Cách xây dựng thang bảng lương theo nguyên tắc mới nhất 2022

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Hệ thống thang lương, bảng lương là một trong những tài liệu rất quan trọng của doanh nghiệp. Làm thế nào để xây dựng được thang lương, bảng lương đúng theo mong muốn của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo tuân quy định, hướng dẫn của Bộ? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu cách xây dựng thang bảng lương theo nguyên tắc mới nhất 2022 nhé!  

Xem thêm: Cách xây dựng thang bảng lương, xác định mức đóng BHXH và lương cơ bản

Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương 2022

  • Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ (Căn cứ vào điều 7, Nghị định 49/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định)
  • Căn cứ vào Điều 94, Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 quy định:
    • Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc, chức danh được ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động
    • Mức lao động phải là mức trung bình, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc bình thường ; phải áp dụng thử trước khi ban hành chính thức
    • Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang, bảng lương và định mức lao động.
    • Thang, bảng lương và định mức lao động cần được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện

Qua đó, ta có thể rút ra những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi xây dựng thang lương, bảng lương như sau

  • Doanh nghiệp cần công bố công khai thang lương, bảng lương tại nơi là việc trước khi thực hiện
  • Nếu doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì cần tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
  • Không cần nộp thang lương, bảng lương cho Phòng Lao động, thương binh và xã hội, cần cần xây dưng thang lương, bảng lương và lưu tại doanh nghiệp để sử dụng và giải trình khi được cơ quan nhà nước yêu cầu (Khác với yêu cầu trước đây: Chỉ những doanh nghiệp dưới 10 lao động mới được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương)

Chuẩn bị hồ sơ xây dựng thang lương, bảng lương 

Theo quy định mới nhất 2022, hồ sơ xây dựng thang lương, bảng lương bao gồm các loại tài liệu sau:

  • Hệ thống thang lương, bảng lương

Cách xây dựng thang bảng lương theo nguyên tắc mới nhất 2022
 

  • Quyết định ban hành hệ thống thang lương, bảng lương

Cách xây dựng thang bảng lương theo nguyên tắc mới nhất 2022
 

  • Biên bản thông qua hệ thống thang lương, bảng lương
  • Bảnh quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ
  • Quy chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp 

Như vậy, so với những quy định trước đây, hồ sơ xây dựng thang lương, bảng lương mới nhất 2022 được lược 2 nội dung:

  • Công văn xin đăng ký hệ thống thang lươg, bảng lương
  • Người trực tiếp nộp biểu mẫu cần điền tên, số điện thoại kè theo chứng minh thư/căn cước công dân bản gốc để đối chiếu. 

Xem thêm: Cách lập bảng lương 3P trên Excel dễ hiểu nhất

Cách xây dựng thang lương, bảng lương 2022

Để xây dựng thang lương, bảng lương cần chú ý tuân theo các cách ghi chép các bậc lương như sau:

  • Bậc 1: Lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu vùng
  • Bậc lương sau trong thang lương, bảng lương phải lớn hơn bậc trước tối thiểu 5%

Chi tiết cách ghi chép như sau:

Cách ghi Bậc 1 của thang lương, bảng lương

  • Mức lương thấp nhất (mức lương tối thiểu) của một công việc, vị trí, chức danh đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đó do Chính phủ quy định
  • Căn cứ theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP:
Mức lương tối thiểu vùng năm 2022Mức lương
Đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I4.420.000 đồng/tháng
Đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II3.920.000 đồng/tháng
Đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III3.430.000 đồng/tháng
Đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV3.070.000 đồng/tháng
  • Mức lương thấp nhất đối với công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động phải đào tạo, học nghề (kể cả doanh nghiệp tự dạy nghề) phải coa hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Như vậy, mức lương tối thiểu sẽ như sau:
VùngMức lương tối thiểu của người lao động qua đào tạo nghề
I4.729.400 đồng/tháng
II4.194.400 đồng/tháng
III3.670.100 đồng/tháng
IV3.284.900 đồng/tháng
  • Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn 7% so với mức lương của công việc, vị trí có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường

Xem thêm: Hướng dẫn kế toán tiền lương xác định phụ cấp, trợ cấp trên bảng lương

Cách ghi từ Bậc 2 trở đi trong thang lương, bảng lương

  • Khoảng cách giữa 2 bậc lương liền kề trong thang lương, bảng lương phải đảm bảo mang tính khuyến khích, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm nhưng ít nhất bằng 5%
  • Số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp của công việc, vị trí đòi hỏi. 

Lưu ý khi sửa đổi thang lương, bảng lương

  • Cần định kỳ rà soát thang lương, bảng lương để sửa đổi, bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp và thị trường lao động cũng như đảm bảo các quy định của Luật lao động. 
  • Khi xây dựng, sửa đổi thang lương, bảng lương, doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc trước khi đưa thang, bảng lương vào sử dụng (Thông qua Biên bản thông qua Thang bảng lương)

Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp trong 14 giờ

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ những điều cần biết để xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định mới nhất 2022.  Bạn có thể tải xuống các mẫu tài liệu trong hồ sơ xây dựng thang lương, bảng lương ở cuối bài viết nhé!

Chúc bạn học tốt!

Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông