Game-based learning là gì? Tại sao nên áp dụng vào chương trình đào tạo?

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Theo một nghiên cứu của Tracy Sitzmann (2011) trong mảng đào tạo doanh nghiệp cho biết việc ứng dụng Game-based Learning đã mang lại những kết quả tích cực như lôi cuốn sự tham gia của người học, cải thiện hiệu quả đào tạo và truyền đạt kiến thức tốt hơn so với các hình thức đào tạo truyền thống. 

Bên cạnh đó, người học có khả năng tư duy sáng tạo hơn, nỗ lực giành điểm cao trong các bài kiểm tra khi học được học tập qua những trò chơi. Vậy Game Based Learning là gì?, người làm Learning Design thật sự đã hiểu rõ khái niệm này và biết cách phân biệt với Gamification?. Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết!

Game-based learning là gì?

Trước tiên, bạn cần hiểu rõ Gamification là gì? Gamification là việc sử dụng các hoạt động và hệ thống thưởng để khuyến khích động lực, ý tưởng là làm cho quá trình học tập trở nên đỡ căng thẳng, thú vị và hấp dẫn hơn. Như vậy việc học sẽ giống như việc tham gia một trò chơi bằng cách áp dụng các cơ chế của game vào các khóa học như huy chương thành tích, hệ thống điểm, bảng xếp hạng trong lớp học

Xem thêm: Gamification là gì? Cách tích hợp trong đào tạo doanh nghiệp như thế nào?

Ví dụ: 

Chia người học thành các nhóm để cạnh tranh khi làm bài tập

Huy hiệu để thể hiện sự hoàn thành công việc hoặc sự thông thạo các kỹ năng

Sử dụng huy hiệu khi người học hoàn thành việc học 3 ngày liên tiếp, 7 ngày liên tiếp, học mỗi ngày… 

Ví dụ về việc ứng dụng Gamification tại Gitiho
Ví dụ về việc ứng dụng Gamification tại Gitiho

Trong khi đó, Game-based learning (GLB) được hiểu là học thông qua trò chơi, sử dụng trò chơi để truyền đạt các kỹ năng cụ thể hoặc một kết quả học tập nhất định cho người học. Trong trò chơi, người học sẽ phải đối mặt với những thách thức và có mục tiêu rõ ràng. Ví dụ như trò chơi Kahoot hay Jeopardy. Những trò chơi như vậy được thiết kế với mục đích giúp học viên hiểu về nội dung môn học trong bối cảnh thực tế. 

Game-based learning và Gamification là 2 khái niệm khiến nhiều người nhầm lẫn
Game-based learning và Gamification là 2 khái niệm khiến nhiều người nhầm lẫn
Ví dụ về học tập dựa trên trò chơi
Ví dụ về học tập dựa trên trò chơi 1
Ví dụ về học tập dựa trên trò chơi 2
Ví dụ về học tập dựa trên trò chơi 2
Ví dụ về học tập dựa trên trò chơi 3
Ví dụ về học tập dựa trên trò chơi 3
Ví dụ về học tập dựa trên trò chơi 4
Ví dụ về học tập dựa trên trò chơi 4
Ví dụ về học tập dựa trên trò chơi 5
Ví dụ về học tập dựa trên trò chơi 5

Game-based learning nâng cao kết quả học tập như thế nào?

Học tập dựa trên trò chơi mang lại nhiều lợi ích cho người học, chẳng hạn như:

Game-based learning nâng cao kết quả học tập như thế nào?
Game-based learning nâng cao kết quả học tập như thế nào?

1. Tăng động lực và sự gắn kết

Theo một báo cáo, có khoảng 80% người lao động ở Mỹ nhận thấy rằng trải nghiệm học tập qua trò chơi hấp dẫn hơn các bài tập thông thường. Bởi trò chơi có thể thu hút sự chú ý và hứng thú của người học, làm cho họ tích cực tham gia học hỏi. Điều này cũng nâng cao sự tự tin và hài lòng của mỗi người học. 

Ngoài ra một điều đáng ghi nhận đó là Game-based learning không chỉ cung cấp phản hồi ngay lập tức mà nó còn hỗ trợ người học cải thiện được thành tích, học hỏi từ những sai lầm để cải thiện thành tích của mình

2. Tăng khả năng ghi nhớ

Vừa học vừa chơi có thể giúp cho người học dễ dàng ghi nhớ và áp dụng những gì đã học vì chúng củng cố việc học thông qua việc lặp đi lặp lại. Điều này sẽ tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ và giúp cải thiện khả năng ghi nhớ của người học. 

3. Cải thiện khả năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện

Vì trò chơi có thể đưa ra những tình huống “khó nhằn”, phức tạp, đòi hỏi người học phải đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề nên chúng có thể thách thức người học suy nghĩ sáng tạo, có sự phân tích và đưa ra các chiến lược. 

Trên thực tế, theo một nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Công nghệ trong Giáo dục, việc áp dụng học tập dựa trên trò chơi trong giáo dục đã góp phần nâng cao việc giải quyết vấn đề của người học lên đến 67%. 

4. Ứng dụng vào công việc hiệu quả

Khi tham gia học tập qua trò chơi, trò chơi sẽ mô phỏng các bối cảnh và nhiệm vụ xác thực, phù hợp mà người học có thể gặp trong tình huống công việc hoặc cuộc sống. Qua đó, có thể giúp cho người học ứng dụng việc học vào công việc hằng ngày của mình.

Phân biệt Game-based learning và Gamification 

Dưới đây là một số đặc điểm giúp người làm Learning Design phân biệt rõ nhất 2 khái niệm này:

1. Khái niệm

Game-based learning: sử dụng trò chơi như một phương tiện chính để truyền đạt kiến thức hoặc kỹ năng.

Gamification: thêm các yếu tố hoặc cơ chế trò chơi vào trải nghiệm để tăng mức độ tương tác hoặc sự thích thú.

2. Hình thức

Game-based learning: học tập dựa trên một trò chơi, người học sẽ có những nhiệm vụ và vượt qua bằng cách trả lời câu hỏi, giải bài tập… 

Gamification: tích hợp các yếu tố của trò chơi vào khóa học, khóa đào tạo thông qua việc sử dụng huy chương, điểm số, cấp độ, thưởng…

3. Mục đích

Game-based learning: hướng đến việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng thông qua trải nghiệm chơi game. 

Gamification: mục tiêu chính là tăng động lực học tập, tăng sự tham gia và hoàn thành nhiệm vụ trong môi trường học tập. 

4. Lĩnh vực áp dụng

Game-based learning: Thường được sử dụng trong giáo dục, y tế, đào tạo nghề… là những lĩnh vực đòi hỏi việc áp dụng kỹ năng trong các tình huống thực tế. 

Gamification: Có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực.

Phân biệt Game-based learning và Gamification
Phân biệt Game-based learning và Gamification 

Cách để áp dụng Game-based learning vào chương trình đào tạo thành công 

Theo một báo cáo, thị trường học tập dựa trên trò chơi toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 19.6% từ năm 2021 đến năm 2027, đạt 32.6 tỷ USD vào năm 2027. Nhưng làm thế nào để người làm Learning Design tạo ra trải nghiệm đào tạo dựa hấp dẫn dựa trên Game-based learning? Dưới đây sẽ là 3 gợi ý cho bạn:

1. Trò chơi phải thật hấp dẫn

Việc chăm chút cho cốt truyện, bối cảnh của trò chơi rất quan trọng. Mọi thứ cần phải mạch lạc, rõ ràng, sáng tạo và cuốn hút. Nếu muốn người học áp dụng kiến thức đã học thì các tình huống phải tương đồng với thực tế. Hơn nữa, nếu bạn để người chơi là một phần của câu chuyện thay vì là người điều khiển nhân vật thì bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn. 

Bên cạnh đó, trò chơi do người làm LnD hay Learning Design tạo ra phải đáp ứng được các yếu tố như sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn được sự tò mò, thích thú của người học. Một vài ý tưởng mà bạn có thể áp dụng như sáng tạo từ những trò chơi phổ biến: truy tìm kho báu, vượt chướng ngại vật, ai là triệu phú… 

Trò chơi hấp dẫn sẽ thu hút người học rất tốt
Trò chơi hấp dẫn sẽ thu hút người học rất tốt

2. Trò chơi là một thử thách không quá dễ dàng như cũng không quá khó khăn

Ở giai đoạn đầu, bạn có thể tạo ra mức độ dễ dàng để người chơi có cơ hội làm quen và bắt đầu tăng độ khó ở những level tiếp theo để duy trì sự hứng thú và tránh tình trạng nhàm chán. Bởi nếu không có những thách thức thì người chơi có thể mất hứng thú và rời bỏ trò chơi.

Nên tạo những trò chơi đầy thách thức
Nên tạo những trò chơi đầy thách thức

3. Liên kết các loại trò chơi với mục tiêu học tập

Liên kết giữa loại trò chơi và mục tiêu học tập là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo rằng trải nghiệm game đóng góp tích cực vào quá trình học tập. Ví dụ như khi sử dụng trò chơi giả lập (Simulation Games), mục tiêu học tập có thể tập trung vào việc phát triển khả năng áp dụng kiến thức của người học vào các tình huống thực tế. 

Bên cạnh đó, trong trò chơi đố vui (Quiz Games), mục tiêu học tập thường là kiểm tra sự hiểu biết và khả năng ghi nhớ kiến thức của người học thông qua việc sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm để đo lường sự hiểu biết của họ.  

Liên kết trò chơi với mục tiêu học tập
Liên kết trò chơi với mục tiêu học tập

Học tập dựa trên trò chơi Game-based learning là một phương pháp mạnh mẽ và hiệu quả để kích thích, thu hút và thách thức, đồng thời giúp cho người học áp dụng kiến thức một cách hiệu quả. Và để tạo ra những trải nghiệm học tập qua trò chơi hấp dẫn, bạn có thể tham khảo một số cách mà Gitiho for Leading Business đề cập ở trên hoặc “Đăng ký” dưới đây nhé. Chúc bạn thành công! 

Game-based learning là gì? Tại sao nên áp dụng vào chương trình đào tạo?

4.38/5 - (8 bình chọn)

4.38/5 - (8 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông