Cách quản lý nhân sự của người Nhật? Có thể học hỏi được gì từ cách quản lý này?

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Phong cách quản lý nhân sự và nguyên tắc làm việc của người Nhật được rất nhiều quốc gia trên thế giới ấn tượng và học hỏi. Bởi nhờ vào cách quản lý mang bản sắc riêng của mình mà người Nhật đã sở hữu một đội ngũ nhân sự xuất sắc, làm việc chủ động và tình hình kinh doanh ngày càng tăng trưởng. 

Bài viết dưới đây, cùng Gitiho tham khảo cách quản lý nhân sự của người Nhật và những điều mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi được, cùng theo dõi nhé!

Cách quản lý nhân sự của người Nhật

Dưới đây là một số cách quản lý nhân sự của Nhật, tức là họ thực hiện những cách này để phát triển đội ngũ nhân sự của mình: 

Luân chuyển nhân viên giỏi

Sở hữu đội ngũ nhân viên giỏi là điều mà bất kỳ tổ chức nào cũng khao khát có được, và thường thì họ có xu hướng giữ chân nhân viên đó bằng cách thăng chức hoặc cho họ một vị trí cao trong công ty. Tuy nhiên, cách này nếu xét về lâu về dài thường sẽ không đạt hiệu quả như mong đợi. 

Với trường hợp này, người Nhật sẽ thực hiện cách quản lý bằng cách luân chuyển nhân sự giỏi, tức là điều chuyển họ sang một vị trí khác để họ có những trải nghiệm, nâng cao kỹ năng, mở rộng chuyên môn, tăng hứng thú làm việc ở nhiều mảng khác nhau. 

Thực hiện luân chuyển nhân viên giỏi để giữ chân nhân tài trong tổ chức
Thực hiện luân chuyển nhân viên giỏi để giữ chân nhân tài trong tổ chức

Không quát mắng nhân viên

Một nguyên tắc quản lý nhân sự của người Nhật rất nhân văn chính là không bao giờ quát mắng nhân viên của mình cho dù họ làm sai hay gây ra tổn thất trong công ty. Bởi theo tâm lý học, nếu bị quát mắng thì đa phần nhân viên sẽ sợ hãi, nhút nhát và dẫn đến việc không dám đối diện, không dám mở lòng, hay che giấu thông tin. 

Thay vào đó, quản lý sẽ đóng vai trò chia sẻ, lắng nghe và không phán xét để nhân viên có thể chủ động nhận lỗi, tự giác sửa sai với thái độ tích cực.

Quát mắng nhân viên chỉ làm cho mọi chuyện tệ đi
Quát mắng nhân viên chỉ làm cho mọi chuyện tệ đi

Làm việc theo nhóm

Quản lý nhân viên theo cách làm việc nhóm và phối hợp giữa các bộ phận được người Nhật thực hiện rất thành công. Họ có một phương pháp làm việc nhóm “thần kỳ” là Horenso và đây là cũng là một nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản. 

Horenso có 3 quy tắc đó là báo cáo, trao đổi và sau cùng là hỏi ý kiến. Nhân viên phải báo cáo công việc thường xuyên, định kỳ cho cấp dưới, đồng thời luôn duy trì việc trao đổi, bàn bạc với mọi người trong nhóm của mình. Cuối cùng là phải hỏi ý kiến của cấp trên trong những công việc quan trọng trước khi quyết định làm gì đó. 

Cách quản lý nhân sự của người Nhật? Có thể học hỏi được gì từ cách quản lý này?
Làm việc theo nhóm giúp phát huy sức mạnh 

Xem thêm: Nguyên tắc làm việc nhóm quan trọng, hợp sức thành công vượt bậc

Sự tin tưởng

Trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, việc tin tưởng lẫn nhau là rất quan trọng. Họ luôn hướng đến một môi trường làm việc tích cực và ở đó có sự tin tưởng, hợp tác giữa các nhân viên, nhân viên với lãnh đạo. Khi điều này lan tỏa ra toàn bộ tổ chức, nhân sự sẽ cảm thấy thoải mái và luôn mong muốn cống hiến và gắn bó lâu dài với công ty. 

Lòng tin giữa các thành viên càng bền vững thì họ càng có sự tương đồng về tầm nhìn, giá trị và mục tiêu
Lòng tin giữa các thành viên càng bền vững thì họ càng có sự tương đồng về tầm nhìn, giá trị và mục tiêu

Hiểu công việc của nhân viên

Mỗi người có những công việc riêng, nhân viên chưa hẳn đã hiểu được công việc của quản lý nhưng chắc chắn quản lý phải hiểu được nhân viên của mình đang làm gì và làm như thế nào. 

Về phía nhân viên, hầu hết họ cũng muốn quản lý hiểu được công việc mà mình đang làm. Trong một số tình huống, thay vì quát mắng, đưa ra yêu cầu thì quản lý có thể nhẹ nhàng hỏi han, quan tâm bằng một số câu hỏi như: “Có khó khăn gì trong công việc không?, Có cần hỗ trợ không?...”. 

Dù chỉ là những câu nói bình thường nhưng với nhân viên đó lại là sự quan tâm của quản lý đến công việc của mình. Từ đó, họ mở lòng chia sẻ hơn và luôn cố gắng để hoàn thành công việc được giao với sự giúp đỡ của quản lý. 

