Phân loại mã HS Code trong Logistics: Quy tắc số 1 và 2

Nội dung được viết bởi Lực td

Sau bài viết trước về HS Code, phần lớn bạn đọc đã hiểu rõ về HS Code là gì, cách HS Code hoạt động và cách để tra cứu HS Code. Còn trong bài viết này, Gitiho sẽ nâng cao hơn một chút khi đem đến những quy tắc phân loại mã HS Code, cụ thể là 6 quy tắc khác nhau. 6 quy tắc này gắn liền với cách phân biệt các loại hàng hóa trong xuất nhập khẩu, bởi vậy, bạn hãy theo dõi series bài viết này để nắm rõ được 6 quy tắc đó

Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Quy tắc 1: Quy tắc bốn chữ số đầu tiên của HS Code

Lý thuyết của Quy tắc 1 về phân loại HS Code

Tên của các phần, của chương (section) hoặc của phân chương trong mã HS Code được đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hoá phải được xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải của các phần, chương liên quan và theo các quy tắc dưới đây nếu các nhóm hoặc các chú giải đó không có yêu cầu nào khác.

- Tên của phần, chương, phân chương chỉ mang tính định hướng khái quát chứ chưa đủ để phân loại hàng hoá (xác định mã HS Code)

- Các yếu tố quan trọng để phân loại HS Code, gồm:

  • Nội dung cụ thể từng nhóm 
  • Các chú giải (giải thích) trong các phần, chương
Phân loại mã HS Code trong Logistics: Quy tắc số 1 và 2

Những ví dụ về Quy tắc 1 khi phân loại HS Code

Ví dụ 1: Chương 39 có tên "Plastic và các sản phẩm bằng Plastic" nhưng mặt hàng đồ chơi trẻ em không áp dụng vào chương 39 này mà áp dụng theo chương 95 "Đồ chơi. thiết bị trò chơi và dụng cụ, thiết bị thể thao: Các bộ phận và phụ kiện của chúng"

Ví dụ 2: Làm sao để xác định HS Code cho con voi làm xiếc?

- Đầu tiên, ta xác định con voi thuộc phần 1 "Động vật sống, sản phẩm từ động vật"

- Chương 1: " Động vật sống"

  • Mục 01.06 "Động vật khác"
  • Chú giải 1(C) chương 1 loại trừ động vật của nhóm 95.08 (bầy thú xiếc lưu động)

=> Con voi sẽ thuộc mã HS Code 9508 (Áp dụng quy tắc 1 và chú giải 1(C) của chương 1)

Phân loại mã HS Code trong Logistics: Quy tắc số 1 và 2

Quy tắc 2: Quy tắc 2A với HS Code

Lý thuyết của Quy tắc 2A

"Một sản phẩm chưa hoàn chỉnh, chưa hoàn thiện nhưng có đặc trưng cơ bản của sản phẩm hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện/ sản phẩm chưa lắp ráp hoặc tháo rời thì áp dụng HS Code như sản phẩm hoàn thiện, hoàn chỉnh"

Cụ thể trong "thực chiến" thì sản phẩm chưa hoàn thiện đến 80-90% nhưng có đặc điểm cơ bản của sản phẩm hoàn thiện rồi, lúc này sản phẩm đó sẽ được tính vào HS Code. Chẳng hạn nhập một chiếc ô tô không có bánh và đòi hỏi nhâp theo mã HS Code khác đi thay vì ô tô nguyên chiếc, chắc chắn hải quan không chấp nhận vì chiếc xe ô tô không bánh đã hoàn thiện đến 98%, chính vì vậy sẽ được tính vào mã HS Code

Xem thêm: Các chi phí phát sinh với lô hàng Container trong xuất nhập khẩu

Ví dụ về quy tắc 2A khi phân loại HS Code

Gitiho có một số ví dụ sau để bạn đọc dễ hình dung hơn về quy tắc 2A khi phân loại HS Code
 

- Xe đạp thiếu yên xe, bàn đạp (chưa hoàn chỉnh) vẫn xếp vào mã xe đạp (87.12). Xe đạp tháo rời, vẫn phân loại vào mã xe đạp

- Xe ô tô thiếu bánh xe vẫn được áp mã theo xe ô tô (8703)

- Phôi nhựa áp dụng vào mã HS Code 3923 (các sản phẩm dùng trong vận chuyển hoặc đóng gói hàng hoá, bằng nhựa: nút, nắp, mũ van,... Bằng nhựa). 

Nói qua về phôi nhựa: Phôi nhựa là một ống làm từ nhựa để cho vào máy móc thổi theo áp suất nhất định để tạo thành cái chai. Nhưng sản phẩm phôi nhựa này giống đến 99% sản phẩm hoàn thiện, vì vậy ta vẫn áp vào HS Code 3923

Phân loại mã HS Code trong Logistics: Quy tắc số 1 và 2

- Linh kiện máy đồng hồ cá nhân chưa lắp ráp (Trường hợp này có hai cách xác định khác nhau)

  • 91.08 máy đồng hồ cá nhân, hoàn chỉnh đã lắp ráp
  • 91.10 máy đồng hồ thời gian hoặc đồng hồ cá nhân hoàn chỉnh, chưa lắp ráp hoặc đã lắp ráp từng phần

Theo nguyên tắc 2A phía trên thì trường hợp này áp vào mã 91.08 bởi một chiếc đồng hồ chưa lắp ráp thì có thể áp vào "đồng hồ đã lắp ráp rồi". Thế nhưng mã 91.10 đề cập chi tiết và tỉ mỉ hơn ở đoạn "chưa lắp ráp hoặc đã lắp ráp từng phần"

=> Không thể phân loại vào nhóm 91.08 như một sản phẩm đã lắp ráp vì theo quy tắc 1 luôn được áp dụng đầu tiên (việc phân loại phải được xác định theo nội dung cụ thể của nhóm)

Xem thêm: Tổng quan về xuất nhập khẩu logistics

Quy tắc 2B khi phân loại HS Code

Quy tắc 2B áp dụng cho hợp chất, hỗn hợp có lý thuyết như sau

"Một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó. Hàng hoá làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được phân loại trong cùng nhóm. Việc phân loại những hàng hoá làm bằng hai loại nguyên liệu hay hai hợp chất trở lên phải tuân theo Quy tắc 3"

Tiếp đến, những định nghĩa liên quan đến hóa chất được hiểu như sau:

- Hỗn hợp: 2 chất trộn vào với nhau không có phản ứng hoá học

- Hợp chất: 2 chất trộn vào có phản ứng hoá học

- Các hàng hoá được làm từ một phần nguyên liệu hoặc chất sẽ được phân loại giống các hàng hoá được làm từ nguyên liệu hay chất đó (chất chính theo mục đích sử dụng). Hay nôm na là hàng hoá được cấu tạo từ hai chất, chất nào lớn hơn thì sẽ được coi là chất chính

Ví dụ

- Axit sulfuric 100% thuộc nhóm 2 807. nước thuộc nhóm 2201. Hỗn hợp Axit sulfuric và nước được phân vào nhóm 2807 - áp mã theo chất cơ bản là Axit sulfuric

- Phân loại dao inox có cán bằng nhựa => phân vào nhóm 82.11 gồm dao có lưỡi cắt vì mục đích sử dụng là lưỡi dao chứ không phải cán nhựa

Tổng kết

Tuy rằng những quy tắc phần biệt HS Code này tương đối...rối nhưng chính những quy tắc này đã giúp cho quá trình làm việc xuất nhập khẩu được minh bạch và rõ ràng hơn. Bởi vậy, Gitiho mong rằng bạn đọc sẽ ghi nhớ hai quy tắc đầu tiên này để áp dụng vào trong công việc của mình. Bài viết sau chúng ta sẽ tìm hiểu về Quy tắc số 4.

Tài liệu kèm theo bài viết

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông