Quy định về hợp đồng thử việc theo Bộ Luật lao động mới nhất

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Hợp đồng thử việc là một trong những hợp đồng quan trọng mà người sử dụng lao động và người lao động đều cần lưu ý. Vậy hợp đồng thử việc là gì? Hợp đồng thử việc có nội dung, quy định gì khác so với hợp đồng lao động khác? Hãy cùng Gitiho tìm kiếm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Hợp đồng thử việc là gì?

Thử việc là hình thức thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, nhằm đánh giá khả năng phù hợp với công việc và môi trường làm việc của người lao động trước khi có quyết định ký hợp đồng lao động chính thức. Lúc này, người lao động và người sử dụng lao động sẽ giao kết một loại hợp đồng theo quy định của pháp luật để ghi nhận sự thỏa thuận này. Đó chính là hợp đồng thử việc. 

Hợp đồng thử việc được quy định tại Điều 24, Bộ Luật Lao động 2019.

Bạn có thể tải mẫu hợp đồng thử việc ở cuối bài viết nhé!

hop-dong-thu-viec
Mẫu Hợp đồng thử việc

Những quy định của pháp luật về thử việc và hợp đồng thử việc

Để tránh xảy ra tình trạng quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng và xâm phạm trong quá trình thử việc, người lao động cần nắm rõ các quy định của pháp luật về thử việc và hợp đồng thử việc.

Nội dung cần có trong hợp đồng thử việc

Những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng thử việc được quy định tại Điều 24, Bộ Luật lao động 2019 và được cụ thể hóa tại Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

1. Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động:

a. Tên của người sử dụng lao động: Đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì lấy theo tên của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức; đối với tổ hợp tác thì lấy theo tên tổ hợp tác ghi trong hợp đồng hợp tác; đối với hộ gia đình, cá nhân thì lấy theo họ tên của người đại diện hộ gia đình, cá nhân ghi trong Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu được cấp.

b. Địa chỉ của người sử dụng lao động: đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì lấy theo địa chỉ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức; đối với tổ hợp tác thì lấy theo địa chỉ trong hợp đồng hợp tác; đối với hộ gia đình, cá nhân thì lấy theo địa chỉ nơi cư trú của hộ gia đình, cá nhân đó; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có).

c. Họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động: ghi theo họ tên, chức danh của người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động.

2. Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động:

a. Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có), số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền cấp của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 18 của Bộ luật Lao động.

b. Số giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với người lao động là người nước ngoài.

c. Họ tên, địa chỉ nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 15 tuổi.

hop-dong-thu-viec

3. Công việc và địa điểm làm việc:

a. Công việc: những công việc mà người lao động phải thực hiện.

b. Địa điểm làm việc của người lao động: địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.

4. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác:

a. Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

Xem thêm: Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản chuẩn nhất 2022

b. Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:

b1. Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

b2. Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

c. Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:

c1. Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

c2. Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

d. Hình thức trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động.

đ. Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động.

5. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Theo thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy định của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật.

Xem thêm: Những quy định mới về chính sách bảo hiểm xã hội năm 2022

6. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: Những loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của người sử dụng lao động và quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Lưu ý: Những công việc có thời gian giao kết dưới một tháng thì không áp dụng thử việc.

Những quy định cần lưu ý về thử việc

Thời gian thử việc

Bộ luật lao động quy định về thời gian thử việc như sau:

Điều 25. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương trong thời gian thử việc được quy định tại điều 26, Bộ Luật Lao động

Điều 26. Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Kết thúc thời gian thử việc

Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Như vậy có sự khác biệt giữa Bộ Luật Lao động cũ và Bộ Luật lao động 2019. Nếu Bộ Luật lao động cũ quy định rằng, khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động thì Bộ Luật Lao động 2019 cho phép người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động nên khi kết thúc thời gian thử việc mà đạt yêu cầu thì tiếp tục hợp đồng lao động đó còn không đạt thì chấm dứt hợp đồng lao động. 

Tổng kết

Hợp đồng là công cụ ghi nhận sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, là minh chứng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên trước pháp luật. Vì vậy, cả người lao động và người sử dụng lao động đều cần ký kết và chấp hành theo đúng quy định của hợp đồng lao động nói chung và hợp đồng thử việc nói riêng để hưởng trọn quyền lợi và thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.

Một nhân viên Hành chính - Nhân sự cần nắm rất chắc về kiến thức Luật, đặc biệt là Luật Lao động và Luật bảo hiểm xã hội để nhanh chóng, dễ dàng giải quyết các vấn đề, giải đáp các thắc mắc của người lao động liên quan đến hợp đồng, chế độ lương, thưởng, phúc lợi cũng như các nghĩa vụ về thuế. Khóa học “HRG04 - Pháp luật lao động” với 37 bài giảng sẽ mang tới cho các bạn đầy đủ các kiến thức, kinh nghiệm và lưu ý về Luật Lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm xã hội cũng như các nghĩa vụ thuế chỉ sau 8 giờ học. Các bạn có thể bấm vào đây để tham khảo nhé!

Chúc bạn học tốt!

Tài liệu kèm theo bài viết

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông