Cùng tìm hiểu về điều kiện loại C và D trong Incoterm 2010

Nội dung được viết bởi Lực td

Ở bài viết trước, Gitiho.com đã cùng các bạn tìm hiểu chung về Incoterm và điều kiện loại E F của Incoterm 2010.  Trong bài viết này, Gitiho.com sẽ tiếp tục giới thiệu cho bạn đọc về hai điều kiện cuối cùng của IncotermC D. Nếu như điều kiện EF là nhóm trách nhiệm của người bán là thấp nhất và người mua là cao nhất, cũng như cước vận tải trả sau thì với điều kiện C, D - mọi hoạt động sẽ làm ngược lại.

Điều kiện loại C

Đối với điều kiện loại C thì sẽ có 4 điều kiện nhỏ khác nhau gồm: CIP, CFR CPT. Nhưng quan trọng nhất là điều kiện loại CIP

Trong trường hợp này chúng ta sẽ lấy cảng đích - POD làm mốc. Từ cảng POD làm mốc, chúng ta hất sang bên trái, nghĩa là Shipper sẽ làm hàng và giao đến cảng đích. Vì vậy Shipper sẽ làm nhiều hơn CNEE một việc là việc vận chuyển đường biển. Ở đầu cảng bên kia, CNEE sẽ phải lo Local Charge, thủ tục hải quan và Trucking về kho của mình. Tóm lại, điều kiện loại C thì Shipper nhận trách nhiệm vận chuyển và giao hàng tại cảng đích, bởi vậy mà Shipper sẽ phải trả trước (Prepaid) cước biển.

Một số lưu ý về điều kiện CIF và CIP

- CIF (Chỉ áp dụng đường biển) - (Cost, Insurance, Freight) tức: Bảo hiểm - Tiền Hàng - Cước Phí

- CIP (Áp dụng đa phương thức) - (Carriage and Insurance Paid) tức: Cưới phí bảo hiểm trả tới

=> Cả CIFCIP thì Shipper đều phải mua bảo hiểm và không phải trả phí Local Charge tại POD

Giá cả của CIF sẽ được tính như sau: CIF = FOB + O/F + I (Tức CIF = FOB + Phí cước biển + Bảo hiểm) 


Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Trường hợp của điều kiện CFR và CPT

Như chúng ta đã thấy, điều kiện loại C nghĩa là Shipper sẽ chịu phí bảo hiểm, thế nhưng nếu như Shipper không trả phí bảo hiểm thì sao?

Trong trường hợp này, chúng ta sẽ có thêm 2 điều kiện là CFR và CPT 

- CFR (Chỉ áp dụng đường biển)  (Cost and Freight - CNF) tức: Tiền hàng cước phí

Cách tính CFR sẽ như sau: CIF - I = C&F = CNF = CFR

- CPT (Tương tự CFR nhưng áp dụng cho đa phương thức) (Carriage Paid To) : Cước phí trả tới

=> Ngoài việc không phải trả bảo hiểm thì cả CIFCPT thì Shipper không phải trả Local Charge tại cảng POD.

*Lưu ý: Địa điểm chuyển giao rủi ro sẽ khác địa điểm giao hàng đối với điều kiện CIFCIP. Địa điểm giao hàng rủi ro của CFRCPT sẽ là cảng đi, khi mà hàng đã nằm ngay ngắn trên tàu

Như bạn có thể thấy, việc này sẽ rất thuận tiện cho Shipper khi mà thu được tiền hàng lớn tại cảng đích, mà địa điểm giao hàng rủi ro chỉ tại điểm cho hàng lên tàu (FOB). Vậy thì tình huống hàng có bị rơi xuống biển thì CNEE sẽ chịu tránh nhiệm bởi địa điểm rủi ro sẽ về phía CNEE.


Đọc thêm: Phân biệt trường hợp được giảm thuế xuất nhập khẩuCùng tìm hiểu về điều kiện loại C và D trong Incoterm 2010

Điều kiện loại D

Đối với điều kiện loại D, chúng ta cần chú ý 2 điều kiện sau: DAP và DDP

- DAT (Delivery At Terminal) (Áp dụng đa phương thức): Giao hàng tại bến (Lúc này hàng đã vượt qua cảng đến và đã đến CY, tới đây CNEE sẽ tránh được Local Charge tại POD mà sẽ để Shipper trả)

- DAP(Delivery At Place) (Áp dụng đa phương thức): Giao hàng tại một nơi nào đó được chỉ định bởi CNEE (Shipper làm Trucking, không phải dỡ hàng, không làm hải quan, không đóng thuế) 

Nghĩa là tất cả những thủ tục từ mốc DAP như hình ảnh dưới đây thì Shipper sẽ phải làm: Trucking đến POL, làm thủ tục hải quan xuất khẩu, Local Charge, trả O/F và đưa đến cảng chỉ định. CNEE sẽ phải đóng thuế và làm hải quan nhập khẩu

Cuối cùng là hải quan bên đất của ai thì người đấy sẽ làm

Cùng tìm hiểu về điều kiện loại C và D trong Incoterm 2010

- DDP (Delivery Duty Paid) (Áp dụng vận tải đa phương tiện):  Giao hàng đã thông quan nhập khẩu và giao hàng tận kho cho CNEE (Shipper làm hải quan nhập khẩu, đóng thuế nhập khẩu, trucking)

* Lưu ý: Với điều kiện DDP thì Shipper phải làm hải quan cả hai đầu 


Đọc thêm:  Hướng dẫn cách tính thuế xuất nhập khẩu ?

Những lưu ý về điều kiện EXW, FOB, CIF và DDP

- EXW: Giao hàng tại kho của Shipper (giá rẻ nhất)

- DDP: Giao hàng tại kho của CNEE (giá đắt nhất)

- FOB: Giao hàng tại cảng đi và hàng phải được đặt trên tàu

- CIF: Giao hàng tại cảng đến

Qua bài viết này, Gitiho.com mong rằng bạn đọc đã nắm được những khác biệt của điều kiện C,D với điều kiện E, F cũng như các lưu ý riêng về từng điều kiện khác nhau. 

Đọc thêm

Đọc thêm

Quy trình lô hàng Container trong xuất nhập khẩu

10 cách tối ưu vận tải LTL mà mọi doanh nghiệp cần biết

Phân biệt trường hợp được giảm thuế xuất nhập khẩu

Tổng hợp các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu

Hướng dẫn về các trường hợp nào được hoàn thuế xuất nhập khẩu?

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông