Brainstorming là gì? Đi tìm phương pháp brainstorming hiệu quả

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Brainstorming là hoạt động phổ biến được ví như một “món ăn” không thể thiếu trong ngành truyền thông, quảng cáo, sáng tạo. Đây là quá trình đi tìm một ý tưởng đột phá, một giải pháp thu hút để giải quyết một yêu cầu nào đó. 

Vậy cụ thể như thế nào là brainstorming? Brainstorming quan trọng như thế nào? Một quy trình brainstorming bao gồm mấy bước? Khi brainstorming có cần lưu ý điều gì không? Bài viết này của Gitiho sẽ đi làm rõ những vấn đề này. Cùng Gitiho đi tìm cách để brainstorming hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

Giới thiệu về brainstorming

Brainstorm là gì và ý nghĩa của brainstorm

Theo Hilbert Meyer: Động não (công não) là một kỹ thuật dạy học tích cực, thông qua thảo luận, nhằm huy động những ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề, của mọi thành viên tham gia thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng, nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng.

Brainstorming là hoạt động động não để tìm ra ý tưởng mới
Brainstorming là hoạt động động não để tìm ra ý tưởng mới

Braistorm là thuật ngữ được kết hợp giữa 2 từ brain (não bộ) và storm (bão). Vậy brainstorm chính là “bão não” hay hiểu đơn giản đó là sự động não để đưa ra một ý tưởng, một sáng kiến nhằm giải quyết vấn đề nào đó.

Xem thêm: Tìm hiểu về Content Type: 5 loại nội dung thường dùng trong marketing

Brainstorm hay Brainstorming là cách tìm tòi và phát triển ý tưởng. Đưa ra ý tưởng bằng cách đặt ra câu hỏi và trả lời cho những câu hỏi đó, sau đó liên kết chúng lại với nhau để tìm giải pháp. 

Tại sao brainstorming lại quan trọng?

Brainstorming là hoạt động thường thấy trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lúc làm việc nhóm. Làm việc nhóm hay làm sáng tạo quan trọng nhất là đưa ra giải pháp, ý tưởng cuối cùng. Brainstorming chính là phương pháp để đạt được điều đó, cụ thể:

  • Brainstorming tạo ra những ý tưởng quảng cáo mới mẻ, độc đáo thu hút người xem.
  • Brainstorming nhóm giúp tìm ra nguyên nhân của vấn đề, tìm ra giải pháp để giải quyết các vấn đề còn khúc mắc.
  • Ngoài ra brainstorming còn giúp mọi người mở rộng tư duy, nhìn thấy toàn cảnh vấn đề, thấy được các quan điểm của nhau.
Động não mở rộng tư duy chính là brainstorming
Động não mở rộng tư duy chính là brainstorming

Các bước để thực hiện brainstorming

Chuẩn bị

Để buổi brainstorming diễn ra thuận lợi, bạn cần chuẩn bị kỹ càng trước khi tham gia. Vậy bạn phải chuẩn bị cụ thể như sau:

  • Vấn đề hay mục tiêu cần brainstorming là gì?
  • Bạn có vướng mắc gì với vấn đề đó không?
  • Bạn đã có công thức hay giải pháp nào cho vấn đề đó chưa?
Chuẩn bị là bước bắt buộc trước khi brainstorming
Chuẩn bị là bước bắt buộc trước khi brainstorming

Tạo không gian đúng

Thế nào là một không gian đúng? Đó chắc hẳn phải là không gian cởi mở. Bởi ai cũng sẽ cảm thấy không thoải mái nếu ý kiến mình đưa ra kém thu hút. Một không gian cởi mở sẽ giúp mọi người đưa ra ý kiến, có thể đó chưa phải là ý kiến hay nhất nhưng tổng hợp các ý kiến lại biết đâu bạn sẽ ra được giải pháp cuối cùng.

Tạo không gian cởi mở là cách để mọi người thoải mái trình bày ý tưởng
Tạo không gian cởi mở là cách để mọi người thoải mái trình bày ý tưởng

Ngoài ra bạn hãy chuẩn bị thêm bảng trắng, bút dạ, hay những tờ giấy note đầy màu sắc… Đây đều là những vật dụng cần thiết trong quá trình brainstorming.

Đưa ra ý tưởng 

Ở bước này hãy thoải mái đưa ra ý tưởng từ nhỏ đến lớn, từ ngớ ngẩn đến hay ho. Nếu có một đoạn phim hay TVC nào bạn cho là hay, có thể tận dụng được, hãy chiếu lên trong buổi brainstorming này. Bạn đã có ý tưởng như thế nào, bạn thấy nó ở đâu, điểm hay ho của nó là gì,… bạn cứ “ném” ra hết đi. 

Xem thêm: Animated Storytelling - Khi câu chuyện được kể qua yếu tố thị giác

Đừng chỉ ngồi nghe không, hãy vừa nghe vừa ghi những ý tưởng đó lên giấy để chắc chắn rằng không có ý tưởng nào bị trôi tuột đi. Bạn có thể lưu những ý tưởng này thành “kho idea”, biết đâu có thể tận dụng được ở những buổi brainstorming tiếp theo.

Đánh giá và chọn lọc các ý tưởng

Cuối cùng là lúc lựa chọn ý tưởng, đánh giá xem đâu mới là ý tưởng phù hợp với tiêu chí ban đầu. Lúc này cố gắng đừng giết ý tưởng, hãy cố gắng làm cho ý tưởng đó tròn trịa hơn.

Các kỹ năng cần thiết để thực hiện brainstorming hiệu quả

Kỹ năng lắng nghe

Ai cũng có nhiều điều muốn nói, vậy ai sẽ là người lắng nghe? Lắng nghe và nghe là 2 việc khác nhau, nghe là bản năng thụ động của con người, còn lắng nghe là một quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung của người khác nói.

Xem thêm: 4 lí do khiến kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng trong doanh nghiệp

Biết lắng nghe sẽ giúp bạn tránh được việc đưa ra ý kiến quá nhanh chen ngang vào lời phát biểu của người khác. Điều này không những làm gián đoạn buổi brainstorming mà còn thể hiện bạn là người thiếu tinh tế. Tập trung lắng nghe là cách duy nhất để thấu hiểu nội dung và ý tưởng mà người nói muốn truyền tải.

Lắng nghe là kỹ năng quan trọng khi brainstorming
Lắng nghe là kỹ năng quan trọng khi brainstorming

Kỹ năng đưa ra ý tưởng và giải pháp

Bạn nghĩ rằng việc đưa ý tưởng và giải pháp chỉ cần nói ra là xong. Thực tế điều đó đúng nhưng chưa đủ. Khi đưa ra ý tưởng hay giải pháp bạn hãy thử:

Mở đầu bằng ý tưởng ngớ ngẩn: 10 phút đầu tiên của buổi brainstorming nên là thời gian để mọi người đưa ra ý tưởng điên rồ nhất, ngớ ngẩn nhất. Tất nhiên nếu bạn muốn mọi người cũng “điên rồ” thì bạn hãy là người bắt đầu trước. Sau 10 phút khởi đầu với ý tưởng điên rồ, mọi người sẽ cảm thấy thoải mái, không bị quê, bị ngại khi đưa ra ý tưởng nữa. Lúc này mới chính thức đi vào buổi brainstorminh đúng nghĩa, vì mọi người đã thoái mái và sẵn sàng.

Chia nhỏ và nhóm các ý tưởng: Nếu bạn thấy ý tưởng còn quá chung chung, hãy thử chia ra thành nhóm nhỏ và kết hợp từng nhóm nhỏ với nhau. Cách tốt nhất là mỗi người viết 2 đến 3 ý tưởng lên giấy sau đó truyền tay nhau để kết hợp chúng lại. Nhiều cái đầu kết hợp với nhau mới cho ra được ý tưởng mới mẻ và thú vị.

Kỹ năng đưa ra phản hồi và đánh giá

Sau khi đưa ra ý tưởng, lắng nghe các giải pháp, thì đây chính là lúc bạn sử dụng đến kỹ năng phản hồi. Bạn có thể phản hồi bằng cách nhận xét, đưa ra quan điểm của bạn, hoặc đưa ra những ý kiến mang tính xây dựng (thường gọi là phản hồi tích cực).

Phát triển ý tưởng bằng cách đưa ra phản hồi tích cực
Phát triển ý tưởng bằng cách đưa ra phản hồi tích cực

Các lưu ý khi brainstorming

Các lỗi thường gặp trong buổi brainstorming

Không có người làm chủ: điều này đồng nghĩa với việc không có ai tạo ra không khí thoải mái, không có ai dẫn dắt để buổi brainstorming đi đúng hướng, nhiều ý kiến trùng lặp được đưa ra, hoặc các ý tưởng đi lệch chủ đề.

Nhiều bình luận chen ngang: việc có những ý kiến chen ngang đó là kết quả của việc không biết lắng nghe. Những câu nói chen ngang thường thấy như: rất vô lý, cái này không khả thi, cái này sai rồi, ý tưởng xàm, ngân sách không đủ,… Việc đưa ra bình luận không sai nhưng phải đúng lúc. Chỉ nên đưa ra bình luận sau khi lắng nghe hết ý kiến của người nói hoặc vào lúc mọi người đang bàn bạc, đánh giá từng ý tưởng một.

Xem thêm: Nguyên tắc làm việc nhóm quan trọng, hợp sức thành công vượt bậc

Giới hạn số lần phát biểu: khả năng sáng tạo của mỗi người là khác nhau. Việc giới hạn số lần phát biểu vô tình bỏ qua những ý tưởng thú vị, bởi mọi người sẽ cân nhắc trước khi phát biểu. Ngoài ra việc giới hạn số lần phát biểu vô hình chung tạo ra áp lực cho những người thiếu sáng tạo. Họ sẽ bối rối và việc này làm cản trở óc sáng tạo của họ.

Các cách để đảm bảo sự thành công của buổi brainstorming

Hạn chế nhiều người cùng tham gia

Hãy sử dụng quy tắc “2 chiếc bánh pizza” để giới hạn số người tham gia brainstorming. Theo quy tắc này, số người tham gia chỉ nên vừa đủ ăn hết 2 chiếc bánh pizza, có nghĩa khoảng 6 - 10 người là đủ. 

“Chín người mười ý” càng có nhiều người tham gia brainstorming càng dễ xảy ra bất đồng ý kiến, điều này dễ dẫn đến việc gián đoạn ý tưởng. Tóm lại có quá nhiều người tham gia brainstorming vừa mất thời gian vừa mất công sức của tất cả mọi người.

6 - 10 người là số thành viên ký tưởng cho một buổi brainstorming
6 - 10 người là số thành viên lý tưởng cho một buổi brainstorming

Thay đổi môi trường

Biến các buổi brainstorming khác với những buổi họp thông thường bằng cách thay đổi không gian xung quanh. Một môi trường lý tưởng có thể kích thích quá trình sản sinh nơ-ron thần kinh, từ đây mà bạn “sản sinh” ra nhiều ý tưởng. 

Hãy lựa chọn phòng brainstorming khác với phòng họp cứng nhắc thường ngày. Nếu bạn không thể chọn phòng brainstorming thì ít nhất bạn có thể thay đổi các yếu tố trong phòng họp. Bạn có thể thay đổi cách treo tranh ảnh, chỗ ngồi của đồng đội như thế nào, ngồi thành hàng hay ngồi thành vòng tròn,… Ngoài ra bạn có thể yêu cầu mọi người đứng lên ngồi xuống, hay đi thành vòng thay vì chỉ ngồi im một chỗ.

Chơi với chữ

Để không đi vào lối mòn tư duy bạn hãy thử lồng ghép các trò chơi vào trong buổi brainstorming. Có thể bắt đầu trò chơi bằng một từ và những người tiếp theo sẽ lần lượt kê những từ có liên quan đến từ trước đó. Có thể chơi nối từ bằng những từ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, hãy dự án mà bạn và đồng đội đang theo. 

Xem thêm: Visual Storytelling - Phương pháp thu hút khách hàng hiệu quả

Với trò chơi này, cách dễ nhất là hãy bám vào tính năng, lợi ích, điểm khác biệt, mặt thẩm mỹ, cách sử dụng của sản phẩm hay dịch vụ đó. Ngoài ra bạn có thể dùng những từ ẩn dụ liên quan sau đó nhóm chúng lại. Mục tiêu của trò này là bắt lấy được từ khóa chính thể hiện đúng tiêu chí của công việc hay dự án mà bạn đang thực hiện.

Chơi với chữ là một trong những cách kích thích sự sáng tạo khi brainstorming
Chơi với chữ là một trong những cách kích thích sự sáng tạo khi brainstorming

Kết luận

Tóm lại brainstorming là cả một quá trình, là việc động não để đưa ra ý tưởng, giải pháp cho một dự án nào đó. Muốn brainstorm hiệu quả bạn chỉ cần ghi nhớ 4 bước: chuẩn bị, tạo không gian đúng, đưa ra ý tưởng, và đánh giá chọn lọc ý tưởng. Khi brainstorm bạn cần tập trung lắng nghe để hiểu rõ góc nhìn của mỗi người và đưa ra phản hồi tích cực mang tính xây dựng, phát triển ý tưởng đó. Một lưu ý nhỏ đó là nên hạn chế số người tham gia để tránh việc buổi brainstorming bị gián đoạn, ngoài ra nên tạo môi trường và chơi với chữ để kích thích sáng tạo.

Mong rằng bài viết này của Gitiho đã giúp bạn nắm được thế nào là brainstorming và biết cách làm thế nào để brainstorming hiệu quả. Còn rất nhiều bài viết chia sẻ đang chờ bạn khám phá tại blog của Gitiho đó, hãy theo dõi blog của Gitiho để cập nhật những kiến thức bổ ích nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông