Khi tham gia làm việc chính thức tại một doanh nghiệp thì người lao động và cả người sử dụng lao động đều phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Dưới đây là những quy định đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ai cũng cần lưu ý. Hãy cùng Gitiho khám phá những quy định đó là gì trong bài viết dưới đây nhé.
Từ ngày 01/01/2018, người làm việc theo hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trường hợp mà người lao động làm việc 1 tháng trở lên mà doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp đó đang vi phạm luật lao động.
Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thường xuyên thay đổi theo mức lương cơ bản, cho nên bạn cần phải cập nhật liên tục. Việc xác định vùng I, II, III, IV tùy thuộc theo địa phương cấp huyện, quận, thị xã mà doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh. Tức là trong cùng một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương thì các quận các huyện sẽ có các mức đóng bảo hiểm xã hội khác nhau.
Lưu ý về mức lương tháng trích BHXH tối đa:
20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng
Các mức đóng bảo hiểm xã hội này còn có thể thay đổi, tùy theo điều kiện kinh tế xã hội và quyết định của chính phủ. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy mức mà người lao động phải nộp là 10,5 %, mức này ít biến động.
Việc giảm mức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động nhằm giảm áp lực lên người sử dụng lao động để giúp các doanh nghiệp duy trì và phát triển.
Ví dụ về việc trích lương đóng bảo hiểm xã hội
Anh X có mức lương đóng BHXH là 10 triệu đồng. Tại thời điểm tháng 2/2022, mức trích BHXH theo lương anh X như sau:
Không phải tất cả khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động đều là mức lương tính đóng BHXH, một số khoản phụ cấp không tính đóng BHXH, bao gồm:
Ví dụ về mức lương trích đóng BHXH khi có khoản phụ cấp:
Anh X có mức lương đóng BHXH là 10 triệu đồng trước ngày 1/3/2022, anh X được hưởng phụ cấp ăn trưa là 730 nghìn đồng và 500 nghìn đồng phụ cấp điện thoại do anh X được điều chuyển sang bộ phận khác.
→ Mức lương đóng BHXH của anh X vẫn là 10 triệu đồng vì các khoản phụ cấp tăng thêm từ tháng 3 không tính đóng BHXH.
Lưu ý: Các khoản phụ cấp cần được quy định rõ ràng trong Hợp đồng lao động, quy chế tài chính của công ty thì mới được tính là khoản phụ cấp không tính đóng BHXH.
Trên đây là những quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022. Có thể những quy định này thường xuyên có sự đổi mới, vì vậy chúng cần phải theo dõi và cập nhật để biết về nghĩa vụ của mình cũng như của doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn nắm vững những kiến thức về kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân, và những nghiệp vụ kế toán khác bạn hãy đăng ký ngay khóa học Kế toán Tổng hợp Thực hành Thực tế từ A đến Z của chúng mình nhé. Khóa học này cầm tay chỉ việc từng nghiệp vụ phát sinh cụ thể từ xây dựng bộ hệ thống sổ sách, ghi sổ, hạch toán, kết chuyển, lên báo cáo tài chính, báo cáo thuế,...
Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn học tập tốt!
Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:
Hãy bấm Đăng ký và Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!