Thiết kế trải nghiệm học tập qua hoạt động giải trí là quá trình tích hợp giải trí, trò chơi vào các hoạt động giáo dục hoặc giảng dạy. Thường nhiều người nghĩ rằng giáo dục và giải trí không liên quan đến nhau, giải trí sẽ làm phản tác dụng của giáo dục. Tuy nhiên, Edutainment đã chứng minh ngược lại bằng cách kết hợp 2 lĩnh vực này đã làm cho hoạt động học tập trở nên vui vẻ và thú vị hơn.
Để hiểu rõ về Edutainment cũng như cách ứng dụng phù hợp vào hoạt động học tập, đừng quên theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Edutainment được ghép lại từ 2 từ “education” (giáo dục) và “entertainment” (giải trí), được hiểu là thiết kế trải nghiệm học tập qua hoạt động giải trí. Mục tiêu chính của hình thức này đó là kích thích sự tò mò, tạo động lực học tập giúp cho người học duy trì được sự tập trung, phấn khởi qua các hoạt động giải trí.
Chắc hẳn nhiều bạn không còn lạ lẫm gì với cái tên “Học viện Bò và Gấu” đúng không? Đây là một kênh youtube nói về kiến thức kinh tế, đầu tư chứng khoán vô cùng chi tiết và dễ hiểu. Tưởng chừng như đây là những kiến thức khô khan, khó hiểu nhưng với sự trình bày, sự hài hước, thể hiện qua các yếu tố giải trí, hình ảnh… thì nội dung đã trở nên lôi cuốn hơn rất nhiều. Vì vậy mỗi video của kênh thu hút hàng trăm nghìn lượt xem và hàng nghìn lượt bình luận, lượt chia sẻ…
Nhiều người đã để lại bình luận rằng ban đầu xem Học viện Bò và Gấu là để giải trí vào mỗi giờ nghỉ trưa hay những lúc buồn chán nhưng sau khi xem lại học hỏi và mở mang được rất nhiều thức về các thương hiệu hay câu chuyện kinh doanh.
Hoạt động đào tạo, giáo dục cũng vậy, nếu Learning Designer biết cách lồng ghép các yếu tố giải trí thì chắc chắn không chỉ mang lại niềm vui cho người học mà còn giúp họ hiểu và ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả hơn.
Xem thêm: Learning Design là gì? Cần học gì để trở thành Learning Design?
Như đã đề cập ở trên, Edutainment là một phương pháp để tăng cường sự tương tác, lôi cuốn sự tham gia của người học. Đặc biệt là khi áp dụng vào các chương trình cho học sinh hay các chương trình đào tạo trong doanh nghiệp. Nói một cách khác, mặc dù ngữ cảnh có thể thay đổi nhưng kết quả vẫn như nhau.
Edutainment nhận thức được rằng người học thường có khoảng thời gian tập trung ngắn. Vì vậy, bằng cách thêm các yếu tố giải trí vào trải nghiệm học tập, nhân viên của bạn sẽ tập trung hơn.
Ngoài gia tăng sự tập trung, Edutainment còn mang đến một số lợi ích như:
Truyền cảm hứng cho người học
Cải thiện hiệu suất trong công việc
Giúp nhân viên tận dụng tối đa trải nghiệm học tập
Dễ dàng ghi nhớ kiến thức khi được lồng ghép vào những bối cảnh thực tế
Dưới đây là một số cách thêm yếu tố giải trí vào chương trình học, tham khảo ngay nhé!
Gamification là một công cụ giáo dục giải trí được sử dụng khá rộng rãi, nó liên quan đến việc ứng dụng các yếu tố của trò chơi vào hoạt động giáo dục, đào tạo. Ví dụ như nhân viên sẽ nhận được huy chương, thăng cấp sau khi hoàn thành các hoạt động học tập như thường xuyên học tập, vượt qua một bài kiểm tra.
Hệ thống thưởng dựa trên cạnh tranh sẽ khuyến khích tinh thần học tập của người học, khi họ đạt được họ sẽ có cảm giác như mình đạt được thành tựu nào đó và khi không đạt được, họ muốn cố gắng hơn ở những lần sau.
Game-based learning khác với gamification. Trong Game-based learning, toàn bộ trải nghiệm học tập sẽ được xây dựng như một trò chơi, nhân viên sẽ phải tham gia vào trò chơi để học tập.
Khi sử dụng game để đào tạo, điều quan trọng đó là phải điều chỉnh trò chơi với các mục tiêu học tập. Ví dụ như trong một khóa kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo… bạn có thể chèn thêm các trò chơi liên quan đến trắc nghiệm, vượt chướng ngại vật… để thông qua đó nhân viên có thể trau dồi kiến thức và rút ra bài học.
Trong khi đó gamification là sự tích hợp các yếu tố như hệ thống vinh danh, bảng xếp hạng, cấp độ, phần thưởng đạt được…
Kể chuyện không chỉ mang tính giải trí mà còn mang tính giáo dục. Đây là cách để thu hút nhân viên thông qua những câu chuyện cuốn hút, hài hước và qua đó lồng ghép kiến thức, giá trị.
Trong một số chương trình đào tạo, khi sử dụng một câu chuyện nào đó nhân viên có thể sẽ nhận ra mình trong các nhân vật, chính điều này sẽ thu hút được sự chú ý của họ.
Thực tế ảo tạo ra môi trường học tập rất sống động, hấp dẫn và thú vị. Thông thường ứng dụng VR được sử dụng để đào tạo nhân viên về an toàn lao động đặc biệt là trong ngành công nghiệp nguy hiểm như sản xuất hoặc xây dựng. Tức là thay vì học lý thuyết, người học sẽ được đối mặt với các tình huống nguy hiểm qua thực tế ảo.
Liên quan đến Edutainment, nhiều người sẽ thắc mắc làm thế nào để cân bằng các yếu tố giáo dục và yếu tố giải trí sao cho hài hòa, khéo léo?
Theo chị Trần Thị Thu Trang (Thạc sĩ ngành “Digital Media Design for Learning” tại Đại học New York) và đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo chia sẻ rằng trong quá trình thiết kế các giải pháp học tập ứng dụng Edutainment, Learning Design cần tìm được điểm cân bằng hợp lý giữa các giáo dục và giải trí.
Bên cạnh đó, bài học sẽ cực kỳ nhàm chán và khô khan nếu quá ít yếu tố giải trí nhưng nếu quá nhiều yếu tố giải trí thì người học dễ bị sao nhãng.
Để làm rõ phần này, cần trả lời một số câu hỏi như:
Làm thế nào để biết nội dung và thời lượng cho yếu tố giải trí đã đủ để khiến người học hào hứng?
Người làm Learning Design cần thấu hiểu nhóm người học mà phương pháp hướng đến là gì, để làm được bạn có thể quan sát kết hợp với phỏng vấn ngay tại chính môi trường hoạt động của nhóm người học mục tiêu.
Những lý do nào khiến việc áp dụng Edutainment làm người học sao nhãng?
Một trong những lỗi rất phổ biến của người làm Learning Design là lồng ghép phần giải trí sai cách khiến cho người học bị cuốn vào những yếu tố đó mà quên mất đi việc học tập.
Tức là thay vì việc truyền đạt thông tin chính, bạn lại sử dụng nhiều âm thanh sống động, trò chơi không liên quan đến chủ đề sẽ khiến người học cứ bị mải mê mà quên đi việc học.
Vậy làm thế nào để giải quyết những vấn đề trên:
1. Đảm bảo các yếu tố hấp dẫn phần lớn nằm ở hoạt động và nội dung học tập lõi
Để giải quyết vấn đề này, người làm Learning Design cần phải đảm bảo sự hấp dẫn, thú vị phải đến từ chính hoạt động lõi trong trải nghiệm học. Tức là hoạt động lõi cần có sự kết nối chặt chẽ với mục tiêu đầu ra mà người học cần đạt được. Theo đó, các yếu tố khác thêm vào cần phải được cân nhắc kỹ để không gây sao nhãng.
Bạn đọc có thể tham khảo phương pháp Evidence-Centered Design, đây là mô hình yêu cầu sự liên kết chặt chẽ giữa:
Nhìn vào đó chúng ta sẽ thấy rằng Task Model và Assembly Model chính là hoạt động lõi cần thiết kế cho trải nghiệm học. Để mang đến phần trải nghiệm thú vị và hấp dẫn, phần hoạt động lõi này chúng ta nên sáng tạo những thử thách, tình huống phù hợp với sở thích cũng như tính chất của nhóm người học.
Để tìm hiểu chi tiết bạn có thể tham khảo bài viết tại đây: Thiết kế trải nghiệm học: làm sao để hấp dẫn nhưng vẫn hiệu quả?
2. Những nội dung giải trí không liên quan đến nội dung học tập vẫn có thể đưa vào nhưng không nên đưa quá nhiều
Bạn có thể tích hợp các yếu tố giải trí không liên quan đến nội dung học tập nhưng quan trọng là không nên áp dụng quá nhiều. Như vậy sẽ đảm bảo rằng trải nghiệm giải trí mà không gây sao nhãng, người học vẫn giữ được sự tập trung và chú ý đến chương trình học.
Bằng cách này, Learning Designer có thể tạo ra một trải nghiệm học tập thú vị, hấp dẫn và hiệu quả, giữ cho sự cân bằng giáo dục và giải trí được duy trì một cách khéo léo.
Phần: Làm thế nào để cân bằng yếu tố giáo dục và yếu tố giải trí? trong bài viết có sự tham khảo nội dung của website chuyên về learning design top 1 hiện nay.
Trên đây là thông tin liên quan về Edutainment thiết kế trải nghiệm học tập qua hoạt động giải trí, một yếu tố rất quan trọng để tăng chất lượng giảng dạy và cũng là kỹ năng cần thiết mà người làm Learning Design cần trang bị cho mình.