10 phương pháp giới thiệu nhân viên mới hay nhất

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Trong một cuộc khảo sát với 1000 nhân viên Hoa Kỳ do BambooHR thực hiện thấy rằng 68% trong số nhân viên đã rời bỏ công việc trong vòng 3 tháng đầu tiên sau khi được tuyển dụng; 32% còn lại nghỉ việc trong vòng 6 tháng. 

Vì vậy có thể thấy rằng 3 tháng đầu tiên khi làm việc tại công ty mới là rất quan trọng để giữ chân nhân viên mới và khiến họ gắn bó lâu dài với tổ chức. 

Vậy có những phương pháp giới thiệu nhân viên mới nào, cùng Gitiho tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

10 phương pháp giới thiệu nhân viên mới Hr nào cũng cần biết

Ấn tượng đầu bao giờ cũng quan trọng, ấn tượng về nơi làm việc tốt sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy có hứng thú và động lực để cống hiến cũng như gắn bó lâu dài. 

Một chương trình giới thiệu tuyệt vời được xây dựng phù hợp sẽ tăng khả năng giữ chân nhân viên. 

Những nhân viên gắn kết họ sẽ nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp và sẵn sàng nỗ lực để đóng góp vào sự thành công đó.

Theo một số thống kê cho biết:

Các công ty có mức độ gắn kết của nhân viên cao sẽ có lợi nhuận cao hơn 21%

Những nhân viên không không gắn kết khiến các tổ chức tại Mỹ tiêu tốn khoảng 450 - 550 tỷ USD mỗi năm do phải liên tục tuyển dụng nhân viên mới. 

Thực hiện điều này là rất cần thiết, vậy có những cách nào để giới thiệu nhân viên mới thành công, xem ngay dưới đây nhé!

1. Có sự chuẩn bị trước khi nhân viên mới đi làm

Ngày đầu tiên đi làm tại một nơi mới thường gây ra cảm giác choáng ngợp đối với nhân viên mới. Bởi họ phải tiếp nhận quá nhiều thông tin từ tên của đồng nghiệp, văn hóa công ty, công việc mới… 

Vì vậy để giảm bớt áp lực, bạn có thể bắt đầu việc giới thiệu công việc ít nhất 1 tuần thông qua việc gửi các khóa học để họ hoàn thành tại nhà. 

Dưới đây là một số module đào tạo mà bạn nên cung cấp cho nhân sự mới:

Khóa học định hướng cho nhân sự mới, trong khóa học này sẽ bao gồm các nội dung như giới thiệu về công ty, các giá trị cốt lõi, quy chế lao động, quy tắc ứng xử, các phần mềm sử dụng trong quá trình làm việc, quy trình làm việc, khung năng lực… 

Hành trình công ty xây dựng thương hiệu

Cách áp dụng OKRs tại công ty như thế nào?

Chương trình đào tạo cho nhân sự mới tại Công ty giáo dục Gitiho
Chương trình đào tạo cho nhân sự mới tại Công ty giáo dục Gitiho

Bên cạnh đó bạn có thể cung cấp cho nhân viên mới các thông tin về công ty như website, Fanpage nội bộ, tài khoản Tiktok… để nhân viên nắm được văn hóa của công ty - nơi mà mình sẽ gắn bó trong tương lai.

Xem thêm: Mẫu thư chào mừng nhân viên mới: Những nội dung chính không nên bỏ qua

2. Kết nối nhân viên với những người đồng nghiệp khác

Bill Watterson đã nói rằng: “Mọi thứ không bao giờ đáng sợ khi bạn có một người bạn thân”. Khi nói đến những ngày đầu tiên đầy lạ lẫm và căng thẳng, có một người bạn sẽ giúp nhân viên mới hòa nhập nhanh hơn. 

Một chương trình giới thiệu thử nghiệm của Microsoft đã báo cáo trên Harvard Business Review cho thấy 56% nhân viên mới được chỉ định một người bạn đồng hành làm việc hiệu quả hơn nhờ có sự kết nối.

Qua đó, Microsoft nhận thấy rằng việc nhân viên mới có bạn đồng hành đã làm tăng sự hài lòng đối với quy trình tiếp nhận nhân viên so với những nhân viên không có bạn đồng hành. Hay nói một cách khác: việc có bạn đồng hành trong những ngày đầu tiên nhận việc giúp nhân sự mới tự tin hơn, mở lòng hơn và làm việc hiệu suất hơn

Việc chỉ định một người bạn đồng hành sẽ cung cấp cho nhân viên mới của bạn một không gian an toàn, nơi mà họ có thể đặt câu hỏi trong quá trình tìm hiểu về quy trình làm việc và văn hóa tổ chức. 

Kết nối nhân viên mới với những người đồng nghiệp khác
Kết nối nhân viên mới với những người đồng nghiệp khác

3. Giới thiệu nhân viên đến các nhóm

Trước khi một nhân viên mới bắt đầu làm việc tại tổ chức của bạn, hãy giới thiệu nhân viên đó với các phòng ban khác trong công ty. Bạn có thể gửi email, giới thiệu trong nhóm chung hoặc quản lý dẫn họ đi từng phòng ban để giới thiệu và làm quen. Hãy cho các nhóm, phòng ban biết một số thông tin cơ bản về nhân viên mới nhưng quan trọng nhất là nêu rõ vai trò của họ.

Giới thiệu nhân viên mới trong group chung là một trong những cách chào đón nhân viên mới
Giới thiệu nhân viên mới trong group chung là một trong những cách chào đón nhân viên mới

4. Giới thiệu văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên mới

Việc giới thiệu văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên mới là một yếu tố quan trọng trong quá trình hòa nhập và thích nghi. Nhưng điều này không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt giá trị, mục tiêu và phong cách làm việc của tổ chức. Nó còn tạo ra một tầm nhìn sâu hơn về cách tổ chức hoạt động, cách thực hiện công việc và cách mọi người tương tác với nhau. 

Tuy nhiên, để phương pháp này thực sự hiệu quả, cần phải đảm bảo rằng thông tin về văn hóa doanh nghiệp được truyền tải một cách chân thực và thực tế. Nếu việc giới thiệu văn hóa chỉ là lý thuyết mà không thể thấy rõ trong hành động và tương tác hàng ngày của các thành viên, nhân viên mới có thể thấy không thực sự kết nối với môi trường làm việc.

5. Thiết lập không gian làm việc cho nhân viên mới trước khi họ đến

Không gian làm việc rất quan trọng đối với một nhân viên mới, hãy hỏi họ về sở thích sử dụng thiết bị làm việc như thích dùng chuột không dây hay chuột có dây, thích dùng máy tính để bàn hay laptop cá nhân… 

Ngoài ra, bạn cũng nên dọn dẹp và bố trí bàn làm việc mới cho nhân viên mới thật gọn gàng và ngăn nắp, đồng thời cung cấp tất cả mật khẩu và thông tin đăng nhập cần thiết để họ làm việc mà không gặp trở ngại về công nghệ. 

Thiết lập không gian làm việc cho nhân viên mới trước khi họ đến
Thiết lập không gian làm việc cho nhân viên mới trước khi họ đến

6. Yêu cầu nhân viên mới nhận phản hồi

Một trong những yếu tố quan trọng của việc tiếp nhận nhân viên mới có vẻ rất đơn giản nhưng thường bị số đông bỏ qua: yêu cầu phản hồi. Những nhân viên được tuyển dụng là cơ sở chính xác nhất để thực hiện việc đo lường, điều chỉnh và cải thiện quy trình tiếp nhận. Hãy lên nội dung cho một cuộc khảo sát và gửi nó đến email của nhân viên để thu thập ý kiến đóng góp từ họ. 

7. Tránh để nhân viên mới bị quá tải thông tin

Nhân viên mới sẽ cần tiếp thu rất nhiều thông tin trong vài ngày đầu tiên, nhưng không nhất thiết phải học tất cả nội dung cùng một lúc để tránh làm họ choáng ngợp và quá tải thông tin. Các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều thông tin cùng một lúc sẽ dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và thiếu tập trung. 

8. Tặng quà chào mừng

Mặc dù tặng quà chào mừng là điều không bắt buộc nhưng đây là cách thể hiện sự quan tâm, tình cảm và chân thành của công ty với nhân sự đã quyết định đồng hành cùng tổ chức. 

Sự chân thành và tình cảm thông qua việc tặng quà chào mừng giúp nhân viên mới cảm nhận sự đáng giá và quý trọng. Điều này tạo ra một tinh thần tích cực và sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng làm việc và tinh thần hòa nhập của họ. 

Quà chào mừng nhân viên mới tại Gitiho
Quà chào mừng nhân viên mới tại Gitiho

9. Giới thiệu công việc dần dần

Không ai mong muốn những ngày đầu đi làm phải tiếp nhận một lượng lớn công việc. Để giữ cho nhân viên không bị choáng ngợp với công việc mới, hãy giao từng việc một và giúp họ làm quen dần dần. Sau đó, khi họ đã vào luồng và hiểu về quy trình làm việc, bạn có thể tăng dần sự phức tạp và số lượng công việc mà họ phải xử lý. Điều này giúp họ tự tin và chuẩn bị tốt hơn cho những thách thức trong tương lai. 

