Vấn đề lương thưởng vẫn luôn là yếu tố được quan tâm nhất đối với đa số người đi làm tại doanh nghiệp hoặc tổ chức. Trong số đó, khái niệm lương cơ bản cũng rất được chú trọng và luôn được cập nhật thường xuyên. Trong bài biết hôm nay, hãy cùng Gitiho tìm hiểu lương cơ bản là gì và cách tính lương cơ bản nhé!
Lương cơ bản là mức lương thấp nhất hay tối thiểu mà người lao động được nhận khi làm việc trong một doanh nghiệp, công ty, tổ chức hoặc đơn vị nào đó. Lương cơ bản không bao gồm tiền thưởng, phúc lợi, vì vậy lương cơ bản không phải lương thực nhận của người lao động.
Lương cơ bản còn có thể hiểu là lương thỏa thuận giữa người lao động và tổ chức được ghi trong hợp đồng, nhằm tạo cơ sở tính tiền lương người lao động được nhận định kỳ trong tổ chức, đơn vị đó. Ngoài vấn đề thỏa thuận giữa hai bên, lương cơ bản còn phụ thuộc vào tính chất cũng như yêu cầu cụ thể của mỗi công việc.
Xem thêm: Lương tháng 13 tính thế nào? 6 câu hỏi thường gặp về lương tháng 13
Để tính được lương cơ bản chính xác, đầu tiên bạn cần phải biết mức lương cơ sở và hệ số lương và lương tối thiểu vùng tương ứng với công việc cũng như chức vụ của mình. Mức lương cụ thể của từng yếu tố này là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Để tính được lương cơ bản chính xác, đầu tiên bạn cần phải biết mức lương cơ sở tương ứng là gì. Theo nghị định số 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ bản của người lao động trong cơ quan Nhà nước (công chức, viên chức) được tính dựa trên mức lương cơ sở nhân với hệ số lương. Mức lương cơ sở trong năm 2020 cho người lao động trong cơ quan nhà nước có giá trị 1.490.000 đồng/tháng.
Do cả hai năm 2020,2021 đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Vậy nên từ 1/1/2022, mức lương cơ sở vẫn được giữ nguyên theo nghị định 38 là 1.490.000 đồng/tháng.
Hệ số lương được sử dụng với mục đích tính lương cơ bản cho người lao động cũng như một số chế độ khác. Hệ số lương là yếu tố rất quan trọng bởi nó quyết định sự chênh lệch trong mức lương của mỗi cấp bậc, chức vụ trong doanh nghiệp, tổ chức.
Bên cạnh đó, hệ số lương cũng giúp tổ chức, đơn vị dễ dàng xây dựng được bảng lương. Từ đó tạo cơ sở để tính tiền lương, tiền thưởng, chế độ BHXH,….Cụ thể về hệ số lương được đề cập trong bảng dưới đây:
Trình độ, cấp bậc của người lao động | Hệ số lương cơ bản |
trình độ Trung Cấp | 1.86 |
trình độ Cao đẳng | 2.10 |
trình độ Đại học | 2.34 |
trình độ Thạc Sĩ | 2.67 |
trình độ Tiến Sĩ | 3.00 |
Tùy thuộc vào năng lực và trình độ mỗi cá nhân mà doanh nghiệp có thể tăng hệ số lương của cá nhân đó theo mức phù hợp. Tuy nhiên mức độ chênh lệch giữa các cấp bậc phải giữ ở mức 5%.
Ngược lại với người lao động trong cơ quan Nhà nước, người lao đồng tại doanh nghiệp sẽ tính lương theo các vùng. Theo nghị định số 90/2019/NĐ-CP, mức lương cơ bản của người lao động (không làm trong cơ quan Nhà nước) được tính bằng lương tối thiểu vùng, cụ thể là:
Các vùng tương ứng | Mức lương tối thiểu vùng |
Vùng I | 4.420.000 đồng/tháng |
Vùng II | 3.920.000 đồng/tháng |
Vùng III | 3.430.000 đồng/tháng |
Vùng IV | 3.070.000 đồng/tháng |
Như đã đề cập ở trên, cách tính lương cơ bản được quyết định từ các yếu tố đó là: Mức lương cơ sở, hệ số lương và lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, cách tính lương này sẽ chia ra thành hai nhóm người lao động đó là: Nhóm lao động và công chức , viên chức, cán bộ trong cơ Nhà Nước và Nhóm người lao động trong doanh nghiệp.
Xem thêm: Lương GROSS là gì? Phân biệt phương pháp trả lương GROSS và NET
Đối với nhóm lao động này, công thức tổng quát tính lương cơ bản sẽ là:
Lương cơ bản = lương cơ sở x hệ số lương
Trong đó, lương cơ sở đối với nhóm lao động trong cơ quan nhà Nước sẽ ở mức 1.490.000 đồng/tháng. Còn hệ số lương thì tùy vào cấp độ, trình độ của cá nhân đã được đề cập ở bảng trên. Ví dụ như bạn có hệ số lương ở trình độ Cao đẳng, vậy lương cơ bản của bạn sẽ là:
Lương cơ bản = 2.10 x 1.490.000 = 3.129.000 đồng/tháng.
Đối với người lao động làm việc không thuộc cơ quan nhà Nước, cách tính lương cơ bản sẽ phụ thuộc vào lương tối thiểu vùng như đã được đề cập ở trên. Đặc biệt, những người lao động trong doanh nghiệp đã được đào tạo hoặc học nghề thì mức lương cơ bản sẽ được tăng 7% so với mức lương tối thiểu theo quy định.
Ví dụ: Bạn là người lao động trong doanh nghiệp ở vùng 1, đã qua đào tạo, học nghề bài bản thì mức lương cơ bản của bạn sẽ là:
Lương cơ bản = 4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.540 đồng/tháng
Trên đây là những thông tin về khái niệm lương cơ bản là gì cũng như cách tính lương cơ bản chuẩn cho năm 2022. Mong rằng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn.
Chúc bạn thành công!
Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:
Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!