Nếu bạn đang muốn đầu tư vào một chương trình phát triển nhà lãnh đạo trở nên chuyên nghiệp và xuất sắc, trước hết bạn cần xây dựng khung năng lực của lãnh đạo. Đây không những là cơ sở để tổ chức đánh giá hiệu suất hiện tại mà còn là hướng dẫn giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện kỹ năng cũng như nâng cao năng lực của đội ngũ lãnh đạo.
Khung năng lực lãnh đạo là tập hợp những yếu tố ưu thái độ, kiến thức, kỹ năng, năng lực chuyên môn, phẩm chất được thể hiện qua những hành vi cụ thể mà một người lãnh đạo cần có để thực hiện vai trò của mình một cách hiệu quả nhất. Đây là một cách tiếp cận hệ thống để xác định những yếu tố quan trọng nhất mà một người lãnh đạo cần phải phát triển và làm chủ để đạt được sự thành công trong quản lý và hướng dẫn đội nhóm.
Mục tiêu của khung năng lực lãnh đạo là cung cấp hướng dẫn, bộ kỹ năng để họ có thể tự phát triển và cải thiện kỹ năng của mình.
Xem thêm: Cách xây dựng khung năng lực theo vị trí trong doanh nghiệp
Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp đều đang chú trọng đến việc xây dựng khung năng lực nói chung và khung năng lực lãnh đạo nói riêng bởi nó có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển cũng như nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân sự.
Dưới đây là một số lý do cần xây dựng khung năng lực lãnh đạo:
Hướng dẫn phát triển cá nhân: Khung năng lực lãnh đạo cung cấp hướng dẫn cho người lãnh đạo về những kỹ năng, năng lực mà họ cần phải cải thiện cũng như cần đạt được. Điều này giúp họ tự chủ trong việc phát triển sự nghiệp và trở thành một người lãnh đạo xuất sắc.
Đánh giá hiệu suất: Khung năng lực lãnh đạo cung cấp một cơ sở, tiêu chí chung để đánh giá hiệu suất lãnh đạo. Qua việc đối chiếu với khung năng lực này, tổ chức có thể dễ dàng đánh giá và đề xuất các cải tiến nhằm phát triển và nâng cao hơn nữa vai trò của người lãnh đạo.
Đảm bảo sự học hỏi liên tục: Khung năng lực lãnh đạo khuyến khích tinh thần học hỏi liên tục của mỗi cá nhân. Người lãnh đạo có thể tự đặt ra những mục tiêu phát triển và theo đuổi các cơ hội học tập mới để duy trì và nâng cao năng lực của mình.
Về cơ bản, khung năng lực lãnh đạo gồm có 4 nhóm năng lực chính, mỗi nhóm đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì thành công trong vai trò lãnh đạo.
Năng lực lõi là năng lực mà mỗi cá nhân cần phải có, không phụ thuộc vào vị trí công việc cụ thể. Đánh giá năng lực lõi thường được đánh giá dựa vào chiến lược, giá trị cốt lõi của mỗi tổ chức và doanh nghiệp. Những năng lực này là nền tảng, là điều kiện cho sự phát triển và thành công cá nhân trong môi trường làm việc.
Mỗi vị trí công việc đều đòi hỏi những năng lực chuyên môn riêng để nhân viên có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả. Điều này bao gồm kiến thức sâu rộng về lĩnh vực làm việc và kỹ năng chuyên môn của vị trí đó.
Để hoàn thành xuất sắc công việc thì ngoài năng lực chuyên môn, lãnh đạo cần có nhóm năng lực bổ trợ. Đây là nhóm năng lực áp dụng cho nhiều vị trí, chức danh trong các doanh nghiệp, dù không bắt buộc nhưng nếu không có năng lực này thì lãnh đạo khó có thể làm việc một cách hiệu quả và hiệu suất.
Có thể kể đến một số năng lực bổ trợ như kỹ năng tin học văn phòng (word, excel, powerpoint…), phân tích dữ liệu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ… Những năng lực này giúp người lãnh đạo thực hiện công việc tự tin, thành thạo, nâng cao được chất lượng và hiệu suất, góp phần vào việc cải tiến doanh nghiệp.
Năng lực quản lý yêu cầu người lãnh đạo cần có một số kỹ năng như kỹ năng tổ chức, lên kế hoạch, tạo động lực cho đội ngũ, giải quyết xung đột, xây dựng đội nhóm… Những kỹ năng là một trong những yếu tố quan trọng có vai trò quyết định đến sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Tại Công ty Công nghệ và Giáo dục Gitiho Việt Nam, việc xây dựng khung năng lực cho mỗi vị trí nói chung và khung năng lực cho lãnh đạo nói riêng sẽ góp phần quan trọng vào quá trình đào tạo, phát triển con người một cách toàn diện trong tổ chức.
Điều này giúp đảm bảo rằng đội ngũ lãnh đạo tại Gitiho không chỉ có kiến thức chuyên môn vững chắc và kỹ năng cần thiết ở vị trí của họ mà còn phản ánh các giá trị về mục tiêu và chiến lược của tổ chức.
Đồng thời, ứng dụng khung năng lực còn tạo điều kiện phát triển liên tục, đồng bộ hóa với mục tiêu chung của công ty và khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới trong môi trường làm việc.
Ví dụ về khung năng lực của vị trí Senior Manager CSKH tại Gitiho:
Trong đó bao gồm:
Năng lực lõi:
Năng lực chuyên môn:
Năng lực bổ trợ:
Năng lực quản lý:
Nếu tổ chức muốn xây dựng bộ khung năng lực hoặc đang gặp khó khăn trong quá trình triển khai có thể tham khảo tính năng Competency trên hệ thống LMS của Gitiho for Leading Business, Gitiho sẽ hỗ trợ bộ phận nhân sự xây dựng được khung năng lực cho từng vị trí, bộ phận giúp nhân sự đạt được mục tiêu cao trong công việc.
Đây cũng là tính năng được tích hợp trên hệ thống quản lý học tập LMS - công cụ đắc lực giúp mỗi doanh nghiệp triển khai hoạt động đào tạo thành công, biến mỗi doanh nghiệp thành tổ chức hiệu suất cao.
Xem thêm: 8 sai lầm khiến doanh nghiệp “đứt gánh giữa đường” khi triển khai Khung năng lực
Theo nghiên cứu của Gartner, chỉ có 27% các doanh nghiệp có được những nhà lãnh đạo tương lai mà họ cần. Do đó, việc xây dựng khung năng lực lãnh đạo là điều hết sức quan trọng vì nó góp phần vào quá trình tuyển dụng, đào tạo nhân sự và phát triển năng lực toàn diện của những lãnh đạo thực thụ.