Những điểm cần lưu ý khi giao kết hợp đồng đào tạo với người lao động

Nội dung được viết bởi Sabrina

Khi doanh nghiệp tổ chức đào tạo cho người lao động, đặc biệt là đối với một số ngành nghề đặc thù, cần trải qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, doanh nghiệp nên kí kết hợp đồng đào tạo với người lao động để tránh gây thâm hụt ngân sách đào tạo do nhân viên nghỉ việc sau khi đã đào tạo xong. Trong bài viết này, hãy cùng Gitiho tìm hiểu về những điểm cần lưu ý khi giao kết hợp đồng đào tạo với người lao động nhé!

Chương trình học: HRG04 - Pháp luật lao động

Căn cứ pháp lý giao kết hợp đồng đào tạo

  • Điều 62 Bộ luật Lao động 2019
  • Điều 61 Bộ luật Lao động 2019
  • Điều 60 Bộ luật Lao động 2019
  • Điều 59 Bộ luật Lao động 2019

Khi doanh nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động đang làm việc; hoặc, có hoạt động tuyển người vào đào tạo, dạy nghề (sau đây gọi chung là hoạt động đào tạo) để làm việc cho mình thì các bên phải ký kết hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí. Nếu việc đào tạo này không xuất phát từ mục đích là để người được đào tạo làm việc cho doanh nghiệp; hoặc là, có thực hiện thu học phí thì doanh nghiệp sẽ phải đăng ký kinh doanh hoạt động dạy nghề.

Nói tóm lại, hoạt động đào tạo đang đề cập ở đây là việc doanh nghiệp sử dụng kinh phí của mình (kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động) để trực tiếp hoặc tổ chức đào tạo cho người lao động đang làm việc cho mình, cho những người sẽ làm việc cho mình; chứ không nhằm mục đích kinh doanh sinh lời từ các hoạt động ấy.

hop-dong

Nội dung hợp đồng đào tạo

Nội dung cần có trong hợp đồng đào tạo

Hợp đồng đào tạo đối với người đang làm việc tại doanh nghiệp hoặc Hợp đồng đào tạo đối với người chưa làm việc tại doanh nghiệp phải được lập thành ít nhất 02 bản để mỗi bên giữ lấy 01 bản và phải bao gồm những nội dung chính yếu sau:

1. Nghề đào tạo;

2. Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

3. Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

4. Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

5. Trách nhiệm của doanh nghiệp;

6. Trách nhiệm của người lao động.

Trong đó, "Chi phí đào tạo" bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học; trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài. Doanh nghiệp nên quy định rõ các chi phí này để thuận lợi hơn nếu phải buộc người lao động hoàn trả chi phí đào tạo.

Những nguyên tắc quan trọng khi giao kết hợp đồng

Lưu ý khi giao kết hợp đồng đào tạo với đối tượng chưa phải người lao động của doanh nghiệp

Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động đào tạo cho các đối tượng chưa là người lao động của mình thì doanh nghiệp cũng phải chú ý các vấn đề sau:

1. Các đối tượng này phải từ đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.

2. Trong thời gian đào tạo, nếu người lao động trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được doanh nghiệp trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.

3. Trường hợp doanh nghiệp tuyển dụng người lao động vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc thì thời hạn tập nghề không quá 3 tháng.

4. Hết thời hạn đào tạo, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Lưu ý:

Trong thực tế, Hợp đồng đào tạo và Hợp đồng thử việc thường có mối quan hệ với nhau theo hướng diễn ra song song. Tức là, khi bắt đầu thời hạn thử việc thì cũng đồng thời được đào tạo luôn.

Phân biệt hợp đồng thử việc và hợp đồng đào tạo


Hợp đồng đào tạo

Hợp đồng thử việc

Nguyên nhân ký kết hợp đồng

Khi doanh nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động đang làm việc; hoặc, có hoạt động tuyển người vào đào tạo, dạy để làm việc cho mình thì các bên cần giao kết hợp đồng đào tạo.

Tính chất của hợp đồng

Là việc doanh nghiệp sử dụng kinh phí của mình (kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động) để trực tiếp hoặc tổ chức đào tạo cho người lao động đang làm việc cho mình, cho những người sẽ làm việc cho mình; chứ không nhằm mục đích kinh doanh sinh lời từ các hoạt động ấy.

Nội dung chính yếu của hợp đồng

- Nghề đào tạo.

- Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo.

- Chi phí đào tạo

- Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho doanh nghiệp sau khi được đào tạo.

- Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo.

- Trách nhiệm của doanh nghiệp.

Tham khảo mẫu: Hợp đồng đào tạo đối với người đang làm việc tại doanh nghiệp.

Hợp đồng đào tạo đối với người chưa làm việc tại doanh nghiệp

Tiền lương

Trong thời gian được đào tạo, nếu các đối tượng này trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được doanh nghiệp trả lương theo mức do hai bên thoả thuận. Tiền lương này không cần đáp ứng yêu cầu về tiền lương tối thiểu vùng; do chưa phải là người lao động (chưa làm việc theo hợp đồng lao động) của doanh nghiệp.

Số lần ký kết hợp đồng

Do thỏa thuận giữa hai bên

Xem thêm: Quy định về hợp đồng thử việc theo Bộ Luật lao động mới nhất

Tổng kết

Trên đây là các vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý khi giao kết hợp đồng đào tạo với người lao động. Doanh nghiệp và người lao động cần có trách nghiệp thực hiện đúng theo hợp đồng để đảm bảo quyền lợi cao nhất và nghĩa vụ của mỗi bên với nhau.

Mong rằng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!

 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông