Chủ động trong công việc là yếu tố cần thiết đối với bất cứ người lao động nào. Việc này giúp chúng ta khẳng định năng lực, ghi điểm trong mắt cấp trên.
Thông qua đó, những nhà quản lý cũng sẽ ưu ái hơn trong quá trình cất nhắc cho vị trí quản lý. Vậy làm thế nào để hình thành tinh thần chủ động khi làm việc? Bài viết sau sẽ khiến bạn không phải đau đầu suy nghĩ cách để chủ động trong công việc. Hãy đọc và áp dụng ngay nhé!
XEM NHANH BÀI VIẾT
Chủ động trong công việc đơn giản là tập trung vào việc bạn có thể kiểm soát, lên kế hoạch thực hiện. Một người có kỹ năng này dễ dàng hoàn thành tốt công việc được giao cũng như nhiệm vụ ngoài yêu cầu.
Từ điển Merriam-Webster nêu rõ chủ động chỉ hành động lường trước vấn đề, nhu cầu, thay đổi trong tương lai. Tính chủ động thể hiện ở suy nghĩ, tập trung vào những việc trong tầm tay. Cùng với đó, chủ động cũng bao gồm trách nhiệm. l
Khi đã tạo dựng thói quen tự chủ bạn sẽ “đứng mũi chịu sào”, duy trì chúng trong tầm kiểm soát. Thay vì phản ứng, bị động, ù lì, bạn làm chủ hành động của mình. Các nhà quản trị thường căn cứ vào khả năng kể trên để đánh giá nhân viên.
Đa phần những người thành công, nhân sự tài năng đều sở hữu tính chủ động. Biểu hiện của người này có thể nhận diện qua một số khía cạnh sau:
- Liên tục học hỏi, làm việc không đợi bất cứ ai giao nhiệm vụ.
- Tích cực đưa ra đề xuất, ý tưởng trong các cuộc họp. Đồng thời sẵn sàng chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm bản thân và giúp đỡ các thành viên trong nhóm.
- Không ngại hỏi, giấu dốt khi cần sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, cấp trên.
- Làm rõ các nhiệm vụ, cập nhật thông tin mới nhất liên quan đến đầu việc được giao trước khi bắt tay thực hiện.
- Sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm trong công việc, không bao biện, đổ lỗi. Một khi mắc lỗi họ thừa nhận, sửa sai và rút kinh nghiệm.
- Kiểm soát được phản ứng của mình với những tình huống căng thẳng, khó chịu. Thay vì để cảm xúc khó chịu gây ảnh hưởng tới mọi người, họ luôn cân bằng đảm bảo hài hòa nhất.
Những người chủ động trong công việc luôn nhận đánh giá cao từ lãnh đạo. Dù năng lực xuất sắc đến đâu nhưng không có tinh thần kể trên cũng chưa chắc thành công.
Chủ động trong công việc mang tới vô vàn lợi ích cho chính nhân viên và cả tổ chức. Vậy nên dù bất cứ ngành nghề nào, sếp cũng luôn khuyến khích nhân sự của mình tạo dựng thói quen ấy.
Đối với người lao động, tính chủ động mang đến cơ hội giúp bạn gặt hái nhiều thành công. Khi tự chủ, chúng ta dễ dàng nhận sự tôn trọng, tin tưởng từ sếp, đồng nghiệp. Lúc này bạn thường xuyên nằm trong list đề xuất vào những jobs quan trọng.
Ngoài ra, chủ động còn được coi là giá trị cốt lõi của mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Chúng giúp công ty phát triển ổn định, bền vững. Nhân viên xây dựng đức tính tốt ấy sẽ làm việc hiệu quả hơn, giải quyết vấn đề nhanh chóng. Nhờ vậy cả bộ máy tổ chức hoạt động nhịp nhàng, trơn tru.
Thực tế mọi kỹ năng đều có thể học khi bạn thực sự tâm huyết, quyết tâm. Tinh thần chủ động trong công việc cũng vậy, bạn có thể tham khảo một số tips dưới đây:
Lập kế hoạch những việc ưu tiên giúp người lao động tăng tính chủ động và hiệu quả. Trước hết, bạn nên lên định hướng nghề nghiệp tương lai. Qua đó chúng ta dễ dàng hình dung bức tranh toàn cảnh về con đường sự nghiệp.
Thực tế, người biết bản thân muốn gì, cần làm gì thường có tính chủ động trong công việc. Bởi họ hiểu rõ mục đích việc mình đang làm, chúng mang đến lợi ích, cơ hội gì.
Ngoài ra khi làm việc nhóm, bạn hãy tìm hiểu mục tiêu của tập thể nơi mình đầu quân. Thông qua đó, bạn dễ dàng đưa ra to-do-list những việc nên làm nhằm phối hợp với đồng đội tốt hơn. Nhờ vậy, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, hiệu quả cải thiện rõ rệt.
Bất cứ điều tốt đẹp nào không tự nhiên đến. Thay vì chỉ biết chờ đợi, bạn cần xốc lại tinh thần, chủ động làm việc vì mục tiêu đã đặt ra.
Xem thêm: Tầm quan trọng của việc làm việc nhóm trong doanh nghiệp
Nhiều người vì e ngại, sợ bị đánh giá mà không dám đưa ra quan điểm, ý kiến cá nhân. Họ luôn nghe theo đám đông, cuộn mình trong vỏ bọc tự tạo dựng. Muốn trở thành người chủ động trong công việc, bạn nên can đảm vượt qua nỗi sợ tâm lý ấy.
Mẹo nhỏ để rèn luyện sự tự tin chính là đặt ra những mục tiêu nhỏ, dễ hoàn thành. Từng bước sẽ giúp bạn có niềm tin vào sức mạnh bản thân, sẵn sàng đương đầu thử thách.
Khi gặp vấn đề, người chủ động trong công việc tập trung đưa ra cách giải quyết thay vì hoang mang, lo lắng. Trước hết, bạn cần tìm hiểu chính xác sự cố hiện tại là gì. Song song đó chúng ta lập một kế hoạch và hành động ngay.
Ngoài ra, bạn đừng quên đưa ra phương án dự phòng cho trường hợp xấu xảy đến. Những người rèn luyện được kỹ năng này dễ dàng trở thành quản lý dẫn dắt đội nhóm. Cơ hội thăng tiến nhờ vậy cũng càng lớn, con đường đến với thành công nhanh hơn.
Dù làm trong bất cứ ngành nghề nào, đảm nhận vị trí gì chúng ta cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Không ít người sau khi nhận nhiệm vụ đã bắt tay vào làm luôn. Điều này không xấu nhưng hiệu quả chưa chắc đã tốt và đảm bảo tiến độ.
Vậy nên, nếu được giao nhiệm vụ đừng vội làm ngay. Thay vào đó, bạn hãy lên outline, kế hoạch chi tiết, cụ thể. Như vậy bạn dễ dàng làm chủ được công việc. Những thông tin thu thập được là nền tảng để bạn tiếp cận tới mục tiêu, đưa ra ý tưởng sáng tạo, đổi mới.
Cùng với trường học, môi trường công sở được xem như cái nôi đào tạo hiệu quả. Ở đây, chúng ta có cơ hội học hỏi, trao đổi, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn. Chưa kể bất cứ ngành nghề nào cũng thay đổi theo thời gian.
Chính vì thế, liên tục rèn luyện kỹ năng cũ, cập nhật kiến thức mới sẽ là đòn bẩy giúp bạn dẫn đầu. Sẵn sàng thử thách bản thân, trải nghiệm điều mới mẻ có thể biến bạn trở nên cứng rắn, linh hoạt, tự tin, chủ động với mọi vấn đề xảy đến.
Những người thành công không bao giờ ngồi chờ đợi thứ họ cần. Thay vào đó, nhóm người này luôn có tư duy đúng đắn, nỗ lực hết sức và chủ động trong công việc. Bởi thế, nếu muốn đạt thành tích cao nhất bạn đừng chậm trễ việc rèn luyện tinh thần tự chủ, tự cường.