Đình công là gì? Đặc điểm và các dấu hiệu về đình công

Nội dung được viết bởi Lực td

Đình công là hiện tượng xảy ra khi người lao động cảm thấy bất bình với điều kiện lao động, chế độ tiền lương,…Vậy định nghĩa thực sự của đình công là gì và dấu hiệu của hiện tượng này như thế nào? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

HRG04 - Khoá học pháp luật lao động

Đình công là gì?

Theo Điều 198, Bộ luật lao động Việt Nam 2019 đã quy định rõ, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.

Đặc điểm của đình công

đình công

Đình công được dùng để đạt được những lợi ích nhất định

Bản chất của đình công là đòi hỏi lợi ích hợp pháp cho người lao động từ người sử dụng lao động. Vì vậy, tập thể người lao động chỉ được phép đình công khi xảy ra các tranh chấp ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi. Hành động đình công là biện pháp sử dụng để thực hiện đúng nghĩa vụ và thỏa mãn được quyền lợi của người lao động.

Đình công đồng nghĩa ngưng việc tạm thời

Đình công sẽ chỉ xảy ra khi quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng, nếu quyền lợi đó được đáp ứng thì người lao động sẽ lại làm việc bình thường. Bên cạnh đó, đình công không làm mất đi mối quan hệ lao động và được diễn ra với quy mô lớn. Vì lí do đó mà đình công chỉ mang tính chất tạm thời.

Đình công mang tính tổ chức, tự nguyện

Đình công luôn được thực hiện bởi tập thể người lao động, được sự tổ chức và lãnh đạo của Ban Chấp hành công đoàn. Ngoài ra, việc thực hiện tham gia đình công mang tính tự nguyện của cá nhân người lao động nói riêng và tập thể người lao động nói chung. Người lao động sẽ không bị bắt buộc, cưỡng ép phải tham gia đình công.

Xem thêm: Quy định về đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài 2022

Dấu hiệu của đình công

Ngừng làm việc tạm thời 

Đây có lẽ là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất khi nói về việc đình công. Sự ngừng việc chính là phản ứng của tập thể người lao động đối với người sử dụng lao động bằng cách là không làm việc, không xin phép người sử dụng lao động khi ngừng việc. Tuy nhiên, người lao động sẽ không bị xử lý kỉ luật vì đây là quyền của họ nếu là cuộc đình công hợp pháp.

Như đã nói ở phần đặc điểm phía trên, sự ngừng làm việc này chỉ là tạm thời cho tới khi người lao động đạt được quyền lợi của mình, sau đó sẽ quay lại làm việc bình thường. Trong thời gian đình công thì mối quan hệ lao động vẫn không thay đổi.

Lưu ý: Các trường hợp nghỉ việc lẻ tẻ, không làm việc hết năng suất, không chấp hành thời gian làm việc,...thì không được coi là đình công mà người lao động sẽ bị xử lý kỉ luật.

Tính tự nguyện

Như đã đề cập ở phần đặc điểm phía trên, đình công phải thể hiện sự tự nguyện của người lao động. Đình công phải xuất phát từ ý chí tự do của cá nhân người lao động hoặc tập thể người lao động có nhu cầu và mong muốn ngừng làm việc, tham gia đình công mà không bị bất kì ai bắt buộc hoặc cưỡng ép.

Tính tập thể

Đình công là quyền của người lao động tuy nhiên phải xảy ra ở quy mô tập thể, số đông. Tính tập thể của đình công thể hiện qua yếu tố về định lượng và định tính.

  • Định lượng: Ở đây chính là về số lượng người lao động tham gia đình công, con số phải có quy mô lớn như cả một đơn vị, tổ chức hoặc một bộ phận lớn trong đơn vị, tổ chức đó.
  • Định tính: sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ về mặt ý chí, hành động của tập thể người lao động tham gia ngừng việc. 

Tính tập thể là yếu tố cần thiết đảm bảo cho sự thắng lợi, hợp pháp của một cuộc đình công.

Tính tổ chức

Khi tổ chức hoặc tiến hành một cuộc đình công đều cần có sự lãnh đạo, tổ chức của một người hoặc một số người có sự chấp thuận, phối hợp thực hiện của những người khác trong phạm vi đình công.

Tổ chức đại diện người lao động ( được gọi là bên tranh chấp lao động tập thể) có quyền thương lượng và tiến hành các vấn đề liên quan tới đình công. Đây cũng là điều kiện cần có để xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

Xem thêm: Quy định về đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài 2022

Các trường hợp đình công bất hợp pháp

Theo Điều 204, Bộ luật lao động năm 2019 đã chỉ rõ các trường hợp sau sẽ được coi là đình công bất hợp pháp:

  • Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo cuộc đình công.
  • Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019.
  • Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
  • Tiến hành đình công ở những nơi đe dọa tới quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe con người.
  • Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công theo của cơ quan có thẩm quyền.

Tổng kết 

Tóm lại, đình công là phản ứng của tập thể người lao động đối với người sử dụng lao động bằng cách ngừng làm việc nhằm thỏa mãn quyền lợi, lợi ích của người lao động. Việc đình công phải diễn ra ở quy mô tập thể và hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện của cá nhân và tập thể người lao động. Tuy nhiên, trước khi thực hiện việc đình công, người lao động cần tìm hiểu kĩ quy định và nội quy để không bị vi phạm kỉ luật hoặc thực hiện một cách bất hợp pháp. Mong rằng bài viết trên cung cấp những thông tin hữu ích cho công việc và học tập của bạn!

Chúc bạn học tốt!

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông