Lắng nghe luôn mặc định sẵn là gì? Bạn đã thực sự biết cách lắng nghe

Nội dung được viết bởi Thái Minh

“Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” là kỹ năng mà ai cũng tưởng là đơn giản nhưng lại rất khó để thực hiện. Bởi nhiều người không thoát ra khỏi suy nghĩ mặc định của mình, luôn áp đặt suy nghĩ đó lên mọi thứ mà không tìm hiểu sự thật thật sự là gì. 

Chính những điều đó đã cản trở sự phát triển và thành công mà đáng lẽ chúng ta sẽ nhận được. Vậy làm thế nào để khám phá và làm chủ cơ chế “lắng nghe luôn mặc định sẵn” một cách hiệu quả, cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Lắng nghe luôn mặc định sẵn là gì?

Có bao giờ bạn rất thật lòng khen một ai đó rằng “Dạo này cậu làm tốt lắm, chắc thời gian qua cậu đã vất vả học tập và chăm chỉ đọc sách lắm đúng không?” thế nhưng đối phương lại suy diễn rằng bạn đang nói lời giả dối vì từ trước tới nay bạn chưa bao giờ nói với họ như thế. 

Đó chính là lắng nghe luôn mặc định sẵn trong suy nghĩ của mỗi người. Trong khi bản chất thật sự của câu nói đó là một lời khen ngợi và ghi nhận sự cố gắng vì bạn đã làm rất tốt. Tuy nhiên, thay vì đón nhận trong sự vui vẻ thì họ lại suy diễn làm cho mọi chuyện trở nên căng thẳng hơn. 

Điều này thể hiện rằng con người luôn có xu hướng lắng nghe dựa trên quan điểm, định kiến và thường dẫn đến những hiểu lầm hoặc đánh giá sai về câu nói của người khác. 

Chúng ta luôn sống trong một ảo tưởng rằng mình là người có tư duy cởi mở có thể đón nhận được trọn vẹn lời nói của người khác nhưng thực chất không phải như vậy. Con người luôn lắng nghe với một cơ chế mặc định sẵn trong đầu của họ. 

Mặc định sẵn nghĩa là cơ chế này mặc nhiên có sẵn trong não bộ của con người ngay từ khi sinh ra mà không cần chúng ta phải tạo ra. “Luôn luôn” nhấn mạnh ý nghĩa rằng cơ chế này luôn hoạt động và khó có thể thay đổi được. 

Đó là cơ chế lắng nghe người khác theo suy nghĩ mặc định, là cơ chế mà con người thường sử dụng để lắng nghe người khác. Tuy nhiên, cơ chế này đi kèm với một màng lọc ý kiến hay gọi là “biển ý kiến”, bao gồm những tiếng nói nhỏ trong đầu chúng ta. “Biển ý kiến” này liên quan đến việc đánh giá, suy đoán, lọc thông tin. 

Những tiếng nói nhỏ trong “biển ý kiến” có thể bao gồm cả những suy đoán về tính chất “thật lòng” của lời nói, họ sẽ cân nhắc nên tin hay không tin hoặc kết luận trước khi lắng nghe đủ thông tin. Đa số tiếng nói nhỏ liên quan đến việc giữ thể hiện hoặc làm tránh mất thể hiện và kết quả là làm cho con người sống trong trạng thái cam chịu và dễ cảm thấy cô độc trong giao tiếp. 

Lắng nghe luôn mặc định sẵn khiến con người bị giới hạn bởi những suy nghĩ mặc định mà họ tự suy diễn ra
Lắng nghe luôn mặc định sẵn khiến con người bị giới hạn bởi những suy nghĩ mặc định mà họ tự suy diễn ra

Vậy tại sao cần khám phá ra cơ chế “lắng nghe luôn mặc định sẵn”?

Thực chất, cơ chế lắng nghe này là phản xạ vô điều kiện của não bộ, được cài đặt mặc định từ khi con người sinh ra. Nếu không nhận ra cơ chế lắng nghe luôn mặc định sẵn, con người không chỉ không lắng nghe được trọn vẹn những gì người khác nói mà còn luôn sống trong trạng thái cam chịu và cay độc. 

Đặc biệt người lãnh đạo trong tổ chức không chỉ đối diện và đương đầu với sự cam chịu và cay độc của chính mình mà còn phải đối diện và đương đầu với sự cam chịu và cay độc của những người khác.

Khám phá ra cơ chế “lắng nghe luôn mặc định sẵn cực kỳ cần thiết và quan trọng vì nó giúp cho bản thân mỗi người hiểu rõ hơn về cách chúng ta lắng nghe và tương tác với người khác. Khi biết điều chỉnh và bình tĩnh hơn, bạn sẽ đón nhận lời nói của người khác một cách thoải mái mà không cần phải suy diễn. 

Với người lãnh đạo trong tổ chức, hiểu về cơ chế này sẽ dễ dàng đối diện với sự cam chịu và cay độc của chính bản thân mình và của nhân viên trong tổ chức. Bằng cách thấu hiểu, lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác, lãnh đạo sẽ tạo nên môi trường giao tiếp tích cực và xây dựng được lòng tin giữa nhân viên trong tổ chức. 

Ví dụ như: 

Anh Bách, CEO công ty Gitiho là một người đạt nhiều thành công lớn với những thành tựu nổi bật khi còn rất trẻ. Đối với mọi người, nhân viên cũng như đối tác, người cùng ngành thì anh Bách là một lãnh đạo trẻ tài năng, xuất chúng. 

Tuy nhiên, vì là người tài giỏi nên anh có xu hướng áp đặt ý kiến của mình lên người khác, không chịu lắng nghe những gì người khác nói. Chính vì thế, anh đã tạo cho mình một biển ý kiến riêng. Anh cho rằng những thành công mình đạt được chính là sự khẳng định về lời nói của mình, nhân viên chỉ cần nghe theo anh và thực hiện chứ không cần nêu quan điểm. 

Nhưng nhân viên họ có vô vàn những ý tưởng của riêng mình, họ muốn sáng tạo và làm theo những cách làm mới, đó cũng là cách để họ phát triển tư duy và phát triển hơn. Thế nhưng, khi 1 nhân viên muốn đề xuất ý tưởng và kế hoạch thực hiện để đổi mới chiến lược thì anh Bách CEO lại thẳng thừng từ chối và nói rằng “có kế hoạch khác tốt hơn rồi”. 

Kế hoạch bị từ chối mà không có lý do khiến cho nhân viên cảm thấy mình không được lắng nghe, không được tôn trọng và dần dần họ sẽ thiếu động lực để làm việc và gắn bó. 

Trong trường hợp này, nếu lãnh đạo nhận ra mình đang sống trong cơ chế “lắng nghe luôn mặc định sẵn” thì họ sẽ cảnh giác với “biển ý kiến” mà mình tạo ra và thay đổi cách mình suy nghĩ. Đơn giản chỉ là thay đổi bằng cách lắng nghe nhân viên của mình và tôn trọng quyết định của họ, cho họ những lời khuyên để tốt hơn.  

Không những thế một số lãnh đạo còn làm trầm trọng vấn đề hơn khi họ không bao giờ công nhận sự đóng góp của một nhân viên không giỏi, nhân viên bình thường. Bởi từ trước đến nay, suy nghĩ của họ luôn mặc định là “đây là nhân viên bình thường, chưa bao giờ có đóng góp gì nổi bật nên chắc không làm được việc”. Nhưng có thể ngày hôm qua nhân viên đó kém cỏi thật, nhưng qua từng ngày họ lại phát triển và giỏi giang hơn. 

Nếu lãnh đạo lắng nghe và cho nhân viên cơ hội thì biết đâu chính họ lại mang đến những giá trị tích cực cho tổ chức. 

Làm thế nào để làm chủ cơ chế lắng nghe luôn mặc định sẵn?

Nhiều người ý thức được rằng tiếng nói nhỏ mang ý nghĩa xấu và bản thân cố gắng không để tiếng nói nhỏ trong đầu nữa. Nhưng điều này là hoàn toàn không thể.

Con người không thể tắt đi tiếng nói nhỏ được và việc có tiếng nói nhỏ không làm cho con người trở nên xấu xa. 

Nhưng trong nhiều trường hợp, cơ chế lắng nghe mặc định sẵn với tiếng nói nhỏ không hiệu quả với cá nhân và tổ chức.

Có một số gợi ý để chúng ta nhận diện và làm chủ cơ chế lắng nghe luôn mặc định sẵn một cách hiệu quả như:

Quan sát và nhận ra tiếng nói nhỏ trong đầu

Trước hết hãy bắt đầu quan sát để nhận ra và ghi nhận lại những tiếng nói nhỏ bản thân mình đang lắng nghe. Khi nhận về chúng sẽ giúp bạn nhận ra những yếu tố tác động đến cách lăng nghe của bạn. 

Lắng nghe tâm huyết

Hãy tập trung lắng nghe người khác nói mà đừng vội đánh giá sớm. Bạn có thể đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ hơn, dần dần bước chân vào thế giới họ và hiểu hơn về cảm xúc, quan điểm cũng như lý do đằng sau lời nói của họ.

Cố gắng hiểu đúng ý của người khác

Đừng suy diễn vấn đề và làm nó trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bạn suy diễn bạn sẽ biến lời nói của người khác thành một ý nghĩa khác mà bản chất của nó thì không phải như vậy. Sau khi nghe người khác nói hãy tái tạo lại để đảm bảo rằng bạn đã nghe đúng ý những gì người khác muốn truyền đạt. 

Quan sát và nhận ra trạng thái cam chịu và cay độc

Hãy bắt đầu việc quan sát và nhận ra trạng thái cam chịu cay độc mà mình phải sống trong đó, do mình dành mối quan tâm quá lớn đến việc giữ thể diện và tránh mất thể diện. Từ đó suy nghĩ xem mình có thể buông bỏ được giữ thể diện hay không.

Để hoàn thiện và phát triển kỹ năng lắng nghe, bạn có thể tham khảo khóa học Kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực trên nền tảng giáo dục trực tuyến Gitiho để trở thành người giao tiếp, lắng nghe một cách trọn vẹn. Khóa học sẽ cung cấp cho bạn những kỹ năng, quy tắc lắng nghe và phản hồi tích cực khi giao tiếp nới công sở. 

Qua bài viết trên, có một số câu hỏi mà bất kỳ ai cũng nên chiêm nghiệm đó là: 

Tôi đã có tiếng nói nhỏ trong (những) tình huống nào? 

Hậu quả của việc có tiếng nói nhỏ trong tình huống đó là gì? 

Qua sự việc đó, tôi rút ra được kinh nghiệm là gì? 

Tóm lại, lắng nghe luôn mặc định sẵn là một cơ chế hoạt động tự nhiên của não bộ con người ngay từ khi sinh ra. Đó là trạng thái lắng nghe qua một màng lọc với một “biển ý kiến”, phần lớn ý kiến trong đó liên quan đến việc giữ thể diện hoặc tránh mất thể diện. Cơ chế này không những khiến cho con người không lắng nghe được trọn vẹn lời nói của người khác mà còn phải sống trong trạng thái cam chịu và cay độc.

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông