Bộ lọc trong Excel là một công cụ rất hữu ích và không thể thiếu được với những ai hay sử dụng Excel. Trong bài học Excel này chúng ta cùng tìm hiểu cách sử dụng bộ lọc trong Excel để thấy rõ tác dụng của nó nhé. Bạn sẽ biết cách dùng bộ lọc để lọc dữ liệu trong Excel với các dạng Text (văn bản), dạng Number (số) và dạng Date/Time (Ngày tháng, thời gian)
Xem thêm: Top khóa học tin học văn phòng giúp bạn làm việc hiệu quả
Bộ lọc trong Excel hay còn được gọi là Filter (hoặc AutoFiltter - Bộ lọc tự động), là một công cụ giúp bạn tìm kiếm, sàng lọc dữ liệu, sắp xếp dữ liệu... để bạn có thể dễ dàng hơn trong việc quản lý dữ liệu. Bạn có thể tạo bộ lọc bằng cách:
Bước 1: chọn toàn bộ bảng dữ liệu, tính từ dòng tiêu đề tới dòng cuối có dữ liệu trong bảng (hoặc có thể chọn thêm nhiều dòng trống bên dưới)
Bước 2: tại thẻ Data trên thanh công cụ, bạn bấm chọn chức năng Filter
Sau khi chọn Filter, trong bảng dữ liệu sẽ xuất hiện biểu tượng hình mũi tên hướng xuống dưới tại dòng tiêu đề. Đây chính là biểu tượng của bộ lọc.
Chú ý
Một số điều bạn cần lưu ý với thao tác tạo bộ lọc là:
Bộ lọc có nhiều tác dụng, không đơn thuần là lọc dữ liệu. Chúng ta cùng tìm hiểu các chức năng chính trong bộ lọc nhé:
Khi bấm vào vị trí ký hiệu bộ lọc trong bảng dữ liệu, bạn có thể thấy trong bộ lọc có chức năng Sort (sắp xếp) ở ngay phần đầu tiên. Có 2 cách sắp xếp:
Việc sắp xếp trong Filter có đặc điểm: chỉ những giá trị đang hiển thị mới được sắp xếp, còn những giá trị đã bị ẩn đi (bị lọc bỏ do không phù hợp với điều kiện lọc) thì sẽ không được sắp xếp. Điều này rất khác so với việc sử dụng chức năng sắp xếp riêng trên thẻ Data.
Xem thêm: Cách tạo hàm tự nhảy ngày tháng trong Excel để theo dõi thời gian thực
Khi biểu tượng có hình mũi tên hướng xuống dưới xuất hiện trên dòng tiêu đề có nghĩa là bộ lọc đã được thêm vào, nhưng vẫn chưa được sử dụng (hay đang không lọc theo điều kiện gì).
Để lọc dữ liệu trong Excel, hãy thực hiện các bước sau:
Sau khi lọc thì biểu tượng mũi tên hướng xuống dưới ở cột được lọc thay đổi thành biểu tượng có hinh cái phễu điều đó chứng tỏ cột này đang được áp dụng bộ lọc.
Đặc điểm của bảng dữ liệu khi đang ở chế độ sử dụng bộ lọc:
Bạn có thể thực hiện thao tác lọc trên nhiều cột cùng 1 lúc thay vì chỉ lọc duy nhất 1 cột. Khi đó biểu tượng hình phễu có thể xuất hiện trên nhiều cột cùng lúc:
Ngoài ra bạn có thể điều khiển để cửa sổ bộ lọc trong Excel trở nên rộng hơn, hiển thị nhiều nội dung hơn bằng cách di chuột tới vị trí góc dưới bên phải vùng bảng khi mở bộ lọc, và ngay khi xuất hiện biểu tượng mũi tên hai đầu, hãy giữ chuột và kéo nó xuống hay kéo nó về phía bên phải, bảng thông tin bộ lọc sẽ mở rộng theo chiều tương ứng.
Để kiểm tra xem trong cột của bạn có ô trống hay không, bạn có thể bấm vào biểu tượng nút lọc trên dòng tiêu đề và chú ý phần phía dưới của các đối tượng lọc: Nếu xuất hiện mục (Blanks) thì tức là có ô trống
Với những cột chứa dữ liệu dạng văn bản, khi bấm vào bộ lọc bạn sẽ thấy xuất hiện dòng Text Filters. Khi đó bạn có thể sử dụng các điều kiện lọc áp dụng cho dữ liệu dạng văn bản (Text)
Ví dụ: để lọc bỏ các hàng có chứa Chuối (tiếng anh là Bananas), hãy thực hiện như sau:
Kết quả là, tất cả các hàng có chứa ký tự bananas, bao gồm Bananas, Goldfinger bananas, Green bananas đều được ẩn đi khỏi bảng dữ liệu
Để lọc dữ liệu trong Excel nhiều hơn 1 điều kiện, bạn có thể chọn mục Custome Filter (dòng dưới cùng trong danh sách các tiêu chí lọc trong bảng chọn Text Filter). Khi đó sẽ xuất hiện bảng Custom AutoFilter và bạn thực hiện tiếp các thao tác sau:
Ví dụ: chúng ta sẽ lọc Hoặc là có giá trị bananas (chuối) hoặc là có giá trị lemons (chanh) thì thiết lập như sau:
Khi đó kết quả lọc là những dòng có giá trị chuối hoặc chanh đều xuất hiện, còn không phải hai giá trị này thì sẽ ẩn đi.
