Nội dung chính
Ở phần 1, Gitiho đã giới thiệu với bạn đọc các thuật ngữ quan trọng về “Tài sản” trong Bảng Cân đối kế toán. Ở phần 2 này, chúng tôi sẽ giải thích cụ thể tiếp về “Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu” trong Bảng Cân đối kế toán.
NỢ PHẢI TRẢ & VỐN CHỦ SỞ HỮU | |
K L M N | Tài khoản phải trả Chi phí dồn tích Nợ đến hạn phải trả Thuế thu nhập phải nộp |
K + L + M + N = 0 P Q R | Nợ ngắn hạn phải trả Nợ dài hạn Vốn cổ phần Lợi nhuận giữ lại |
Q + R = S O + P + S = T | Vốn chủ sở hữu Tổng nợ phải trả & Vốn chủ sở hữu |
Các khoản phải trả là hóa đơn, thông thường là các khoản mua bằng tín dụng đối với các công ty cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị khác, mà công ty phải thanh toán trong thời gian ngắn.
Khi nhận được nguyên vật liệu, công ty có thể trả tiền ngay bằng tiền mặt hoặc hoãn lại và để khoản thanh toán này thành khoản phải trả trên Bảng Cân đối kế toán.
Giao dịch giữa các doanh nghiệp phần lớn thường được thực hiện thông qua tín dụng. Các kỳ hạn thanh toán thông thường là 30 hoặc 60 ngày với mức chiết khấu cho việc thanh toán sớm như giảm 2% nếu thanh toán trong vòng 10 ngày trên tổng số tiền phải thanh toán trong 30 ngày (kí hiệu “2/10 net 30”).
Bất kỳ các khế ước nhận nợ và các khoản nợ dài hạn đến hạn phải thanh toán nào cũng là thành phần của nợ ngắn hạn và được liệt kê trên Bảng Cân đối kế toán dược tên Nợ đến hạn phải trả.
Nếu doanh nghiệp nợ ngân hàng và các điều khoản của hợp đồng vay có nói rằng công ty phải hoàn trả trong vòng 12 tháng, thì khoản nợ đó được gọi là khế ước nhận nợ và là khoản nợ ngắn hạn.
Khoản vay có thời hạn trên 12 tháng kể từ ngày lập bảng cân đối kế toán được gọi là nợ dài hạn. Việc thể chấp một tòa nhà là một ví dụ phổ biến.
Phần nợ dài hạn đến hạn phải trả là số tiền đến hạn thanh toán trong vòng 12 tháng và là khoản nợ ngắn hạn được thể hiện dưới tên nợ đến hạn phải trả.
Tổng nợ phải trả của công ty chỉ là tổng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nợ dài hạn là bất kỳ khoản vay nào mà công ty phải trả trong thời hạn hơn 12 tháng kể từ ngày lập Bảng Cân đối kế toán.
Các loại nợ dài hạn phổ biến bao gồm khoản vay thế chấp nhà đất và các khoản vay thế chấp máy móc thiết bị.
Nếu bạn lấy phần nợ của công ty (tổng nợ phải trả) trừ đi phần tài sản (tổng tài sản), cái còn lại sẽ là giá trị của công ty thuộc chủ sở hữu … được gọi là vốn chủ sở hữu của cổ đông.
Vốn chủ sở hữu của cổ đông gồm 2 phần:
Số tiền ban đầu và bất kì số tiền nào được đầu tư bổ sung vào hoạt động kinh doanh của công ty đều được đại diện bằng các cổ phiếu thuộc vốn cổ phần nắm giữ bởi cổ đông.
Cổ phiếu phổ thông là “mệnh giá quyền sở hữu” thông thường cho tất cả các tập đoàn. Tất cả các công ty đều phát hành cổ phiếu phổ thông, nhưng họ cũng có thể phát hành các loại cổ phiếu khác.
Các công ty đôi khi phát hành cổ phiếu ưu đãi, loại cổ phiếu này theo hợp đồng có 1 số quyền lợi nhất định hoặc có các ưu đãi hơn so với cổ phiếu phổ thông. Các quyền này có thể là nhận một khoản cổ tức nhất định và (hoặc) ưu tiên được thanh toán trước nếu công ty thanh lý.
Tất cả lợi nhuận của công ty mà không dùng để chi trả cổ tức cho cổ đông được gọi là lợi nhuận giữ lại.
Lợi nhuận giữ lại = tổng lợi nhuận – tổng số cổ tức
Lợi nhuận giữ lại có thể được xem là một khoản tiền để chi trả cổ tức trong tương lai. Trên thực tế, cổ tức không thể chi trả cho các cổ đông trừ khi lợi nhuận giữ lại trên Bảng cân đối kế toán đủ để thanh toán được toàn bộ séc chi cổ tức.
Nếu công ty không kiếm được lợi nhuận mà chỉ có lỗ trong thời gian dài, lúc này công ty có “lợi nhuận giữ lại âm” – được gọi là thâm hụt lũy kế.
Vốn chủ sở hữu là tổng số tiền mà cổ đông đầu tư vào cổ phiếu cộng với tất cả các khoản lợi nhuận công ty thu được (trừ đi mọi khoản lỗ), sau đó trừ đi khoản cổ tức đã chi trả cho cổ đông.
Giá trị vốn chủ sở hữu tăng lên khi công ty:
Giá trị vốn chủ sở hữu giảm khi công ty:
Trên đây, Gitiho vừa giới thiệu đến các bạn các thuật ngữ cần biết đến trong Bảng Cân đối kế toán. Ngoài ra, nếu bạn vẫn chưa hình dung hay chưa đủ tự tin để lập một báo cáo tài chính thì có thể tham gia khóa học Kế toán tài chính vô cùng hữu ích, phù hợp với mọi đối tượng từ cơ bản đến nâng cao. Chi tiết xem tại Gitiho.com.
CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM:
Hướng dẫn cách chèn nhạc, audio, các file âm thanh vào Powerpoint
Khóa học liên quan