Phân biệt các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Nội dung được viết bởi Lực td

Đối với những bạn đọc mới ra trường hay mới tham gia vào thị trường lao động, nhiều khi chúng ta không xác định được doanh nghiệp của mình đang hoạt động và làm việc thuộc lĩnh vực gì. Thực tế, các doanh nghiệp không hoàn toàn làm việc trên một lĩnh vực, đặc biệt tại Việt Nam chiếm số đông là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vậy nên cơ hội việc làm  là vô cùng lớn trong bất kỳ lĩnh vực nào. Trong bài viết này, Gitiho sẽ cùng bạn đọc phân biệt các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ kế toán.

Xem thêm: Giới thiệu khóa học kế toán tổng hợp online từ A đến Z tại Gitiho

Phân biệt mô hình kinh doanh giữa các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay có thể vừa sản xuất, vừa thương mại (Ví dụ: Công ty xây dựng vừa có công tác xây dựng lẫn bán vật liệu xây dựng), loại hình này gọi là "Kinh doanh tổng hợp". Ngược lại, kinh doanh chuyên biệt thường sẽ xuất hiện thường xảy ra các công ty lớn, có kế hoạch kinh doanh và sản xuất rõ ràng.

Phân biệt các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Những cách phân biệt các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

Để phân biệt theo các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo hướng kế toán cũng có nhiều hướng khác nhau, nhưng Gitiho sẽ phân biệt theo hai cách cơ bản nhất là: Phân biệt bằng đầu vào - đầu ra và phân biệt bằng giá vốn

Phân biệt các loại hình doanh nghiệp  dựa theo đầu vào - đầu ra

Các doanh nghiệp sản xuất hay xây dựng đều có một đặc điểm giống nhau đó là mua về rất nhiều nguyên vật liệu khác nhau rồi sử dụng các máy thi công/ công cụ chuyên dụng để phục sản xuất, thi công ra một sản phẩm/ công trình => Phải tạo các nguyên vật liệu thành một sản phẩm mới. 

Phân biệt các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Còn về doanh nghiệp thương mại sẽ mua về một sản phẩm A rồi bán ra vẫn là sản phẩm A => Đơn thuần là mua về và bán ra với giá chênh lệch để hưởng lợi nhuận. 

Phân biệt các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Phân biệt các loại hình doanh nghiệp theo góc độ giá vốn

Dù sản xuất hay xây dựng đều phải tập hợp tất cả các chi phí như nguyên vật liệu, nhân công, sản xuất chung,... hay còn gọi là "Chi phí trực tiếp" cấu thành nên sản phẩm để kết chuyển xác định giá vốn. Đối với doanh nghiệp thương mại, giá vốn chính là giá mua vào của hàng hoá. Ví dụ, ta mua sản phẩm A có giá 10,000 Đồng, đây chính là giá vốn. 

Ngoài ra còn có các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam với mô hình kinh doanh dịch vụ , chẳng hạn như các công ty sản xuất phầm mềm, giá vốn sẽ tính một chút vào máy móc thiết bị cũng như các khu vực làm việc giữa các đội vận hành sản xuất ra phần mềm. Vì vậy giá vốn của loại hình này hầu hết được tính vào phần nhân công (tương tự với các công ty tư vấn). Còn với các công ty luật, các luật sư và các chuyên gia sẽ cấu thành lên chi phí giá vốn.

Phân biệt các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Lĩnh vực nhà hàng ăn uống, ta sẽ áp dụng các hình thức làm việc kế toán gần giống như ta hạch toán trong các công ty sản xuất. Về cơ bản vẫn sẽ phải mua về các nguyên vật liệu, sử dụng công cụ và nhân công để chế biến, nấu ra các món ăn giống như các thành phẩm của doanh nghiệp sản xuất. Do đó, chúng ta thấy được mô hình của nhà hàng cũng gần giống như loại hình doanh nghiệp sản xuất. Khi làm việc tại nhàng hàng, bạn không cần phải đi học thêm khoá học về nhà hàng. Hay đối với các chủ doanh nghiệp, quản lý cũng không nhất thiết phải tuyển dụng đúng người làm về hạch toán nhà hàng mới làm kế toán nhà hàng được.

Phân biệt các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay


 

Vậy nên khi làm việc với các mô hình khác nhau ta không bị lăn tăn quá nhiều bởi các chế độ kế toán đã được ban hành chung, chỉ khác ở phần sản phẩm đầu ra. Từ các sản phẩm khác nhau sẽ xác định được yếu tố chi phí, từ đó ra được hạch toán và tập hợp chi phí để phân tích số liệu dễ hơn. 

Tổng kết

Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã có thể xác định được doanh nghiệp mình đang làm việc thuộc loại doanh nghiệp nào: thương mại hoặc sản xuất. Còn điểm khác biệt chỉ đơn thuần là sản phẩm đầu ra khác nhau giữa các ngày nghề.

Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông