bạn. Đẹp mắt ắt sẽ đắt hàng!
Bây giờ bạn đã nắm vững tuyệt chiêu 8 bước viết Content thu hút cho Website: Từ khâu nghiên cứu chủ đề - nghiên cứu từ khóa, thu hẹp phạm vi bài viết, đặt tiêu đề, lập dàn ý, viết nháp, biên tập, đến xuất bản thành phẩm. Chúc bạn sẽ tạo ra được thật nhiều những Content Website hấp dẫn, giá trị trên hành trình làm nghề.
Tôi sẽ tiết lộ thêm một bí mật thay cho lời cảm ơn vì bạn đã đọc đến đây: Bạn hoàn toàn không cần phải mất 5-10 năm ròng rã học và làm nghề mới có thể sáng tạo ra những nội dung xuất sắc!
Nếu bạn là một Content Writer với xuất phát điểm là “dân trái ngành”, thiếu hụt kiến thức về Content Marketing và muốn nhanh chóng xây dựng lại nền móng thật vững chắc cho sự nghiệp sáng tạo nội dung của mình, hãy tham khảo khóa học Content Marketing 101: Từ tư duy đến thực chiến lập kế hoạch và triển khai chiến dịch Content MKT. Chỉ cần dành ra 6 giờ học trọn vẹn, bạn sẽ tiết kiệm được 5 năm tự học, tự làm, thử nghiệm, mắc lỗi và sửa sai so với những “đồng bút” có cùng xuất phát điểm nhưng thiếu hụt sự đầu tư về tri thức.
Let's enjoy your journey!
Tìm hiểu ngay các khóa học của Gitiho TẠI ĐÂY