Kết cấu của từ điển năng lực và các chuẩn năng lực trong doanh nghiệp

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Như chúng ta đã biết, từ điển năng lực là tập hợp của các năng lực cần có để đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, những năng lực đó là gì, và sắp xếp, đánh giá chúng như thế nào để có thể cấu thành nên một bộ từ điển năng lực thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn đang gặp khó khăn ở bước này, hãy cùng Gitiho tìm hiểu kết cấu của từ điển năng lực, cũng như kết cấu của từng chuẩn năng lực trong từ điển để tạo nên một từ điển năng lực hoàn chỉnh và toàn diện nhé!

Từ điển năng lực là gì? Ý nghĩa của từ điển năng lực với doanh nghiệp

Kết cấu của từ điển năng lực

Từ điển năng lực có thể kết cấu theo 2 chiều: Theo chiều ngang (theo mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp) và theo chiều dọc (xác định năng lực theo vị trí công việc)

tu-dien-nang-luc

Kết cấu theo chiều ngang

Hầu hết các doanh nghiệp hiện này đều xây dựng bộ từ điển năng lực có kết cấu theo chiều ngang, hay còn hiểu là kết cấu theo mô hình ASK - mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp với 3 nhóm năng lực chính như sau:

  1. A - Attitude: Thái độ, phẩm chất - Thuộc về phạm vi cảm xúc
  2. S - Skill: Kỹ năng thực hiện và hỗ trợ thực hiện công việc
  3. K - Knowledge: Kiến thức - Có thể là kiến thức chuyên môn hoặc tư duy xử lý công việc

Hãy nhìn sâu hơn vào 3 năng lực này:

  1. Attitude - Thái độ: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu khi đánh giá năng lực của một nhân viên, ứng viên. Năng lực này thường bao gồm cách phản ứng của nhân sự đối với các sự việc xảy ra xung quanh, với công việc, đồng nghiệp, lãnh đạo; cách xác địng giá trị và giá trị ưu tiên trong cuộc sống; quan điểm của cá nhân đối với công việc như đổi mới, sáng tạo hay bảo thủ? Có thể giữ bí mật hay không?…… Có thể kiến thức và kỹ năng không xuất sắc, nhưng thái độ, phẩm chất tốt là một điểm mạnh cực kì lớn của nhân sự. 
  2. Skill - Kỹ năng: Năng lực thực hiện, xử lý các công việc, biến kiến thức thành hành động. Kỹ năng không chỉ dừng lại ở các kỹ năng cứng như kỹ năng xử lý các công việc chuyên môn, kỹ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ công việc mà còn là các kỹ năng mềm như tổ chức và quản lý thời gian; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn….
  3. Knowledge - Kiến thức: Hiểu biết có được thông qua giáo dục, đào tạo. Có 3 năng lực chủ yếu liên quan đến kiến thức là: Hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết lĩnh vực kinh doanh và trình độ ngoại ngữ. Năng lực về kiến thức sẽ được cụ thể hóa theo từng công việc và đặc thù doanh nghiệp. Công việc càng phức tạp thì yêu cầu về năng lực này càng cao. 
tu-dien-nang-luc

Gitiho for Leading Business - Giải pháp chuyển đổi số Đào tạo cho Doanh nghiệp toàn diện

Kết cấu theo chiều dọc

Từ điển năng lực được kết cấu theo chiều dọc, có nghĩa là kết cấu theo nhóm năng lực cho từng vị trí công việc. Mỗi trị trí trong doanh nghiệp không chỉ gồm những năng lực cần có chung, mà còn cần những nhóm năng lực đặc thù. Vì vậy, từ điển năng lực kết cấu theo chiều dọc sẽ bao gồm các nhóm năng lực như sau:

  1. Nhóm năng lực chung cốt lõi (năng lực chung): Năng lực cốt lõi phù hợp với văn hóa và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp mà tất cả các cá nhân trong doanh nghiệp đều phải có và thể hiện được trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
  2. Nhóm năng lực chuyên môn/kỹ thuật: Các kiến thức, kỹ năng…cần có để đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc
  3. Nhóm năng lực quản lý: Đối với các công việc có tính chất quản lý, hoạch định, giám sát..., đây là nhóm năng lực bắt buộc phải có. thường áp dụng với cấp lãnh đạo và nhân sự quản lý cấp trung. Tuy nhiên, năng lực quản lý cũng nên có ở tất cả các nhân viên, bắt đầu từ việc quản lý bản thân và hướng dẫn để đồng nghiệp có thể hiểu và hợp tác cùng mình. 
tu-dien-nang-luc

Kết cấu của từng năng lực trong từ điển năng lực

Không chỉ quan tâm đến kết cấu của bộ từ điển năng lực, doanh nghiệp còn cần chuẩn hóa được kết cấu của từng năng lực được đề cập trong từ điển. Mỗi năng lực trong từ điển năng lực được kết cấu theo 3 phần:

Phần 1: Định nghĩa: Đưa ra khái niệm cụ thể, chính xác về năng lực

Phần 2: Các mức độ biểu hiện hành vi

Các năng lực được đánh giá trên 5 mức độ theo thứ tự giảm:

  • Mức độ 5: Chủ động vận dụng được năng lực kể trong cả trong những tình huống khó khăn nhất và truyền đạt được năng lực này cho người khác
  • Mức độ 4: Có thể vận dụng năng lực ở những tình huống khó khăn mà không cần hướng dẫn
  • Mức độ 3: Vận dụng năng lực ở những tình huống khó khăn nhưng vẫn cần tới hướng dẫn của người khác
  • Mức độ 2: Vận dụng năng lực ở những tình huống có độ khó trung bình, cần tới sự hướng dẫn của người khác.
  • Mức độ 1: Vận dụng năng lực trong những tình huống cơ bản và đơn giản nhất; cần nhiều chỉ dẫn của người hướng dẫn. 

Phần 3: Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn đánh giá năng lực ứng viên, nhân viên

9 sai lầm trong xây dựng khung năng lực doanh nghiệp

Tổng kết

Kết cấu là phần cốt lõi của từ điển năng lực, dựa trên kết cấu thì doanh nghiệp mới đưa vào và sắp xếp được các năng lực sao cho đầy đủ, chính xác và phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Mong rằng bài viết trên đã đem đến cho bạn thông tin hữu ích về kế cấu của từ điển năng lực nói chung và của từng chuẩn năng lực nói riêng.

Chúc bạn thành công!

 

 

 

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông