Các kỹ năng của nhà quản trị đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Đây cũng là nền tảng để bản trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.
Vậy người làm lãnh đạo, quản lý cần trang bị những kỹ năng gì? Làm thế nào để bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng? Hãy cùng Gitiho khám phá lời giải trong bài viết sau đây.
Kỹ năng quản trị là hệ thống các kỹ năng nhà quản lý cần có để thực hiện công việc của mình. Một nhà quản trị sở hữu kỹ năng đa dạng có thể tự khẳng định bản thân, dẫn dắt đội nhóm làm việc hiệu quả. Họ nắm rõ những nhiệm vụ mình cần xử lý, hiểu thế mạnh của nhân viên dưới quyền cũng như đánh giá vấn đề nhanh nhạy, chính xác.
Vì thế, nhà quản trị dễ dàng phân chia công việc tối ưu mang lại năng suất làm việc tối ưu. Hơn nữa, các kỹ năng đối với người làm quản trị còn là nền tảng để họ giải quyết, xử lý sự cố kịp thời.
Trong doanh nghiệp nếu sở hữu nhà quản trị có kỹ năng tốt sẽ đảm bảo bộ máy vận hành trơn tru, chặt chẽ. Bên cạnh đó việc kết nối các thành viên, truyền đạt thông tin đạt hiệu quả cao, phân việc đúng người.
Xem thêm: 8 tố chất quan trọng để trở thành nhà lãnh đạo tài ba
Khảo sát của Harvard Business Review tập trung vào các kỹ năng của nhà quản trị trong công ty khởi nghiệp cho thấy: “Các kỹ năng quản lý tài chính, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề là quan trọng nhất”. Trong khi đó theo khảo sát của McKinsey & Company: “Nhà quản trị trong các công ty đa quốc gia cần có kỹ năng quản lý tài chính, quản lý nhân sự, giao tiếp”.
Vậy kỹ năng của nhà quản trị nào thực sự cần thiết? Dưới đây là 4 nhóm kỹ năng quan trọng bạn cần nắm rõ nếu muốn trở thành lãnh đạo tài ba.
Một nhà quản trị không thể thiếu kỹ năng chuyên môn. Kỹ năng này giúp bạn có thể hiểu rõ hoạt động kinh doanh, đưa ra các quyết định chính xác, đào tạo, phát triển nhân viên, xây dựng chiến lược phát triển đúng đắn.
Kỹ năng chuyên môn trong một số trường hợp còn được gọi là kỹ năng kỹ thuật. Chúng có được nhờ trải qua quá trình học tập, thực hành. Người làm quản lý ở vị trí công việc nào cũng cần am hiểu như một chuyên gia ở lĩnh vực đó. Chỉ khi có chuyên môn nghiệp vụ bạn mới xử lý công việc đạt hiệu suất tối đa.
Đồng thời khi có kỹ năng này, nhà quản trị mới đóng vai trò dẫn dắt, hỗ trợ, điều phối nhiệm vụ cho nhân viên cấp dưới. Thông qua đó, nhà quản trị cũng dễ dàng tạo dựng được uy tín, niềm tin với nhân sự của mình.
Nhóm kỹ năng chuyên môn đóng vai trò then chốt cho các nhà quản trị cấp trung. Bởi quản lý cấp cao sẽ xây dựng chiến lược tổng thể, đa dạng, chỉ cần có khả năng chuyên môn nhưng không đòi hỏi quá sâu.
Kỹ năng tư duy, nhận thức mang đến cho nhà quản trị cái nhìn đa chiều, sâu sắc về các tình huống phức tạp. Thông qua đó chúng ta tạo ra những chiến lược, giải pháp để doanh nghiệp phát triển, vượt qua khủng hoảng.
Nhóm kỹ năng này gồm nhiều kỹ năng nhỏ khác nhau, trong đó có thể kể đến: Kỹ năng phân tích, suy luận, đánh giá, sáng tạo, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, định hướng chiến lược, đàm phán thuyết phục.
Kỹ năng tư duy nhận thức vô cùng quan trọng đối với nhà quản trị cấp cao. Bởi bạn phải thực sự hiểu các tình huống mới dễ dàng đưa ra phân tích, đánh giá, dự đoán cụ thể. Nhờ vậy, nhà quản trị biết lúc nào cần điều chỉnh phương hướng phù hợp nhu cầu để công ty vượt qua khó khăn.
Ví dụ: Bạn là giám đốc tiêu thụ của một công ty may mặc. Thời điểm Covid bùng sát hoạt động phân phối bị ngưng trệ. Nếu là một nhà quản trị có tư duy nhận thức tốt sẽ phát hiện ra những thách thức và cả cơ hội khi đó. Vì thế, bạn sẽ đề xuất để công ty chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang vải, đồ bảo hộ.
Kỹ năng nhân sự là nhóm kỹ năng cần thiết để quản lý, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Chúng bao gồm: Kỹ năng tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên, đánh giá hiệu suất, quản lý và giám sát, xây dựng mối quan hệ, giải quyết xung đột, tạo động lực.
Đây gần như là kỹ năng bắt buộc đối với bất cứ nhà quản trị nào. Theo đó, kỹ năng này giúp nhà quản trị phân chia công việc đúng người, đúng thời điểm, khuyến khích, thúc đẩy nhân viên thực hiện công việc một cách hiệu quả. Chưa kể nhờ vậy bạn còn tối ưu hóa được nguồn lực, tránh tình trạng thiếu hụt nhân sự hoặc làm việc kém năng suất.
Ngoài các kỹ năng cơ bản kể trên, để trở thành nhà quản trị xuất sắc bạn còn cần bổ sung cho mình thêm kỹ năng bổ trợ như: Lập kế hoạch, giao tiếp, thuyết trình, đào tạo, quản lý thời gian, tổ chức, lãnh đạo, lắng nghe ….
Xem thêm: 6 kỹ năng nhà quản lý nhân sự cần có
Một nhân viên muốn phát triển thành lãnh đạo không chỉ phải có tố chất mà còn cần biết cách rèn luyện, trau dồi kỹ năng cho bản thân. Dưới đây là một số bí quyết bạn không nên bỏ lỡ.
Thực tế, kỹ năng của nhà quản trị không phải một sớm một chiều có thể bồi dưỡng được. Đây là cả quá trình dài học hỏi, trau dồi. Có như vậy bạn không chỉ nâng cao kỹ năng cho bản thân mà còn cải thiện hình ảnh, sự uy tín trước nhân sự của mình.
Trên đây là một số các kỹ năng của nhà quản trị cần có để điều hành doanh nghiệp. Nếu cần tham khảo các khóa học bổ trợ, bạn đừng quên cập nhật thông tin từ Gitiho.