Tiền lương là vấn đề mà bất kỳ người lao động nào cũng quan tâm khi thực hiện một công việc. Vì vậy, việc biết được tình hình lương thưởng, chế độ trung bình của mỗi ngành hàng, mỗi giai đoạn hay vùng địa lý sẽ giúp doanh nghiệp thiết kế thang bảng lương và các chế độ phúc lợi phù hợp hơn. Trong bài viết này, hãy cùng Gitiho có cái nhìn tổng quan về thực trạng thu nhập và kỳ vọng của người lao động thông qua Báo cáo Khảo sát lương 2022 của Navigos Group vừa được công bố vào tháng 4/2022 nhé!
Khóa học “Thực hành nghiệp vụ hành chính nhân sự từ A đến Z”
Mục lục
Theo số liệu, người lao động tham gia khảo sát tập trung chủ yếu ở 2 thành phố lớn, Hồ Chí Minh chiếm gần một nửa với 42.58%, theo sau là Hà Nội với tỉ lệ 26.7%. Số người thực hiện khảo sát còn lại thuộc khu vực các tỉnh khác như Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng,...
Khi được hỏi về cấp bậc hiện tại của người tham gia khảo sát, nhóm Nhân viên có nhiều kinh nghiệm nhưng chưa lên Quản lý đang dẫn đầu với 37.4%, theo sau là nhóm Quản lý chiếm 22.73%. Trưởng nhóm/ Giám sát chiếm tỉ lệ ít hơn với 18.67%, cấp bậc Giám đốc/ Trưởng bộ phận chiếm tỉ lệ 11.17%, số người còn lại là sinh viên mới ra trường, ít kinh nghiệm chiếm 8.48%.
Theo số liệu thu được, nhóm người lao động có kinh nghiệm làm việc từ 5 đến 10 năm đang chiếm tỉ lệ cao nhất với hơn 33%, theo sau là nhóm có kinh nghiệm làm việc dưới 5 năm chiếm 25.52%. Nhóm nhân viên có thâm niên làm việc từ 10 đến 15 năm cũng chiếm tỉ lệ khá cao với 23.29%. Còn lại 18.19% là nhóm người lao động có kinh nghiệm làm việc trên 15 năm.
Những người tham gia khảo sát đang làm việc chủ yếu trong 27 ngành nghề, trong đó phổ biến nhất là lĩnh vực Công nghệ thông tin + Viễn thông, chiếm tỷ trọng cao nhất với 7,5%. Tiếp theo là 02 ngành Xây dựng và Thiết bị điện tử, cùng chiếm tỷ lệ 7%. Các ngành Ngân hàng, Thực phẩm và Đồ uống và Giáo dục cũng đang chiếm tỷ trọng tương ứng lần lượt là 5,5%, 4,5% và 4,5%. Các ngành còn lại chiếm tỷ trọng thấp hơn như Vận tải / Giao nhận / Chuỗi cung ứng, Ô tô, Bán lẻ / Bán buôn, Bất động sản, …
Khi được hỏi về chế độ phúc lợi người lao động nhận ngoài lương, chúng tôi nhận thấy danh sách 10 phúc lợi hàng đầu mà người lao động nhận được đến thời điểm khảo sát lương 2022 xếp theo thứ tự giảm dần như sau:
(1). Lương tháng 13.
(2). Phúc lợi về sức khỏe, y tế.
(3). Chương trình chăm sóc sức khỏe.
(4). Thời gian làm việc linh hoạt.
(5). Phụ cấp đi lại.
(6). Làm việc tại nước ngoài.
(7). Ứng trước lương.
(8). Chế độ làm việc linh hoạt.
(9). Ngày nghỉ/ ngày nghỉ dịp sinh nhật.
(10). Hỗ trợ phí cho học tập.
Năm 2021, số tiền thưởng trung bình cao nhất mà người lao động nhận được là 1 tháng lương chiếm 40.53%, theo sau chiếm 22.2% người tham gia được nhận thưởng 2 tháng lương. Có đến 12.85% người lao động nhận thưởng dưới 1 tháng lương, điều này chứng minh ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid -19 đã tác động đến doanh nghiệp trong việc chi tiền thưởng cho nhân viên
Theo số liệu từ khảo sát, gần 33% người tham gia khảo sát khá hài lòng và hoàn toàn hài lòng về chế độ phúc lợi của công ty hiện tại. 46.2% người lao động cảm thấy ổn với chế độ phúc lợi của công ty, nhưng bên cạnh đó vẫn còn gần 21% không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng về chế độ phúc lợi của công ty hiện tại.
Cách xây dựng thang bảng lương theo nguyên tắc mới nhất 2021
Khi được hỏi về những yếu tố giữ chân người lao động làm việc ở công ty hiện tại, đa số người tham gia khảo sát trả lời rằng: Do Môi trường làm việc/ Đồng nghiệp và Công việc ổn định là những yếu tố giữ chân họ ở lại chiếm xấp xỉ 13%.
Địa điểm làm việc của công ty cũng là một yếu tố quan trọng được người lao động lựa chọn, chiếm gần 12%.
Tiền lương xếp vị trí thứ 4 trong danh sách với tỉ lệ 11%, ngoài ra còn có những yếu tố khác như: Thương hiệu công ty, cơ hội học tập và phát triển ở công ty hiện tại cũng là những lý do mà người lao động gắn bó với công ty họ đang làm việc
Theo số liệu thu thập được, khi tìm kiếm 1 công việc mới, hơn 17% người tham gia khảo sát trả lời rằng: Lương chính là yếu tố quan trọng nhất đối với họ.
Theo sau chính là các yếu tố như: môi trường làm việc ổn và đồng nghiệp thân thiện, Cơ hội học tập và phát triển cũng được số đông người lao động đang tìm kiếm ở công ty mới chiếm lần lượt 12% và 11%.
Các yếu tố tiếp theo được người lao động tìm kiếm ở công ty mới chính là: vị trí công ty, thương hiệu công ty, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng như người quản lý trực tiếp, … Điều này đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp trong kế hoạch tuyển dụng và giữ chân nhân tài
Hơn 87% người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là số liệu thể hiện trong báo cáo “Thị trường lao động trong làn sóng Covid-19 lần thứ 4 năm 2021: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG ĐI” được phát hành bởi Navigos Group. Có thể thấy rằng đợt dịch Covid lần thứ 4 đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động hơn tất cả những đợt dịch trước cộng lại.
Hơn 87% là con số cao kỷ lục, tình trạng số người thất nghiệp gia tăng nhanh chóng, việc làm khan hiếm, nguồn thu nhập hàng tháng giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người lao động
Theo số liệu trong báo cáo đã phát hành, có đến 41.5% người lao động cho biết họ đã thôi việc và chưa có việc làm mới.
Bên cạnh đó, số người lao động đang làm việc ổn định tại công ty vẫn chiếm tỉ lệ khá lớn với trên 47%. Nhóm đã thôi việc nhưng đã có việc làm mới chính thức và thời vụ chiếm phần tỉ lệ thấp hơn. Một số ít đã thôi việc và tự ra ngoài làm kinh doanh riêng.
Theo số liệu thu được tại bảng khảo sát lương 2022, có đến 61.11% người tham gia khảo sát cho biết lương của họ không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, đây thực sự là 1 tín hiệu đáng mừng. Trong khi đó, vẫn có người lao động bị cắt giảm lương dao động từ dưới 10% đến 50% lương, với tỉ lệ như sau:
Ngoài ra, theo số liệu thống kê từ báo cáo, cũng đã có 4.21% người lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid - 19 khi rơi vào trường hợp bị cắt giảm nhân sự, hoặc không được trả lương, chậm lương, và đây là ảnh hưởng không mong muốn nhất của người lao động khi trải qua làn sóng dịch Covid - 19 năm 2021 này.
Theo số liệu từ bảng khảo sát, trong năm 2021 có đến 57.59% người tham gia cho biết họ đã không đề xuất tăng lương, do tình hình dịch bệnh Covid đã ảnh hưởng rất nặng nề đến tình hình kinh doanh nên có thể nói đây là thời điểm chưa phù hợp để đề xuất tăng lương.
Trong khi đó, có đến 11.59% người tham gia cho biết đã đề xuất tăng lương nhưng không thành công.
Tuy nhiên, cũng có bộ phận người tham gia khảo sát cho biết họ đã thành công trong việc đề xuất tăng lương tương ứng với tỉ lệ như sau
Khi được hỏi về sự kỳ vọng về chính sách thăng tiến của công ty trong năm 2022, đa số người tham gia khảo sát chiếm hơn 42.21% chưa thể đưa được ra câu trả lời. Bởi đây là yếu tố khách quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như sự phục hồi của các doanh nghiệp nói riêng phần lớn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh Covid - 19 vào năm tới sẽ chuyển biến theo hướng như thế nào. Người lao động chưa thể biết tình hình dịch bệnh tốt hơn hay xấu đi nên họ không thể chắc chắn khi đưa ra câu trả lời.
Song song với đó, có gần 38% người tham gia khảo sát có cái nhìn lạc quan và rất lạc quan về chính sách thăng tiến của công ty trong năm mới. Việc này chứng minh người lao động đang rất kỳ vọng sự phục hồi kinh tế của các doanh nghiệp trong năm 2022 là điều rất khả thi.
Theo thống kê từ cuộc khảo sát, khi được hỏi về dự định trong tương lai cho ý định chuyển việc, có đến 42.45% người lao động cho biết sẽ chuyển sang công việc mới nếu tìm được cơ hội việc làm tốt hơn. Bên cạnh đó, 15.32% người tham gia khảo sát cho biết vẫn đang tìm kiếm một công việc mới. Và 2.16% người tham gia khảo sát cho biết đã tìm được một công việc mới.
Về dự định trong tương lai với ý định chuyển việc trong vòng 3 tháng tới, 6 tháng tới và 12 tháng tới tương ứng với tỉ lệ phản hồi từ người tham gia khảo sát là 5.83%, 4.36% và 3.84%.
Ngoài ra, theo thống kê từ cuộc khảo sát, cũng có 22.98% người tham gia khảo sát không có ý định chuyển việc trong thời gian sắp đến
Trên đây Báo cáo khảo sát lương năm 2022. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn xây dựng thang bảng lương và chế độ phúc lợi một cách đơn giản, phù hợp hơn.
Chúc bạn thành công!
Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:
Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!