Quản lý cần hiểu được nhân viên của mình
Quản lý cần hiểu được nhân viên của mình

Để nhân viên được tham gia vào việc ra quyết định

Lãnh đạo Nhật Bản luôn cởi mở trong việc nhân viên có quyền được ra quyết định mà không nhất thiết phải là quản lý. Bởi nhân viên là những người hiểu rõ về công việc của mình nhất và họ cũng nên được chủ động trong công việc. Để làm được điều này, bản thân người quản lý cần có sự tin tưởng vào nhân viên của mình, không sợ nhân viên làm sai và nếu có làm sai thì có thể góp ý cũng như dần dần góp ý, hoàn thiện cho họ. 

Tại nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, những nhà quản lý thường cho phép nhân viên được đóng góp ý tưởng, ý kiến trong các cuộc họp hoặc trong các dự án. Qua những lần được đóng góp sẽ khiến cho nhân viên phải suy nghĩ, tìm tòi, mày mò ra những cách làm mới, những ý tưởng hay… để cùng những đồng nghiệp khác đóng góp vào sự phát triển chung. Đây cũng chính là bí quyết quản trị cần được áp dụng phổ biến mà các doanh nghiệp nên học hỏi. 

Nếu như trước đây, mọi quyết định, ý tưởng đều xuất phát từ bộ phận lãnh đạo, quản lý… thì tại sao doanh nghiệp không thêm các góc nhìn khác trong công ty từ nhân viên của mình bằng cách cho họ đưa ra quyết định. 

Để nhân viên được tham gia vào việc ra quyết định
Để nhân viên được tham gia vào việc ra quyết định

Cách làm việc hiệu quả của người Nhật nên tham khảo

Nhật Bản không chỉ nổi tiếng là quốc gia có truyền thống văn hóa đặc biệt mà đây còn là quốc gia dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chắc chắn rằng, để đạt được sự thành công này thì yếu tố con người được đặt lên hàng đầu, trong đó phong cách làm việc của người Nhật chính là câu trả lời. 

Tuân thủ giờ giấc

Người Nhật nổi tiếng với văn hóa đúng giờ, họ nói không với việc đi trễ trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chính sự kỷ luật này đã giúp người Nhật luôn nghiêm túc trong công việc và tạo ra môi trường làm việc quy củ. Không chỉ đúng giờ mà người Nhật còn đến sớm trước giờ hẹn, thể hiện sự tôn trọng trong các cuộc gặp gỡ. 

Việc đúng giờ đã hình thành cho nhân viên Nhật Bản một phẩm chất trong công việc là luôn nỗ lực và cố gắng hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất, hết mình cũng như kiểm soát và đảm bảo công việc hiệu quả ở mức cao.  

Lập kế hoạch rõ ràng

Người Nhật thường tập trung vào việc lập kế hoạch công việc một cách cụ thể và có hệ thống. Điều này giúp họ tối ưu hóa thời gian và tài nguyên, làm việc theo hướng dẫn cụ thể và đảm bảo công việc được hoàn thành một cách hiệu quả.

Tham khảo ngay khóa học: Kỹ năng Lập Kế hoạch và Quản lý Công việc Hiệu quả

Luôn coi trọng tập thể

Người Nhật thường coi trọng tập thể và tinh thần đoàn kết trong môi trường làm việc. Điều này thể hiện qua việc họ làm việc chặt chẽ với đồng nghiệp, tôn trọng nguyên tắc lẽ phải và công bằng, và thường xuyên tổ chức các hoạt động nhóm và sự kiện tập thể để tạo sự đoàn kết trong công ty. 

Cách quản lý nhân sự của người Nhật thường tập trung vào việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong nhóm và đảm bảo sự hòa thuận và tương tác tích cực giữa các thành viên.

Luôn nói lời cảm ơn và tránh nói lời xin lỗi

Lời cảm ơn là một trong những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Nhật và họ luôn sẵn sàng để nói lời cảm ơn trong bất kỳ tình huống nào. Như vậy không có nghĩa là người Nhật không biết nói lời xin lỗi hay không thích nói lời xin lỗi mà là họ sẽ cố gắng làm việc, hành xử để không phải nói lời xin lỗi với bất kỳ ai. 

Khi hình thành được thói quen như vậy sẽ rèn luyện cách làm việc của người Nhật một cách tốt nhất, họ sẽ cố gắng làm những điều tích cực và tốt đẹp góp phần tăng chất lượng công việc. 

Như vậy đồng nghĩa với việc, khi nhân viên không phải nói ra những lời xin lỗi sẽ hạn chế được những sai sót trong công việc, mối quan hệ trong công ty không gặp căng thẳng hay xung đột. 

Nói “không” với việc sa thải nhân viên

Người Nhật thường nói không với việc sa thải nhân viên vì họ coi trọng sự ổn định trong công việc và đánh giá cao mối quan hệ giữa công ty và nhân viên. Họ tập trung vào việc giải quyết vấn đề và cải thiện hiệu suất làm việc mà không đặt người lao động vào tình thế khó khăn. Điều này giúp duy trì tinh thần làm việc tích cực và tạo sự an tâm cho nhân viên.

Điển hình trong đợt suy thoái kinh tế vì đại dịch Covid 19 năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản luôn ở mức thấp 2.6% trong khi Mỹ - nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đã tăng vọt lên đến 15%. 

Những cách quản lý nhân sự của người Nhật trên đây chính là bí quyết tạo nên con người Nhật Bản xuất sắc giúp cho nền kinh tế đất nước mặt trời mọc thuộc top phát triển nhất thế giới. Hy vọng sẽ giúp các quản lý tại Việt Nam biết cách chọn lọc và áp dụng để tạo nên sự bứt phá trong đội nhóm, tổ chức của mình. 

5/5 - (3 bình chọn)

5/5 - (3 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông