Animated Storytelling - Khi câu chuyện được kể qua yếu tố thị giác

Nội dung được viết bởi Lực td

Sáng tạo nội dung theo hình thức kể chuyện không còn là một khái niệm quá xa lạ. Đặc biệt trong thời đại số phát triển như hiện nay, hình thức kể chuyện này đã đi lên một tầm cao mới với tên gọi đầy đủ là Animated Storytelling. Khái niệm này nghĩa là gì? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về Animated Storytelling

Animated Storytelling là gì?

Animated Storytelling

Animated Storytelling là hình thức kể chuyện bằng Animation bao gồm 2D/3D Animation, Motion Graphics, Stop Motion, Live Action + Animation. 

Bạn có thể xây dựng câu chuyện Animated Storytelling bằng cách tham khảo các nguồn như trên mạng xã hội, đọc báo, xem phim, đọc sách, đi du lịch…Sẽ có vô số phong cách khác nhau để áp dụng cho phương pháp kể chuyện này, hãy nhặt nhạnh từng ý tưởng xây dựng sao cho phù hợp với câu chuyện của mình. 

Xem thêm: Animation là gì? Các thể loại Animation mà bạn cần biết

Các yếu tố quan trọng để tạo nên Animated Storytelling

Kịch bản

Kịch bản là thành phần quan trọng hàng đầu trong dự án Animation, nó giúp người xem hiểu rõ về câu chuyện, mô tả chi tiết về tình huống, lời thoại, bối cảnh trong Animated Storytelling. Bạn quan sát càng nhiều, tích luỹ càng chi tiết, học cách tư duy của nhiều nhóm công chúng khác nhau thì càng có nhiều chất liệu để làm câu chuyện trở nên gần gũi, thân thuộc hơn.

Xác định mục tiêu kể chuyện

Để có được một kịch bản trước hết phải xác định mục tiêu kể chuyện. Có thể liệt kê ra một số mục tiêu như sau:

  •  Thay đổi nhận thức của công chúng
  • Thay đổi hành động
  • Thúc giục hành động sau khi lắng nghe câu chuyện.

Ngoài ra, thương hiệu cũng cần xác định rõ rằng muốn nhấn mạnh giá trị gì qua Animated Storytelling? 

  • Sự tin tưởng, sự minh bạch, tình cảm gia đình 
  • Muốn công chúng cảm nhận thế nào về thương hiệu thông qua câu chuyện đó? 
  • Câu chuyện này sẽ giúp hình ảnh thương hiệu thay đổi ra sao?

Hoặc đôi khi cần chú ý tới đối thủ của bạn đã từng kể những câu chuyện gì, khách hàng của bạn quan tâm và đang bàn luận về những câu chuyện này như thế nào, và dùng điều đó để làm lợi thế. Một ví dụ về trường hợp chính là dịp Halloween 2014, thương hiệu Pepsi cho chạy 1 chiến dịch quảng cáo trên facebook và twitter với hình ảnh một lon pepsi khoác bên ngoài bộ áo choàng coca cola với nội dung: “Wish you a scary Halloween!” (Chúc bạn một mùa Halloween đáng sợ). Quảng cáo này cho thấy ngụ ý của Pepsi về Coca-Cola là thứ vô cùng đáng sợ và nên tránh xa.

Animated Storytelling 1

Ngay sau khi quảng cáo này lên sóng, Coca-Cola lập tức phản đòn, họ lấy ngay ảnh của Pepsi và thay dòng chữ thành “Everybody wants to be a hero!” ("Ai cũng muốn trở thành anh hùng"). Điều đó ngụ ý Pepsi đang muốn được trở thành một “anh hùng” như Coca-Cola. Một pha “cà khịa” kinh điển giữa 2 ông lớn trong lĩnh vực đồ uống giải khát rất hay phải không nào!

Animated Storytelling 2
Sự phản bác rất thông minh của Coca-Cola

Kể cái gì?

Hãy xác định rõ góc tiếp cận và chủ đề câu chuyện của bạn. Đừng cố gắng lồng nhiều câu chuyện nhỏ, không liên quan vào trong chủ đề đó. Hãy tập trung vào 1 câu chuyện hay và ấn tượng nhất để khách hàng nhớ về, còn hơn làm nhiều nhưng không đọng lại gì trong tâm trí khách hàng.

Nếu chỉ có tên thương hiệu thì không đủ mà phải xác định rõ vai trò của sản phẩm, của thương hiệu trong câu chuyện của mình: thương hiệu sẽ kết nối cảm xúc, thực hiện hoá ước mơ hay mang lại niềm vui cho khách hàng. Điển hình như video quảng cáo của thương hiệu TV LG tại đây.

Animated Storytelling 3
Quảng cáo của thương hiệu LG

Với chủ đề “Light up your world” (Thắp sáng lên cuộc sống của bạn), một video không có thoại nhưng ta vẫn có thể hiểu hết ý nghĩa mà thương hiệu muốn truyền tải. Dòng TV Oled evo mới của LG với chất lượng màn hình cao, mang tới cảm giác như người xem đang thực sự bước vào thế giới phim ảnh chứ không chỉ đơn giản là ngồi xem ở một khoảng cách xa nữa.

Nhân vật

Trong câu chuyện sẽ không thể thiếu yếu tố nhân vật. Nhân vật ở đây có thể là người bình thường hoặc một người có đặc điểm nổi bật về tính cách, ngoại hình hoặc gia cảnh. Thậm chí, đó có thể là một vật vô tri vô giác nhưng được xây dựng theo hình tượng như con người.

Tất cả nhân vật trong phim xuất hiện đều phải có lí do riêng của họ, hễ nhân vật nào xuất hiện trong phim đều có một vai trò nhất định, kể cả là những nhân vật quần chúng người đi đường hoặc một đám đông.

Xem thêm: Visual Storytelling - Phương pháp thu hút khách hàng hiệu quả

Các cách kể chuyện khi làm Animated Storytelling

Animated Storytelling 4

Một câu chuyện bao gồm 3 phần: mở - thân - kết, với các tình huống xem kẽ để nhân vật bộc lộ tính cách của mình. Phần mở đầu đóng vai trò giới thiệu, tạo tiền đề dễ dẫn dắt nhân vật tới những hành động và tình huống tiếp theo. Có 2 cách kể chuyện phổ biến đó là Linear story structure.

Linear story structure

Thứ tự kể chuyện này phù hợp với khán giả nhỏ tuổi vù trật tự câu chuyện rõ ràng, dễ hiểu từ A đến B rồi mới đến C. Cách kể chuyện quen thuộc như vậy có lẽ bạn đã từng nghe qua, bắt đầu từ: Ngày xửa ngày xưa, ở một chỗ nọ, có một nhân vật A…nhân vật A đã gặp vô vàn trắc trở, khó khăn…Nhân vật A chiến đấu với những khó khăn đó…, và cuối cùng là nhân vật A sống hạnh phúc mãi mãi về sau. Một mô típ phim khá quen thuộc ví dụ như các bộ phim hoạt hình của hãng phim Disney.

Animated Storytelling 5
Các bộ phim hoạt hình của Disney là điển hình của Linear story structure

Non-linear story struture

Phong cách này ngược lại với Linear story structure, thường đảo lộn vị trí của mở-thân-kết để tạo sự tò mò hoặc đảo lộn toàn bộ thời gian của mạch phim để yêu cầu người xem phải tự chắp vá các mảnh ghép. Nếu hứng thú, bạn có thể xem qua một số bộ phim về đề tài này như: Memento, Triangle, Predestination.

Animated Storytelling 6
Các bộ phim sử dụng khái niệm du hành thời gian, đảo lộn thời gian

Cách kể chuyện này do không theo một trật tự nên dễ tạo bất ngờ. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận thì khán giả sẽ bị lạc trong câu chuyện của bạn. Video quảng cáo của hãng tàu cao tốc Eurostar mang tên “Lavie On Board” là một trong những kiểu kể chuyện như thế. Video được làm theo dạng Animation và không gian chính diễn ra câu chuyện là trên con tàu Eurostar. Mỗi toa tàu là sự xuất hiện của các nhân vật đến từ nhiều nền văn hoá khác nhau, điều này kết nối toàn bộ chuyến tàu trở nên thú vị và tràn đầy niềm vui. Hãy xem video “Lavie On Board” tại đây.

Animated Storytelling 7
Video quảng cáo  “Lavie On Board” của Eurostar

Xem thêm: Animation và Motion Graphics: Đâu là điểm khác biệt?

Kết luận

Trên đây là những gì bạn cần biết về Animated Storytelling, bạn hãy thử áp dụng phương pháp Animated Storytelling này cho nội dung câu chuyện tiếp theo và xem hiệu quả như thế nào nhé.

Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông