Các loại biểu đồ trong Excel và khi nào nên sử dụng chúng?

Nội dung được viết bởi Dương Mạnh Quân

Trong Excel có rất nhiều loại biểu đồ khác nhau, đôi khi gây khó khăn khi lựa chọn loại phù hợp với từng mục đích công việc. Hãy cùng Gitiho tìm hiểu về các loại biểu đồ trong Excel cơ bản thường sử dụng để biết nên dùng biểu đồ nào khi làm báo cáo nhé.

Khi nào sử dụng biểu đồ hình cột, thanh ngang (Column / Bar)

Biểu đồ hình cột (Column chart) hoặc biểu đồ thanh ngang (Bar chart) có đặc điểm là bạn có thể so sánh được về độ cao (hay độ lớn) của các cột với nhau. Do đó, mục đích chính của dạng biểu đồ này là để so sánh các chỉ tiêu, đánh giá tổng quan, mang tính chất xếp thứ hạng.

Khi nào sử dụng biểu đồ hình cột, thanh ngang

 

Trong biểu đồ thanh ngang/ cột thường có 2 trục:

  • Trục tung (trục đứng): thể hiện độ lớn của các con số (số lượng, số tiền...) ở dạng dữ liệu Number.
  • Trục hoành (trục ngang): thể hiện các chỉ tiêu (như các năm, các nhóm, category...) và ở dạng dữ liệu Text.

Chú ý: với biểu đồ thanh nằm ngang (Bar chart) thì các trục sẽ ngược với biểu đồ hình cột.

Một số ví dụ về biểu đồ hình cột:

  • Doanh số bán hàng theo các chi nhánh trong hệ thống, trong đó biểu diễn mỗi chi nhánh là 1 cột / thanh. Các cột thể hiện độ lớn của doanh số.
  • So sánh doanh thu bán hàng giữa Tháng này với Tháng trước, Quý này với Quý cùng kỳ năm trước.
  • So sánh doanh thu thực hiện với doanh thu kế hoạch trong từng quý. Mỗi quý sẽ có 2 cột thể hiện số thực hiện và số kế hoạch đặt cạnh nhau.

Khi nào sử dụng biểu đồ đường kẻ, vùng miền (Line / Area)

Biểu đồ đường thẳng thường gắn kèm với 1 quá trình diễn ra liên tục, do đó nó thường dùng để mô tả diễn biến theo thời gian của 1 đối tượng. Căn cứ vào diễn biến này có thể đánh giá được trên cả 1 quá trình, xu hướng tiếp theo sẽ như thế nào.

Khi nào sử dụng biểu đồ đường kẻ, vùng miền

Biểu đồ này thường có 2 trục:

  • Trục tung (trục đứng): biểu thị độ lớn của vị trí các đỉnh, đáy trên đường kẻ, dữ liệu thường ở dạng Number.
  • Trục hoành (trục ngang): thời gian có tính chất liên tục như các tháng trong 1 năm, các ngày trong 1 tháng, dữ liệu thường ở dạng Number hoặc Date.

Chú ý:

  • Biểu đồ Line chú trọng vào hình dạng đường kẻ, các vị trí đỉnh, đáy của đường kẻ (giống như khi bạn muốn tập trung nhìn vào đỉnh núi và thung lũng trong 1 bức tranh)
  • Biểu đồ Area chú trọng vào cả khoảng không gian bên dưới các đỉnh, đáy, mang yếu tố đánh giá phần không gian được lấp đầy bởi biểu đồ (giống như khi bạn muốn tập trung nhìn vào hình dáng của cả quả núi)

Một số ví dụ về biểu đồ dạng này:

  • Biểu đồ đường doanh thu của công ty theo các tháng trong năm.
  • Doanh thu bán hàng của các nhân viên (trong bộ phận bán hàng của 1 cửa hàng) theo từng ngày trong tháng.

Khi nào sử dụng biểu đồ hình tròn (Pie / Doughnut Chart)

Biểu đồ hình tròn thường gắn với yếu tố tỷ lệ phần trăm. Cả 1 đường tròn là 100% và từng phần, từng miếng trên hình tròn đó sẽ chiếm tỷ lệ bao nhiêu % (giống như 1 miếng bánh được chia thành nhiều phần).

Khi nào sử dụng biểu đồ hình tròn

 

Mục đích của biểu đồ này dùng để so sánh tỷ lệ % giữa các thành phần với nhau, hoặc của 1 thành phần với tổng số.

Trên biểu đồ hình tròn có 2 thành phần chính:

  • Các miếng trên hình tròn đầy đủ (Pie) / các vòng cung của hình tròn dạng bánh vòng (Doughnut) là các thành phần
  • Độ lớn của các thành phần tương ứng với giá trị của nó trong bảng dữ liệu.

Chú ý:

Nếu bảng dữ liệu dùng để vẽ biểu đồ hình tròn chỉ có các con số (mà chưa có cột thể hiện giá trị phần trăm) thì khi tạo biểu đồ hình tròn sẽ được excel tự động tính theo giá trị %

Một số ví dụ về biểu đồ này:

  • Doanh thu của từng mảng kinh doanh trong tổng doanh thu của bộ phận kinh doanh
  • Cơ cấu về nhóm tuổi của các nhân sự trong 1 công ty

Khi nào sử dụng biểu đồ phân tán (XY Scatter)

Biểu đồ này thường thể hiện kết quả của 2 yếu tố (là các điểm phân tán) để từ đó đánh giá, rút ra đặc điểm về mối quan hệ giữa 2 yếu tố với nhau. Khi đánh giá thì sẽ chỉ xét riêng 2 yếu tố mà không căn cứ vào các yếu tố khác.

Khi nào sử dụng biểu đồ phân tán

Ví dụ: Như khi xét mối quan hệ giữa số lượng điện tiêu thụ với số lượng khách thuê phòng để xem 1 khách hàng có xu hướng tiêu thụ hết bao nhiêu tiền điện. Bạn có thể thu thập số liệu theo thời gian nhưng khi lên biểu đồ, các mốc thời gian sẽ không phải là yếu tố ảnh hưởng tới việc sắp xếp các điểm phân tán mà nó chỉ căn cứ theo độ lớn của từng điểm, tương ứng với số lượng khách ở điểm chi phí đó.

Biểu đồ này thường có 2 trục:

  • Trục tung (trục đứng): biểu thị độ lớn của yếu tố thứ 1, ở dạng Number
  • Trục hoành (trục ngang): biểu thị độ lớn của yếu tố thứ 2, ở dạng Number

Một số ví dụ về biểu đồ này:

  • Đánh giá mối quan hệ giữa Nhiệt độ (thời tiết) với số lượt khách du lịch để xem quyết định đi du lịch có bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thời tiết không, nếu có thì ảnh hưởng như thế nào
  • Đánh giá mối quan hệ giữa mức thu nhập của người dân (tiền lương) với mức chi tiêu cho việc đi du lịch của họ.

Nếu các bạn muốn học kiến thức bài bản, chuyên sâu về cách làm báo cáo trên Excel, trực quan hóa dữ liệu với biểu đồ và đồ thị thì hãy đăng ký khóa học:

Tổng kết

Như vậy qua bài viết này chúng ta đã biết được đặc điểm của các loại biểu đồ trong Excel, mục đích sử dụng của chúng để có thể giúp lựa chọn biểu đồ phù hợp hơn trong các báo cáo.

Chúc các bạn luôn học tập hiệu quả!

Khóa học phù hợp với bất kỳ ai đang muốn tìm hiểu lại Excel từ con số 0. Giáo án được Gitiho cùng giảng viên thiết kế phù hợp với công việc thực tế tại doanh nghiệp, bài tập thực hành xuyên suốt khóa kèm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. Tham khảo ngay bên dưới!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông