Scrollytelling in Elearning: Thu hút người học bằng cách kể chuyện bằng cuộn thật cuốn

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Là một Learning Designer, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến khái niệm Scrollytelling - kể chuyện trực tuyến bằng cách lướt trên màn hình. Với cách làm này, nhiều người đã thành công khi biến một bài giảng khô khan trở nên hấp dẫn, tự nhiên, lôi cuốn và lôi kéo được sự tương tác của học viên. 

Vậy Scrollytelling in Learning là gì?, làm thế nào để tạo được một bài giảng như vậy, cùng Gitiho tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Scrollytelling in Elearning là gì? Ví dụ cụ thể

Scrollytelling trong lĩnh vực giáo dục đào tạo được biết đến là một phương pháp thiết kế trải nghiệm học tập bằng việc kể chuyện thông qua cách cuộn trang trên màn hình để tạo ra cách học thu hút. Khi đó, giảng viên sẽ lôi cuốn được người học vào một câu chuyện chặt chẽ, có hình ảnh, ví dụ, video minh họa để mỗi người học dễ dàng theo theo, hiểu và ghi nhớ thông tin. 

Scrollytelling in Elearning: Thu hút người học bằng cách kể chuyện bằng cuộn thật cuốn

Cụ thể, đây là một kỹ thuật kể chuyện theo chiều dọc và kết hợp với các yếu tố đa phương tiện như hình ảnh, biểu đồ, video, đồ họa, bài kiểm tra… để từ từ tiết lộ một câu chuyên khi người dùng cuộn trang. 

Dưới đây là ví dụ về Scrollytelling in Elearning:

https://learningdesignerin.s3.eu-central-1.amazonaws.com/Just+keep+up+the+good+work/index.html#/ (tham khảo từ kho bài sưu tầm của chị Lien Nguyen - Learning Desinger). 

Scrollytelling in Elearning: Thu hút người học bằng cách kể chuyện bằng cuộn thật cuốn

Lợi ích khi sử dụng Scrollytelling trong học trực tuyến

1. Giúp bài giảng trở nên cuốn hút, hấp dẫn, tăng sự tương tác của người học

Chắc hẳn với người làm Learning Design, khi thiết kế bài giảng bạn sẽ gặp khó khăn trong việc truyền đạt hay giải thích những kiến thức, khái niệm khó và trừu tượng. Trong trường hợp này bạn có thể thử tham khảo cách ứng dụng Scrollytelling bằng cách diễn đạt nội dung theo một câu chuyện có nhân vật, có tình huống, các yếu tố kịch tính để làm cho bài giảng trở nên sinh động. 

Bên cạnh đó, đây cũng là cách lồng ghép bài học, bài kiểm tra rất hiệu quả để mỗi chương trình đào tạo không còn nhàm chán và khô khan.  

2. Tăng tương tác nhờ kết hợp nhiều yếu tố đa phương tiện

Scrollytelling sử dụng các yếu tố như video, đồ họa, âm thanh, hình ảnh, câu hỏi hay phần thưởng để kích thích sự tham gia của người học. Đồng thời, người làm Learning Design có thể tạo ra những điểm “dừng tạm thời” để người học có thể xem chi tiết hay suy nghĩ để trả lời câu hỏi… 

Scrollytelling in Elearning: Thu hút người học bằng cách kể chuyện bằng cuộn thật cuốn

3. Di chuyển theo chiều dọc nên dễ theo dõi và tiếp thu

Kéo, lướt trên màn hình theo chiều dọc để tiếp nhận thông tin là một mô hình tư duy đã trở nên quen thuộc khi sử dụng điện thoại thông minh, nhất là với những người sinh ra trong thời đại công nghệ. 

Vì vậy việc sử dụng Scrollytelling trong môi trường học trực tuyến mang lại nhiều lợi ích vì nó phù hợp với mô hình tư duy cũng như cách mà người lớn thường học. 

Scrollytelling giúp bài giảng trở nên hấp dẫn, tăng tính tương tác và dễ tiếp thu
Scrollytelling giúp bài giảng trở nên hấp dẫn, tăng tính tương tác và dễ tiếp thu

Hướng dẫn áp dụng Scrollytelling vào chương trình đào tạo

1. Không áp dụng cho tất cả, chỉ chọn chủ đề phù hợp

Tất nhiên rồi, không áp dụng Scrollytelling cho mọi chủ đề mà bạn phải xem xét xem chủ đề đó có phù hợp khi được thiết kế dưới dạng kể chuyện - cuộn không, có sự liên kết chặt chẽ không, có lồng ghép được nhân vật vào không. 

Một số chủ đề lý tưởng như:

  • Những sự kiện mang tính lịch sử
  • Bài hướng dẫn từng bước
  • Nói về một hành trình: thành lập, phát triển, học tập, tạo ra một sản phẩm gì đó…
  • Phỏng vấn
  • Đào tạo kỹ năng mềm
Scrollytelling không phù hợp cho mọi chủ đề
Scrollytelling không phù hợp cho mọi chủ đề

2. Chọn công cụ và cách thể hiện phù hợp

Một số công cụ bạn nên tham khảo khi thiết kế trải nghiệm học tập Scrollytelling đó là Genially, Articulate Storyline, Rise hay Shorthand… 

Có rất nhiều công cụ giúp bạn tạo bài giảng Scrollytelling
Có rất nhiều công cụ giúp bạn tạo bài giảng Scrollytelling 

3. Thiết kế trải nghiệm học tập

Khi bắt tay vào thiết kế trải nghiệm học tập bạn cần xác định một số điều sau: 

Xác định kết quả học tập mà bạn mong muốn: hãy xác định những gì mà bạn muốn người học biết hoặc có thể làm sau khi kết thúc câu chuyện. 

Xác định đối tượng người học: Bạn hãy xem xét sở thích, nhu cầu học tập… của người học để tạo ra một câu chuyện gần gũi, thân thuộc và chứa những thông tin mà người học cần. 

Phát triển câu chuyện của bạn: Hãy tạo ra một mạch kể chuyện thật tự nhiên bằng cách mở đầu có thể gây tò mò để đưa người học vào một cuộc hành trình khám phá kiến thức đầy mới mẻ và nhiều trải nghiệm.  

Để thiết kế trải nghiệm học tập bạn cần xác định kết quả học tập, đối tượng và phát triển câu chuyện của mình
Để thiết kế trải nghiệm học tập bạn cần xác định kết quả học tập, đối tượng và phát triển câu chuyện của mình

4. Lập kế hoạch đa phương tiện

Đây chính là bước quan trọng trong quy trình áp dụng Scrollytelling vào chương trình đào tạo. Điều này đòi hỏi sự sáng tạo cũng như tư duy thiết kế rất lớn từ người làm Learning Designer. 

Bạn muốn phác thảo câu chuyện của mình thành công thì bạn phải biết cách sử dụng các yếu tố đa phương tiện bao gồm:

Văn bản: sử dụng văn bản để cung cấp thông tin cơ bản và bối cảnh nhằm giải thích các khái niệm phức tạp mà bạn khó truyền tải qua các phương tiện khác. 

Video: Bạn có thể sử dụng video mà bạn đã biên tập, video phỏng vấn, video tường thuật… để đưa ra lời giải thích trực quan về các khái niệm phức tạp hoặc giải thích vấn đề khó hiểu. 

Hình ảnh: Bạn nên sử dụng hình ảnh rõ nét, chân thực mà vẫn sinh động, hấp dẫn để người học dễ dàng liên tưởng đến vấn đề và bài học. 

Câu hỏi: Đừng quên sử dụng các câu hỏi để củng cố kiến thức và kiểm tra xem người học đã thật sự hiểu bài hay chưa. Ví dụ như bạn có thể tạo ra những câu hỏi trắc nghiệm hoặc kết hợp với Game-based Learning

Đây là bước quan trọng trong quá trình thiết kế bài giảng Scrollytelling
Đây là bước quan trọng trong quá trình thiết kế bài giảng Scrollytelling 

5. Kiểm tra và sửa lại đến khi phù hợp

Cuối cùng, hãy kiểm tra một cách thật kỹ và chắc chắn các phần đều chạy mượt mà và hiểu thị rõ nét, lập luận logic, các phần có sự kết nối chặt chẽ với nhau trước khi đưa ra đào tạo. 

Đừng quên kiểm tra sửa lại để tạo nên bài giảng chất lượng
Đừng quên kiểm tra sửa lại để tạo nên bài giảng chất lượng

Lưu ý khi áp dụng Scrollytelling in Elearning

Dưới đây là một số lưu ý với người làm Learning Design khi áp dụng Scrollytelling:

  • Khi thiết kế, một số tính năng của công cụ sẽ cho phép bạn điều chỉnh tốc độ cuộn, chuyển sang. Hãy lưu ý điều này sao cho phù hợp với tốc độ học của người học, không nên chậm quá nhưng cũng không nên nhanh quá. 
  • Hãy sử dụng các đồ họa trực quan như mũi tên, nhấp nháy… để hướng dẫn người học học tập thuận tiện. 
  • Chú ý độ dài của câu chuyện, tuyệt đối không nên quá lan man, dài dòng. 
  • Vì nhiều người học trên thiết bị di động, đảm bảo rằng trải nghiệm Scrollytelling của bạn tối ưu trên thiết bị này.
  • Khi kết thúc mỗi phần Scrollytelling bạn hãy sử dụng các yếu tố kích thích, tò mò hoặc sử dụng câu hỏi để người học mong đợi phần tiếp theo. 
  • Tích hợp các công cụ phân tích để theo dõi sự hiệu quả của bài học như tỷ lệ tương tác, tỷ lệ hoàn thành…

Xem thêm: Ứng dụng 4 cấp độ lắng nghe của Otto Scharmer trong trải nghiệm học tập như thế nào?

Thiết kế bài giảng trực tuyến theo dạng Scrollytelling có thể sẽ là tương lai của việc đào tạo e-Learning bởi nó mang đến cho người học trải nghiệm học tập chủ động, hấp dẫn và lôi cuốn. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc đang quan tâm đến lĩnh vực Learning Design, đừng quên theo dõi blog Gitiho để cập nhật nhiều thông tin mới nhất nhé! 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông