Đối với những cán bộ, công chức nhận nhiệm vụ đi công tác sẽ được hỗ trợ một khoản tiền gọi là công tác phí. Vậy, công tác phí là gì? Định mức công tác phí như thế nào? Và đâu là những đối tượng sẽ được chi trả công tác phí? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn cách lập bảng tính công tác phí trong Excel chi tiết nhất
Công tác phí là gì?
Khái niệm công tác phí
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 3, Thông tư 40/2017/TT-BTC, công tác phí được định nghĩa như sau: Công tác phí là khoản chi phí chi trả cho người đi công tác trong nước, bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ ngơi ở nơi đến công tác, cước hành lý và tài liệu mang theo để làm việc (nếu có)
Đối tượng được hưởng chế độ công tác phí
Theo quy định, các đối tượng được hưởng chế độ công tác phí là:
- Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật, làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi tham gia hoạt động của Hội đồng nhân dân
Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân với thù lao từ dự án ngoài và đào tạo nhân viên mới
Điều kiện để được hưởng chế độ công tác phí
- Thuộc một trong những đối tượng được hưởng chế độ công tác phí
- Được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác hoặc được mời tham gia đoàn công tác
- Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao
- Có đầy đủ các giấy tờ. hóa đơn, chứng từ để thanh toán công tác phí:
- Giấy đi đường của người đi công tác (có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đến công tác hoặc khách sạn, nhà khách nơi cư trú)
- Kế hoạch công tác đã được thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt
- Hóa đơn, chứng từ mua vé hợp pháp theo quy định của pháp luật khi đi công tác bằng cách phương tiện giao thông hoặc giấy biên nhân của chủ phương tiện (đối với vé máy bay cần có cả cuống vé/vé điện từ và thẻ lên máy bay hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị cử đi công tác trong trường hợp mất thẻ lên máy bay )
- Bảng kê độ dài quãng đường đi công tác trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt thanh toán
- Hóa đơn, chứng từ thuê phòng nghỉ hợp pháp theo quy định của pháp luật
Chế độ công tác phí cho người đi công tác
Công tác phí cho chi phí đi lại
- Công tác phí cho chi phí đi lại được thanh toán theo hóa đơn thực tế
- Chi phí đi lại chiều đi và chiều về từ nhà hoặc cơ quan đến sân bay, ga tàu...
- Chi phí đi lại tại địa phương nơi đến công tác
- Cước tài liệu, thiết bị, dụng cụ, đạo cụ phục vụ trực tiếp cho chuyến đi công tác
- Cước hành lý của người đi công tác bằng phương tiện máy bay
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vụ căn cứ vào quy chế chỉ tiêu nội bộ của đơn vị, tính chất công việc và phạm vi nguồn kinh phí để phê duyệt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi công tác bằng phương tiện gì để tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Quy định tiêu chuẩn mua vé máy bay đối với công tác trong nước
- Hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class) dành cho đối tượng: Cán bộ lãnh đạo hưởng bảng lương chức vụ lãnh đạo, hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH hoặc Nghị định số 204/2004/NĐ-CP
- Hạng ghế thường: Dành cho các đối tượng còn lại
- Mức thanh toán: Theo giá ghi trên vé, hóa đơn, chứng từ mua vé hợp pháp theo quy định của pháp luật hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện.
Xem thêm: Các khoản thu nhập KHÔNG chịu thuế thu nhập cá nhân
Công tác phí sử dụng ô tô khi đi công tác, khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác
- Đối với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn sử dụng ô tô khi đi công tác theo quy định của Thủ tướng chính phủ tự nguyện đăng ký thực hiện khoán kinh phí sử dụng ô tô khi đi công tác: Mức thanh toán công tác phí khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác được thực hiện theo quy định tại Thông tư 159/2015/TT-BTC
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác: nếu đi công tác xa, cách trụ sở cơ quan từ 10km trở lên (với các xã thuộc địa bàn kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn) và từ 15km trở lên (với các xã còn lại) mà tự đi lại bằng phương tiện cá nhân thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác
Công tác phí cho lưu trú
Mức phụ cấp lưu trú
Mức phụ cấp lưu trú cho người đi công tác là 200,000 đồng/ngày (200 nghìn đồng 1 ngày)
Tiền thuê phòng nghỉ ngơi khi đi công tác theo mức khoán
- Đối với lãnh đạo cấp Bộ trưởng, thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên: mức khoán là 1,000,000 đồng/người/ngày (1 triệu đồng 1 người 1 ngày), không phân biệt nơi công tác
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn lại:
- Nếu đi công tác tại quận, thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh: Mức khoán 450,000 đồng/ngày/người
- Nếu đi công tác tại huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh: Mức khoán 350,000 đồng/người/ngày
- Nếu đi công tác tại các vùng còn lại: Mức khoán 300,000 đồng/ngày/người
Tổng kết
Công tác phí là là quyền lợi mà cán bộ, công chức, người lao động nhận được khi nhận nhiệm vụ đi công tác. Vì vậy, cần biết rõ về các chế độ và điều kiện của công tác phí để thực hiện đúng và không bị ảnh hưởng tới quyền lợi. Đừng quên chờ đón phần 2 của bài viết để biết thêm về các chế độ công tác phí cũng như những câu hỏi thường gặp về công tác phí nhé!
Chúc bạn học tốt!