Nếu có quá nhiều dữ liệu Text và bạn lại không nhớ chính xác nội dung cần lọc là gì, bạn có thể sử dụng các ký tự đại diện:
Bạn có thể tìm hiểu nội dung này kỹ hơn trong bài viết
Hướng dẫn cách tìm kiếm theo ký tự đại diện (wildcard) trong Excel
Tương tự như dạng văn bản (text), nếu cột chứa dữ liệu là các con số thì bộ lọc trong Excel sẽ tự động thay đổi, không phải Text Filters mà sẽ là Number Filters. Tức là phương pháp lọc sẽ thay đổi dựa theo kiểu dữ liệu có trong cột cần lọc.
Đặc điểm của dữ liệu dạng Number đó là nó được sắp xếp tự động trong bộ lọc theo thứ tự tăng dần (tính cả số âm và số thập phân)
Ví dụ: để lọc các giá trị từ 250 tới 300 thì ta có thể chọn Between (trong khoảng) và thiết lập như sau:
trong đó:
Kết quả là, chỉ những đơn hàng có giá trị từ 250$ đến 300$ mới được hiển thị
Trước tiên bạn cần chú ý là chúng ta gặp lỗi sai về dữ liệu thời gian rất nhiều. Cụ thể là:
Chính cách hiểu khác nhau như vậy dẫn tới giá trị thời gian bạn nhập vào không đúng, khiến kết quả lọc không như ý. Bạn cần biết cách Định dạng Ngày Tháng Năm trong Excel đúng cách thì mới chắc chắn được dữ liệu không bị sai.
Đặc điiểm dữ liệu thời gian là:
Bạn có thể sử dụng các phương pháp lọc theo điều kiện được cung cấp sẵn trong Date Filter rất nhanh chóng và phù hợp với nhu cầu. Hoặc bạn sử dụng lọc theo Custom Filter để nhập theo giá trị như ý muốn.
Ngoài việc lọc theo các giá trị cụ thể, Excel chọn cho phép bạn lọc theo màu sắc được định dạng trong các ô, bao gồm:
Khi bạn sử dụng phương pháp tô màu trực tiếp hoặc dùng Conditional formatting để tự động đổi màu theo điều kiện, lúc đó bạn chỉ cần sử dụng các màu sắc có sẵn để lọc tìm các giá trị phù hợp:
Khi dữ liệu được cập nhật mới (thêm / thay đổi / xóa bớt...) thì kết quả lọc sẽ khác. Do đó bạn sẽ cần phải cập nhật lại kết quả lọc. Có 1 cách rất đơn giản đó là bạn sử dụng chức năng Reapply trên thẻ Data. Cách làm như sau:
Điều kiện áp dụng: Khi bạn đang áp dụng bộ lọc theo điều kiện (trạng thái đang lọc).
Trên thẻ Data, bạn bấm vào vị trí Reapply (như hình bên dưới), nó có nghĩa là Áp dụng lại điều kiện lọc để cập nhật kết quả. Chức năng này có hình như bên dưới:
hoặc:
bạn chọn tới công cụ Sort & Filter trên thẻ Home > Chọn mục Reapply
Sau khi lọc dữ liệu trong Excel, bạn có thể cần sao chép kết quả lọc sang 1 địa chỉ khác, như 1 sheet khác hay 1 workbook khác. Cách làm như sau:
Một số lưu ý khi sao chép kết quả lọc
Thông thường, khi sao chép dữ liệu đã lọc sang 1 vị trí khác, bằng thao tác trên thì bạn sẽ nhận được kết quả là các giá trị còn lại sau khi lọc.
Nhưng trong một số trường hợp Excel lại hiển thị toàn bộ nội dung, bao gồm cả những giá trị đã bị ẩn (bị lọc bỏ). Để khắc phục vấn đề này bạn có thể thực hiện thao tác sau (bắt đầu từ sau bước 1 trong 3 bước ở trên)
Cách 1: nhấn Alt +; để chọn chỉ những ô được hiển thị. Sau đó mới Copy.
Cách 2: Bạn nhấn phím F5 trên bàn phím để mở cửa sổ Go To... Sau đó chọn mục Special… > Trong cửa sổ Goto Special bạn chọn mục Visible Cells only (chỉ những ô đang hiển thị). Sau đó bạn thực hiện Copy dữ liệu này.
Khi muốn trở về trạng thái trước khi lọc, hay muốn bỏ hẳn bộ lọc khỏi bảng dữ liệu, bạn có thể sử dụng thao tác sau:
1. Để xóa điều kiện lọc, bạn bấm vào bộ lọc tại cột đang lọc, chọn mục Clear Filter như hình dưới đây:
hoặc bạn có thể vào thẻ Data > nhóm Sort & Filter, rồi chọn mục Clear.
2. Để xóa bỏ bộ lọc, bạn nhấn lại vào biểu tượng Filter trong thẻ Data. Lúc này nó hoạt động như 1 cái công tắc, trạng thái đang sử dụng là có màu xanh bao quanh biểu tượng Filter, khi bạn nhấn trở lại vào thì nó mất màu xanh, trở về trạng thái bình thường. Lúc đó bộ lọc không xuất hiện trên bảng dữ liệu nữa.
Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích trong việc nâng cao khả năng sử dụng Excel của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì bạn có thể góp ý, phàn hồi ngay dưới bài viết này để chúng tôi có thể giải quyết mọi thắc mắc của bạn một cách sớm nhất.
Khóa học phù hợp với bất kỳ ai đang muốn tìm hiểu lại Excel từ con số 0. Giáo án được Gitiho cùng giảng viên thiết kế phù hợp với công việc thực tế tại doanh nghiệp, bài tập thực hành xuyên suốt khóa kèm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. Tham khảo ngay bên dưới!