Mô hình Kirkpatrick được quốc tế công nhận trong việc đánh giá, phân tích tác động của việc đào tạo. Thông qua 4 cấp độ của Kirkpatrick, nhà quản lý dễ dàng giải đáp các câu hỏi liên quan tới hiệu quả của quá trình training. Ngoài ra bạn cũng biết được chương trình đào tạo được thiết lập có phù hợp hay không? Cần điều chỉnh nội dung gì. Cụ thể Kirkpatrick tác động như thế nào, nội dung dưới đây sẽ bật mí chi tiết.
Kirkpatrick là công cụ phân tích, đánh giá hiệu quả quả đào tạo, giảng dạy thông qua 4 cấp độ. Mô hình này được cựu Giáo sư danh dự Đại học Wisconsin – Donald Kirkpatrick lần đầu tiên giới thiệu vào năm 1959. Ông tiếp tục cập nhật vào năm 1975 và 1993.
Mỗi cấp độ kế tiếp trong mô hình Kirkpatrick đại diện cho một thước đo chính xác về hiệu quả của chương trình đào tạo. Sau này, Kirkpatrick tiếp tục được phát triển bởi con trai người sáng lập – Jame và vợ Wendy Kayser Kirkpatrick.
Năm 2016, Jame và Wendy tiến hành sửa đổi và làm rõ lý tuyết ban đầu. Đồng thời họ giới thiệu “Mô hình Kirkpatrick Thế giới mới” trong cuốn sách cùng tên. Một trong những bổ sung là nhấn mạnh tầm quan trọng của đào tạo phù hợp với công việc hàng ngày trong doanh nghiệp.
Xem thêm: 6 yếu tố xây dựng quy trình đào tạo nội bộ hiệu quả
Kirkpatrick được sử dụng rất rộng rãi trong ngành L&D nhằm đánh giá hiệu quả các giải pháp đào tạo. Mô hình này trở thành lựa chọn lý tưởng cho nhiều chuyên gia đào tạo và lãnh đạo doanh nghiệp bởi sở hữu một số ưu điểm sau:
Chưa kể, cách tiếp cận của mô hình Kirkpatrick khá linh hoạt, đơn giản, có khả năng thích ứng đa ngành. Nhờ vậy giảng viên dễ dàng triển khai đến nhiều đối tượng khác nhau.
Tuy nhiên, Kirkpatrick vẫn còn mang một số hạn chế và cần sự đánh đổi. Theo đó mô hình này chiếm nhiều thời gian thực hiện. Chưa kể, doanh nghiệp cần đầu tư ngân sách lớn nếu muốn tiến hành tất cả các bài kiểm tra trước, sau và phân tích kết quả học tập.
Bốn cấp độ được nhắc đến trong Kirkpatrick gồm: Sự phản ứng lại (Reaction), học tập (Learning), hành vi (Behavior), kết quả (Results). Bạn có thể tìm hiểu chi tiết đặc trưng 4 cấp độ ngay sau đây:
Trước tiên chúng ta cần ghi lại phản ứng của nhân viên đối với khóa học. Sự gắn kết của nhân sự rất quan trọng trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Khảo sát này cung cấp cho bạn cái nhìn chính xác về những gì đang diễn ra hay cần cải thiện.
Để tìm hiểu tâm tư của nhân viên về chương trình đào tạo, bạn có thể thực hiện thăm dò ngay sau buổi học. Những câu hỏi có thể đưa vào như:
Ngoài ra, nhà quản trị có thể theo dõi các số liệu trực quan như: Tỷ lệ tham gia, tỷ lệ hoàn thành, thời gian học viên dành cho đào tạo. Thông qua những phản hồi này bạn dễ dàng xác định điều gì cần cải thiện, thay đổi giúp khóa học tương lai hiệu quả hơn.
Ở cấp độ này chúng ta đo lường chính xác những gì nhân sự đã được học (hoặc không) trong khóa đào tạo. Muốn hiệu quả, bạn nên kiểm tra nhân sự của mình cả trước và sau khóa học nhằm đo lường sự tiến bộ.
Áp dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp hoặc làm bài thi. Để đảm bảo khách quan, giảm bớt sự mâu thuẫn bạn cần xác định trước quy trình cho điểm rõ ràng, cụ thể.
Bước tiếp theo chúng ta tiến hành đánh giá nhân viên có áp dụng những điều họ được học vào thực tiễn hay không. Quá trình này cần thời gian quan sát, xem xét hàng tuần hoặc hàng tháng. Bởi không phải kết thúc khóa học họ có cơ hội áp dụng ngay.
Muốn đo lường hành vi, bạn có thể phỏng vấn, ghi lại dựa trên quan sát thực tế hoặc tạo cơ hội. Chẳng hạn bạn giao dự án cho thành viên đã tham gia đào tạo và đòi hỏi nhóm áp dụng kỹ năng họ đã học được để xử lý.
Xem thêm: 5 bước xây dựng quy trình đào tạo nhân sự mới hiệu quả, chuyên nghiệp
Việc thiếu thay đổi hành vi không đồng nghĩa với việc đào tạo không có hiệu quả. Đơn giản quy trình, điều kiện hiện tại của doanh nghiệp không đủ tạo ra môi trường lý tưởng cho sự chuyển biến.
Bước cuối trong mô hình Kirkpatrick dành riêng cho việc đo lường kết quả trực tiếp. Cấp độ này đánh giá việc học tập dựa trên kết quả kinh doanh của tổ chức. Tuy nhiên các chỉ số này cần thiết lập trước khi học tập.
Theo một nghiên cứu của Brandon Hall Group: “Rất ít tổ chức thu thập số liệu giúp liên kết việc học với hiệu suất của cá nhân, tổ chức. Thực tế chỉ có khoảng 8% công ty đo lường các khóa học khác nhau dựa trên kết quả kinh doanh”.
Dựa trên phân tích dữ liệu ở mỗi cấp độ, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về kết quả đào tạo. Đây cũng là nền tảng cho phép doanh nghiệp điều chỉnh lại kế hoạch, chỉnh sửa khóa học phù hợp hơn.
Như vậy, sử dụng mô hình Kirkpatrick tạo ra kế hoạch đo lường kết quả đào tạo nguồn nhân lực khả thi. Gitiho hy vọng với chia sẻ trên đây bạn đã hiểu hơn về 4 cấp độ của công cụ đánh giá chuẩn quốc tế này.
Để hoạt động đào tạo và thực hiện khảo sát, đo lường cùng diễn ra trên một nền tảng thống nhất, bạn có thể tham khảo hệ thống e-Learning của Gitiho for Leading Business với 165+ tính năng phù hợp với yêu cầu của mọi doanh nghiệp.