Trong bài viết này, Gitiho.com sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về các chứng từ xuất nhập khẩu gồm Invoice, Packing và Contract. Cùng với đó chúng ta sẽ đi sâu hơn các hợp đồng thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nắm được những chứng từ và hợp đồng này, chắc chắn bạn đọc sẽ nâng cao được nghiệp vụ của mình, nẵm rõ được các thành phần trong hợp đồng và phân biệt được Invoice và Packing
Trong xuất nhập khẩu, ba chứng từ gồm Invoice, Packing và Contract sẽ đều được làm bởi Shipper. Khi tìm hiểu về chứng từ, chúng ta hãy đặt các câu hỏi như sau:
- Who: Ai làm ra chứng từ này?
- When: Làm chứng từ khi nào?
- Where: Chứng từ làm ở đâu?
- What: Ý nghĩa của chứng từ?
Chứng từ này được làm ra bởi Shipper từ lúc đóng hàng vào Cont và tại địa chỉ của Shipper. Hay chúng ta còn hiểu cách khác là Packing là "Phiếu đóng gói hàng hóa".
Những thông tin cơ bản của chứng từ Packing sẽ gồm
- Thông tin của Shipper
- Thông tin của CNEE
- Số Invoice (Số hóa đơn)
- Ngày Invoice
- Thông tin cảng đi (POL) và cảng đến (POD)
- Mark & Number: Ký hiệu hàng hóa
- Quantites & Description: Số lượng và mô tả hàng hóa (Như hình ảnh dưới đây hàng hóa là một loại da và có 90 cuộn)
- Gross Ness: Trọng lượng tổng cả bao bì
- Net Weight: Trọng lượng không tính bao bì
- Mearsurement: Thể tích
- Total: Tổng
Cuối cùng là phải có chữ ký của Shipper
Bên cạnh đó là các đơn vị tính khối lượng hàng hóa như sau.
Tựu chung lại về Packing thì chúng ta cần lưu ý về tổng quan về hàng hóa, gồm bao nhiêu hàng trong Cont và cân (cân nặng), kiện (kiện hàng), khối (khối lượng)
Đọc thêm: Phân biệt trường hợp được giảm thuế xuất nhập khẩu
Hóa đơn thương mại - hay Invoice là loại chứng từ được Shipper phát hành và được phát hành sau khi ký kết hợp đồng mua bán quốc tế (phát hành ngay trên đất của Shipper). Ý nghĩa của Invoice là hóa đơn thương mại do Shipper thu tiền hàng của CNEE.
Nhìn chung, Invoice cũng gồm những thông tin cơ bản như Packing gồm: Thông tin Shipper, số hóa đơn, thông tin CNEE, tên cảng POL, cảng POD
Điểm khác biệt của Invoice với Packing nằm ở những thông tin như lượng hàng và mô tảng hàng hóa:
- Quantities & Description: Lượng hàng ở đây chúng ta sẽ không tính theo cuộn nữa mà giờ đây sẽ tính theo đơn giá và tổng giá trị thì sẽ phải tính theo Mét Vuông (m2) (Như hình ảnh minh họa dưới đây là 3699m2)
- Unit Price: Đơn giá (Như trong hình ảnh dưới đây là $5.6800/1m2 da và đơn giá này tính theo Incoterm CNF Hải Phòng - Tức là Shipper sẽ phải giao hàng đến cảng Hải Phòng và không phải mua bảo hiểm)
- Amount: Tổng giá trị hàng hóa (Như ví dụ dưới đây chúng ta lấy $5.68 x 3699 m2 = $21,010.32 là giá trị của đơn hàng)
Và ở dưới cùng là phần tổng (Total) và chữ ký của Shipper
Tổng kết lại của chứng từ Invoice, ta cần lưu ý những điều sau
- Số lượng hàng hóa của Invoice sẽ tách ra từng hàng hóa chứng không tính chung chung như Packing
- Đơn giá sẽ tính khối lượng từ hàng hóa rồi quy ra số tiền. Đặc biệt là trong đơn giá ta cần lưu ý Shipper và CNEE mua bán hàng hóa với nhau theo điều kiện Incoterm loại nào
Chúng ta cũng nên biết rằng Invoice là hóa đơn thương mại quốc tế và hoàn toàn có khả năng làm lại hóa đơn Invoice khác nếu như làm sai rồi gửi đi bình thường chứ không quản lý chặt chẽ giống như hóa đơn đỏ ở Việt Nam
Vậy là qua bài viết này, Gitiho.com đã giới thiệu cho bạn thêm hai hóa đơn chứng từ gồm Packing và Invoice. Chúng ta hãy nhớ rằng cả Packing và Invoice đều được làm bởi Shipper. Đối với riêng Invoice thì cách tính số lượng hàng hóa sẽ khác với Packing, cùng với đó là hoàn toàn có thể "sửa sai" được nếu như hóa đơn Invoice không viết đúng.