Bạn muốn so sánh 2 cột trong Excel để tìm các giá trị trùng nhau nhưng chưa biết dùng cách nào? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu 2 cách để so sánh giá trị của 2 cột trong Excel nhé.
Với các bạn thường xuyên phải làm việc ứng dụng tin học văn phòng Excel thì thao tác so sánh giá trị giữa 2 cột là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp các bạn tìm ra được các giá trị khác nhau hoặc lọc giá trị trùng nhau để xóa bớt. Chúng ta có thể thực hiện việc so sánh này bằng các hàm trong Excel qua những thao tác đơn giản. Các bạn đọc hướng dẫn chi tiết ngay dưới đây nhé:
Ban đầu chúng mình có một bảng dữ liệu như sau:
Hàm COUNTIF trong Excel là một hàm nâng cao lên từ hàm COUNT. Hàm này được sử dụng để thực hiện thao tác đếm theo điều kiện. Nếu có giá trị thỏa mãn điều kiện thì nó sẽ được đếm, nếu giá trị không thỏa mãn thì sẽ không được đếm. Chúng ta áp dụng hàm này để so sánh 2 cột trong Excel theo các bước sau:
Bước 1: Bôi đen vùng chứa dữ liệu ở cột Tuần 1, bỏ qua phần tiêu đề. Sau đó bấm vào ô Name Box ở góc bên trái thanh công thức rồi điền một cái tên cho vùng này. Chú ý là phần tên ở đây cần được viết liền, không dấu. Ở đây chúng mình sẽ nhập là “nhaphangt1” rồi bấm Enter.
Làm tương tự với vùng chứa dữ liệu ở cuột Tuần 2 nhưng dùng tên khác để phân biệt với nhau. Kết quả sau khi chúng ta đặt tên sẽ như sau:
Bước 2: Tại phần cột trống giữa 2 cột này thì các bạn nhập công thức như sau:
=COUNTIF(nhaphangt2,B4)
Trong đó B4 là ô đầu tiên chứa dữ liệu của cột Tuần 1.
Sau đó copy công thức xuống các dòng còn lại để được kết quả như sau nhé:
Bước 3: Nhấp chuột vào mũi tên chỉ xuống ở Namebox rồi chọn vào nhaphangt1.
Sau đó vào thẻ Home => chọn định dạng có điều kiện (Conditional Formatting) => chọn mục New Rule:
Bước 4: Trong hộp thoại New Formatting Rule, các bạn bấm vào mục Use a formula to determine which cells to format.
Tại mục Format values where thi formula is true thì các bạn điền công thức là: =COUNTIF(nhaphangt2,B4)=0. Thao tác này có nghĩa là dùng Conditional Formatting để tô màu các ô Excel mà hàm COUNTIF đã đếm ra kết quả bằng 0 trong bước 2.
Tiếp theo các bạn bấm vào nút Format => chọn thẻ Fill trong hộp thoại Format Cells => chọn màu sắc mà bạn thích để tô màu lên ô thỏa mãn điều kiện => bấm OK.
Kết quả mà chúng ta thu được là các mặt hàng xuất hiện ở Tuần 1 nhưng không xuất hiện ở Tuần 2 sẽ được đánh dấu.
Bước 5: Bây giờ chúng ta cần đánh dấu các giá trị xuất hiện ở cột Tuần 2 mà không xuất hiện ở cột tuần 1. Các bạn chọn nhaphangt2 trong phần Namebox:
Vào thẻ Home => chọn Conditional Formatting => chọn New Rule => chọn Use a formula to determine which cells to format trong phần Select a Rule Type => nhập công thức vào mục Format values where thi formula is true là: =COUNTIF(nhaphangt1,E4)=0. Trong đó E4 là ô đầu tiên chứa dữ liệu ở cột Tuần 2.
Sau đó các bạn bấm vào Format => chọn một màu khác với màu đã tô ở cột Tuần 1 trong thẻ Fill của hộp thoại Format Cells. Kết quả mà chúng ta thu được như sau:
Như vậy, các giá trị khác nhau ở cả 2 cột đều đã được đánh dấu. Việc dùng hàm COUNTIF để so sánh 2 cột trong Excel rất đơn giản phải không nào? Hãy thử áp dụng ngay với bảng tính của bạn nhé.
Xem thêm: Cách sử dụng hàm COUNTIF trong công việc kế toán, nhân sự
Chúng ta còn những hàm khác như hàm IF, hàm ISERROR và hàm MATCH đều có thể dùng để so sánh 2 cột trong Excel. Trước hết, các bạn cần tìm hiểu một chút về 3 hàm này nhé:
Bây giờ chúng ta sẽ áp dụng các hàm này vào việc so sánh 2 cột trong Excel nhé. Trước hết các bạn hãy xem bảng dữ liệu sau:
Chúng ta có dữ liệu nằm ở cột A và cột B, công thức mà chúng ta sử dụng sẽ được nhập vào cột C nhé.
Nếu bạn muốn được học kiến thức bài bản, chuyên nghiệp để làm việc hiệu quả trên Excel thì hãy tham gia Khóa học Excel sau tại Gitiho:
Bước 1: Nhập vào ô C1 công thức như sau: =IF(ISERROR(MATCH(A1,$B$1:$B$7,0)),"",A1).
Ý nghĩa của công thức này là: Hàm MATCH trong ô C1 sẽ trả về số 5 (chữ A thuộc vị trí thứ 5 trong vùng dữ liệu B1:B7). Kết quả thu được là hàm ISERROR trả về FALSE còn hàm IF trả về giá trị trong ô A1. Hàm MATCH trong ô C4 sẽ trả về lỗi #N/A (không có chữ D trong phạm vi B1:B7). Kết quả sẽ là hàm ISERROR trả về FALSE, còn hàm IF trả về chuỗi trống.
Bước 2: Ở bước 1 chúng ta đã tìm được các giá trị giống nhau giữa 2 cột ở cột A. Nếu muốn tìm các giá trị giống nhau giữa 2 cột ở cột B thì chúng ta dùng công thức sau: =IF(ISERROR(MATCH(B1,$A$1:$A$7,0)),"",B1).
Cũng vẫn với công thức trên, chỉ cần thay đổi một chút là chúng ta sẽ so sánh và tìm được giá trị khác nhau giữa 2 cột trong Excel.
Bước 1: Tìm giá trị có ở cột A mà không có ở cột B. Công thức của chúng ta sẽ có dạng như sau: =IF(ISERROR(MATCH(A1,$B$1:$B$7,0)),A1,"").
Bước 2: Chúng ta cũng dùng công thức tương tự, thay đổi một chút để tìm các giá trị có ở cột B mà không có ở cột A. Công thức cụ thể là: =IF(ISERROR(MATCH(B1,$A$1:$A$7,0)),B1,"").
Xem thêm: Cách dùng hàm MATCH - trợ thủ đắc lực cho hàm tìm kiếm trong Excel
Qua bài viết này chúng ta đã biết được 2 cách để so sánh 2 cột trong Excel cực kỳ đơn giản và dễ dàng. Hy vọng kiến thức này sẽ hữu ích với các bạn. Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn cảm thấy bài hướng dẫn của chúng mình hay và thú vị nhé. Chúc các bạn áp dụng thành công.