Chunking - Phương pháp nâng cao khả năng ghi nhớ hiệu quả

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Chunking trong lĩnh vực đào tạo được biết đến là phương pháp phân chia nội dung mỗi khi cần truyền tải quá nhiều thông tin. Lúc này, thông tin dù dài dòng, khó nhớ đến mấy cũng sẽ được sắp xếp lại một cách rõ ràng, dễ hiểu và cực kỳ khoa học. Vì vậy, đây là kỹ năng quan trọng mà người làm Learning Design cần nắm được khi thuyết trình, đào tạo hay thiết kế nội dung học tập. 

Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

Phương pháp Chunking là gì?

Hiểu một cách đơn giản, phương pháp Chunking là kỹ thuật tạo ra và truyền đạt thông tin một cách hiệu quả. Đây là quá trình sắp xếp, nhóm, phân chia thông tin lớn thành các ý nhỏ hơn, gọi là “chunks”, để người học dễ nhớ và hiểu thông tin hơn. 

Chunking là phương pháp chia nhỏ nội dung được nhiều Learning Designer áp dụng
Chunking là phương pháp chia nhỏ nội dung được nhiều Learning Designer áp dụng

Tại sao cần phân chia nội dung lớn thành các ý nhỏ khi thiết kế nội dung học tập? 

George A. Miller là người đầu tiên nói về khái niệm “chunking” trong một bài báo năm 1956 có tên"The Magical Number Seven, Plus or Minus Two: Some Limits, on our Capacity for Processing Infomation."

Trong bài báo, ông nêu ra rằng bộ nhớ của con người có hạn, trí nhớ ngắn hạn chỉ có thể xử lý một lượng thông tin có hạn trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này tạo ra thách thức cho Learning Design khi họ luôn phải tìm cách giải thích những nội dung phức tạp để cho người học hiểu và nhớ lâu bài học đó. 

Lúc này, phương pháp “chunking” đóng vai trò quan trọng. Ví dụ như bạn phải nhớ 1 số điện thoại 11 số (0375670447) và bạn thấy việc này thật khó, hôm nay bạn nhớ nhưng ngày mai bạn sẽ quên ngay luôn. Lúc này, hãy thử nhóm số điện thoại thành các “chunk”, ví dụ như 0.375.670.447 thì việc ghi nhớ sẽ đơn giản hơn rất nhiều. 

Vậy để áp dụng phương pháp này trong thiết kế bài giảng, bạn cần làm như thế nào, theo dõi 4 cách dưới đây nhé!

4 cách phân chia nội dung đào tạo với Chunking

Dưới đây là 4 cách phân chia nội dung với phương pháp Chunking mà người làm Learning Design có thể tham khảo:

1. Chia nhỏ nội dung bằng câu chuyện

Ví dụ như khi nói về “Quy trình làm việc trong doanh nghiệp”, thay vì làm theo cách làm cũ như thuyết trình, bạn có thể tạo một câu chuyện liên quan đến việc nhân viên mới đã trải qua các thách thức và làm việc như thế nào. Như vậy, với cách thể hiện nội dung qua câu chuyện không chỉ làm cho buổi đào tạo trở nên sinh động mà còn giúp người học ghi nhớ tốt hơn.

Tức là thay vì liệt kê quy trình làm việc như thế nào một cách dài dòng thì bạn hãy nghĩ ra cách để kết nối những thông tin đó thành một câu chuyện liền mạch, thống nhất và có thông điệp rõ ràng. 

2. Chia nhỏ nội dung bằng hình ảnh 

Theo một nghiên cứu cho thấy hình ảnh giúp cải thiện việc học lên đến 400% và tăng khả năng tiếp cận, hiểu và tổng hợp lượng lớn thông tin một cách hiệu quả. Nghiên cứu 3M cũng đã công nhận tốc độ đáng kinh ngạc mà não xử lý hình ảnh - nhanh hơn khoảng 60.000 lần so với việc xử lý văn bản

Ví dụ như có những thông tin rất dài, lên đến vài trang nhưng khi tối ưu bằng hình ảnh thì chỉ gói gọn trong 1 hình ảnh. Bạn có thể tham khảo thiết kế hình ảnh dạng sơ đồ, quy trình, biểu đồ, bản đồ…vì đây là cách rất hiệu quả để tổng hợp thông tin và xử lý nhiều thông tin nhé!

Nội dung dạng văn bản rất khó nhớ
Nội dung dạng văn bản rất khó nhớ
Sau khi được thể hiện bằng hình ảnh sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều
Sau khi được thể hiện bằng hình ảnh sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều

Xem thêm: Ứng dụng 4 cấp độ lắng nghe của Otto Scharmer trong trải nghiệm học tập như thế nào?

3. Chia nhỏ nội dung bằng sử dụng cụm từ viết tắt

Bạn có để ý rằng, chúng ta vẫn thường hay nói về 5W; mô hình marketing 4P, 7P; công thức START… bằng những cụm từ viết tắt như vậy. Và ai cũng ghi nhớ được là 5W bao gồm các câu hỏi What, Where, When, Why, Who hay mô hình 4P bao gồm Product, Place, Price, Promotion… 

Vì vậy, trong các chương trình đào tạo, nếu gặp một khái niệm nào khó nhớ bạn có thể sử dụng cách này để giúp người học hiểu và ghi nhớ thông tin tốt hơn. 

Ví dụ về cách sử dụng cụm từ viết tắt
Ví dụ về cách sử dụng cụm từ viết tắt

4. Tận dụng các dấu đầu dòng và danh sách đánh số

Việc tận dụng các dấu đầu dòng và danh sách đánh số là cách làm phổ biến, nó thể hiện được nội dung được cấu trúc lại một cách rõ ràng, thông tin trở nên dễ theo dõi và dễ hiểu. 

Tận dùng các dấu đầu dòng và danh sách đánh số
Tận dùng các dấu đầu dòng và danh sách đánh số

Trong đào tạo, việc phân chia nội dung là bước rất quan trọng khi phát triển một chương trình hay một khóa đào tạo. Trên thực tế, sự thành công của một khóa học sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc nội dung được phân chia một cách rõ ràng, chặt chẽ và dễ hiểu. 

Nội dung được phân chia theo “chunk” sẽ cho phép người học dễ dàng hiểu những gì họ đã nghe, đọc và thấy. Khi họ hiểu cũng như có sự lắng nghe sẽ dẫn đến việc hình thành bản đồ tư duy giúp thông tin ghi nhớ tốt hơn và người học cũng nhớ lâu hơn. 

Xem thêm: 5 xu hướng học tập trực tuyến năm 2024 mà người làm Learning Design cần biết

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông