Bạn có bao giờ tự hỏi các phim hoạt hình được tạo nên như thế nào? Sử dụng kĩ thuật gì để tạo nên phim hoạt họa? Trong bài viết hôm nay, Gitiho sẽ giới thiệu cho bạn khái niệm Animation - nghệ thuật diễn hoạt hình ảnh đặc sắc nhé!
XEM NHANH BÀI VIẾT
Animation (hoạt họa) là phương pháp chụp ảnh liên tiếp của đối tượng tĩnh để tạo ra chuyển động theo một trình tự nối tiếp nhau. Nó đem lại SỰ SỐNG cho các vật vô tri vô giác, ví dụ như: tranh vẽ, nhân vật 3D, con rối, ảnh cắt thủ công hoặc hình Lego. Hay nói đơn giản hơn, Animation chính là HOẠT HÌNH.
Vì mắt con người chỉ có thể nhận diện ảnh trên 1/10 giây, nên khi hàng loạt bức ảnh xuất hiện liên tục theo thứ tự, não con người sẽ chuyển những hình ảnh này thành một chuyển động duy nhất. Nếu bạn vẫn cảm thấy khái niệm này khó hiểu, hãy thử nhớ tới những bộ phim hoạt hình của Disney hay Pixel, hoặc xem qua ảnh GIF về flipbook bên dưới nhé.
Xem thêm: Animation và Motion Graphics: Đâu là điểm khác biệt?
Animation có 5 thể loại khác nhau, và chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã từng trải nghiệm ít nhất một trong số những dạng hoạt họa dưới đây. Các thể loại đó bao gồm:
Hoạt hình truyền thống là dạng hoạt họa lâu đời nhất trong danh mục kể trên. Nó còn có tên khác là Hand-draw Animation. Lý do bởi mọi đối tượng đều được vẽ ra trên giấy trong suốt. Và để có thể tạo ra chuyển động liên tiếp cho đối tượng, các nhà sáng tạo phải vẽ từng khung hình, từng cử động nhỏ một. Trung bình 1 giây khung hình (1s chuyển động của nhân vật) sẽ cần 12-24 bức vẽ, vậy một bộ phim 60 phút sẽ tốn rất nhiều công sức và thời gian của các nhà sáng tạo.
Vì các hình hoạt họa này tồn tại trên mặt phẳng nên nó thuộc dạng hình 2D (tuy nhiên không phải tất cả 2D Animation là thể loại truyền thống cũ). Các bộ phim hoạt hình nổi tiếng thế giới như: The Lion King (Vui sử tử), Aladdin (Aladdin và cây đèn thần) và nhiều bộ phim lâu đời trước, đều được vẽ thủ công bằng tay.
Như đề cập ở trên, dạng Animation truyền thống cũng được coi là 2D, tuy nhiên đó là khi thời đại chưa phát triển. Hiện nay khi công nghệ phát triển, một dạng Animation 2D khác đã phát triển mạnh mẽ dựa trên thuật toán Vector. Thuật toán này giúp nhà sáng tạo có thể chỉnh sửa kích thước tùy ý nên chuyển động sẽ mượt màng hơn. Hoặc tiếp tục sử dụng mà không cần phải vẽ lại từ đầu.
Xem thêm: Sự khác biệt giữa Vector và Raster trong thiết kế đồ họa
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học hiện đại, việc thiết kế hoạt hình 3D trên máy tính trở nên rất phổ biến. Nhưng điều đó không có nghĩa làm hoạt hình sẽ nhẹ nhàng hơn so với vẽ thủ công. Dù bằng bút chì hay bằng bàn phím, phim hoạt hình 3D vẫn là một thử thách lớn và tiếp tục phát triển trong tương lai.
Với phim Animation 3D, các nhà thiết kế sử dụng phần mềm để tạo ra cơ thể nhân vật, di chuyển nhân vật theo từng khung hình và tính toán chuyển động cho từng khung hình đó. Như đã nói, dòng phim hoạt hình 3D vẫn tiếp tục trên đà phát triển. Hãy nhìn thử định dạng 3D của bộ phim hoạt hình nổi tiếng của hãng Disney là Toy Story 1 (năm 1995) và Toy Story 4 (2019) dưới đây, chắc chắn bạn sẽ hiểu lí do vì sao 3D Animation là xu hướng làm phim hoạt họa thịnh hành nhất hiện nay.
Motion Graphics là định dạng Animation cũng khá phổ biến, tuy nhiên không phải trong ngành phim ảnh mà chúng được sử dụng cho một số mục đích khác như:
Motion Graphics có thể thuộc cả hai định dạng 2D và 3D. Ngoài ra, nó cũng không tập trung vào nhân vật mà dùng để truyền tải thông tin nhiều hơn, vì vậy mà các yếu tố đồ họa như: Text, font chữ, đường nét, hình khối, là thành phần phù hợp đối với loại hình hoạt họa này.
Xem thêm: Motion Graphics - Xu hướng thiết kế đồ họa không nên bỏ qua
Stop Motion có nguyên lý giống như hoạt hình truyền thống, nhưng thay vì vẽ tranh, nó sử dụng đối tượng tĩnh vật cho khung hình. Những đối tượng này sẽ được tạo nên bởi đất sét, mô hình Lego, các hình cắt giấy và nhiều hơn nữa. Các nhà làm phim sẽ phải chỉnh động tác cho đối tượng thủ công, chụp ảnh động tác và tiếp tục chỉnh. Điều này cũng tiêu tốn thời gian và công sức không kém so với vẽ tranh. Stop Motion chắc chắn có lịch sử lâu đời hơn dạng Animation khác, đặc biệt nếu so với dạng hoạt họa 3D hiện nay.
Vì có khá nhiều danh mục cho Animation, vì vậy mỗi dạng hoạt họa sẽ có những phần mềm thích hợp khác nhau. Hãy cùng điểm qua các công cụ phổ biến nhất cho từng dạng Animation.
Đây là công cụ tiêu chuẩn, phù hợp cho việc thiết kế Animation trên máy tính. Nếu bạn muốn trở thành nhà sáng tạo Animation chuyên nghiệp, đây là công cụ bạn nên tập trung vào. Với nhiều tính năng như thiết kế Animation - hoạt hình, Motion Graphics,...
Blender là công cụ xử lí định dạng 3D hoàn toàn miễn phí. Blender cung cấp các tính năng như khởi tạo mô hình, hoạt họa, chỉnh sửa video cùng một lúc. Bên cạnh đó, Blender còn có khả năng tương tác đa nền tảng, khả năng mở rộng và quy trình làm việc được tích hợp chặt chẽ.
Cinema 4D là phần mềm tuyệt vời dành cho các nhà thiết kế Motion Graphics. Nó là công cụ xử lí chương trình 3D, phù hợp với các tín đồ After Effects. Không chỉ vậy, bạn có thể chỉnh sửa sản phẩm luân phiên giữa Cinema 4D và After Effects mà không cần phải render. Đây chắc chắn là công cụ thích hợp để sản xuất phim 3D, dù có nền tảng xử lí cho Motion Graphics nhưng vẫn có thể linh hoạt để tạo Animation.
After Effect có thể xử lí hình ảnh 2D/3D, tạo ra các hiệu ứng kĩ xảo đẹp mắt và chắc chắn có thể thiết kế Animation cho nhân vật. Đây chính là công cụ thích hợp cho những người đã quen với phần mềm Adobe nói chung.
Gắn liền với tên của nó, Animate CC là phần mềm rất nổi tiếng trong lĩnh vực thiết kế 2D Animation. Kể từ khi internet phổ biến trên khắp thế giới, phần mềm Animate CC đã được sử dụng để thiết kế phim hoạt họa.
Tiệp tục là một phần mềm nữa đến từ "đại gia đình" Adobe, Character Animator (Ch) giúp bạn tạo ra nhân vật hoạt hình với tốc độ nhanh hơn bởi có được sự trợ giúp từ những người anh em cùng nhà như Photoshop (Ps), Illustrator (AI),...Bạn thiết kế nhân vật từ hai phần mềm AI và Ps và sau đó xuất vào Ch để xử lí. Đặc biệt, Character Animator còn có nhiều tính năng thú vị. Một trong số các tính năng nổi bật đó là phần mềm sử dụng webcam và microphone để bắt chuyển động của bạn, từ đó áp dụng trực tiếp vào nhân vật hoạt hình.
Dragonframe là công cụ tiêu chuẩn cho lĩnh vực hoạt họa Stop-Motion và đã được sử dụng trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng như "Shaun the Sheep". Nếu bạn đang có kế hoạch tạo ra một video Stop-Motion trong tương lai, Dragonframe chính là phần mềm vô cùng thích hợp. Đây là công cụ rất toàn diện bởi nó có thể sử dụng với nhiều thiết bị đính kèm như thiết bị điều khiển máy ảnh, điều chỉnh sáng và kéo lấy nét.
Stop Motion Studio là phần mềm dành cho mọi thiết bị, có thể sử dụng trên điện thoại, máy tính bảng, PC, để tạo ra video Stop-motion. Đây là công cụ khá đơn giản và dễ sử dụng, phù hợp cho đối tượng mới bắt đầu tìm hiểu về dạng Animation này.
Xem thêm: Quy trình tạo nên video Animation/Motion Graphics hiệu quả
Qua bài viết, có lẽ bạn đã hiểu qua Animation cũng như các thể loại hoạt họa khác nhau. Nếu bạn thấy hứng thú với phong cách thiết kế đồ họa này nhưng lại chưa biết nên bắt đầu từ đâu, hãy cùng Gitiho tham gia ngay khóa học Kỹ xảo Animation trên After Effects và tạo ra sản phẩm kì ảo của riêng mình nhé.
Nếu như có bất kỳ câu hỏi nào về bài học, bạn chỉ cần bình luận, và giảng viên sẽ giải đáp cho bạn chỉ trong vòng 24 giờ. Vậy thì bạn còn chần chừ gì mà không đăng ký ngay nào!