10. Mời nhân viên mới bữa trưa trong ngày đầu tiên

Để giúp nhân viên mới bắt đầu làm quen, giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp xung quanh, hãy đảm bảo rằng họ không phải ăn trưa một mình vào ngày đầu tiên. Quản lý có thể  lên kế hoạch cho một bữa trưa có những người trong nhóm và giúp nhân viên mới làm quen hay tạo ra những chủ đề nói chuyện để tất cả mọi người cùng tham gia. 

5 sai lầm khi thực hiện giới thiệu nhân viên mới

Ngoài việc thực hiện tốt các phương pháp giới thiệu nhân viên mới ở trên, bạn cũng nên tránh những sai lầm dưới đây (90% bộ phận nhân sự, quản lý đều mắc phải).

1. Thiếu sự chuẩn bị

Ngày đầu tiên đi làm của nhân viên đặc biệt quan trọng để nhân viên mới cảm thấy an tâm và cảm nhận được sự quan tâm từ đồng nghiệp, công ty. Nếu bộ phận HR chuẩn bị không tốt như không giới thiệu họ một cách chỉn chu, không sắp xếp bàn làm việc cho họ, không kết nối họ với mọi người… thì chắc chắn nhân viên mới sẽ có những suy nghĩ không tốt về công ty. 

2. Không giới thiệu nhân viên mới đến các nhóm

Việc không giới thiệu nhân viên mới đến các nhóm trong toàn bộ công ty là một sai lầm đáng chú ý. Điều này dẫn đến việc nhân viên mới không được biết đến và gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào môi trường làm việc.

Không chỉ có vấn đề về việc không biết tên, bộ phận làm việc, hay thông tin cá nhân cơ bản, mà còn ảnh hưởng đến cách mà nhân viên mới được chào đón và hỗ trợ. Điều này khiến cho họ cảm thấy cô đơn và mất tự tin trong việc tiếp cận và giao tiếp với những người xung quanh. Họ sẽ khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ và tìm hiểu về cách làm việc của từng bộ phận hoặc nhóm.

3. Nhân viên phải điền quá nhiều giấy tờ

Một trong những yêu cầu tốn thời gian nhất là điền vào các mẫu hành chính không cần thiết và gây ra tốn thời gian cho nhân sự mới. Vì vậy, bộ phận hành chính nhân sự nên tối ưu các giấy tờ và chỉ yêu cầu thực hiện các giấy tờ cần thiết. 

4. Tạo áp lực công việc trong những ngày đầu tiên

Phần lớn, nhân viên mới thường lo lắng nếu như quản lý tạo áp lực công việc cho họ trong những ngày đầu tiên đi làm. Tức là đặt ra cho họ một kỳ vọng vượt quá năng lực hiện tại của họ. Thậm chí, họ có thể suy nghĩ sẽ nghỉ việc nếu như họ thấy mình không thể hoàn thành công việc. 

Không nên tạo áp lực công việc trong những ngày đầu nhân sự mới đi làm
Không nên tạo áp lực công việc trong những ngày đầu nhân sự mới đi làm

5. Nói quá nhiều về nhân viên trước đó

Nhân viên mới sẽ có thiện cảm không tốt với quản lý nếu họ cứ liên tục nói về nhân sự trước đó (tức là người mà nhân viên mới thay thế). Ví dụ như “Bạn A là người rất giỏi nhưng vì một vài lý do bạn ấy không gắn bó với công ty nữa, em có thể tham khảo cách viết của bạn ấy, bạn ấy viết rất tốt” hay “Cách em tư vấn khiến khách hàng không hài lòng, em có thể xem cách tư vấn của B, bạn ấy đã làm rất xuất sắc”... Thực sự đối với một nhân viên mới mà nói thì cách làm việc của công ty, khách hàng còn chưa thật sự hiểu hết và nắm rõ mà quản lý thì suốt ngày nói rằng phải làm như người này, người kia thì chắc chắn sẽ khiến nhân viên mới cảm thấy khó chịu. 

Thay vào đó, quản lý nên tinh tế hướng dẫn nhân viên mới và không nên áp đặt cách làm lên họ bởi chính bản thân quản lý cũng chưa thật sự hiểu hết năng lực của nhân viên. Hãy đưa ra những lời khuyên một cách từ tốn và không nên nói rằng phải làm theo cách làm của nhân viên cũ hay bất kỳ một ai. 

Thực hiện các phương pháp giới thiệu nhân viên mới đảm bảo giảm bớt căng thẳng và lo lắng trong quá trình “chân ướt chân ráo” bước vào một môi trường đầy lạ lẫm của nhân sự mới. Khi họ thấy được sự chân thành của tổ chức khi chào đón họ, họ sẽ dễ dàng kết nối với đồng nghiệp hơn và dễ mở lòng hơn. Những trải nghiệm tích cực trong ngày đi làm đầu tiên sẽ là động lực để họ gắn bó và đóng góp vào sự thành công của tổ chức.  

5/5 - (4 bình chọn)

5/5 - (4 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông