Trước bối cảnh của công nghệ số và làn sóng số hóa mạnh mẽ như hiện nay, việc số hóa đào tạo, số hóa bài giảng là một trong những phương pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ và giúp cho hoạt động đào tạo, lưu trữ tri thức trong tổ chức diễn ra hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người làm LnD vẫn đang phải một số thách thức nhất định trong việc triển khai và xây dựng.
Để đạt được hiệu quả trong việc số hóa, theo dõi ngay bài viết dưới đây!
Số hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được hiểu đơn giản là chuyển các hoạt động truyền thống sang hoạt động có sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật số. Có thể chia số hóa đào tạo thành 2 nhóm, bao gồm:
Số hóa bài giảng, tài liệu:
Số hóa quy trình đào tạo: Đây là việc chuyển toàn bộ quy trình đào tạo từ việc học, theo học tiến trình học, trao đổi kiến thức, kiểm tra thi cử đều diễn ra hoàn toàn trên hệ thống trực tuyến.
Vậy số hóa đào tạo, số hóa bài giảng mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?
1. Tiết kiệm chi phí, lưu trữ không giới hạn
Tiết kiệm chi phí: Số hóa đào tạo là cách để giảm thiểu chi phí tổ chức những buổi đào tạo truyền thống gây tốn kém mà hiệu quả đem lại không cao. Bởi đào tạo truyền thống sẽ liên quan đến chi phí thuê chuyên gia, in ấn tài liệu, thời gian làm việc của nhân sự… Hơn nữa, nếu doanh nghiệp số hóa được sẽ không phải thực hiện đào tạo nhiều buổi mà vẫn cùng chủ đề nội dung như vậy.
Lưu trữ không giới hạn: Bằng cách thực hiện số hóa tài liệu, doanh nghiệp sẽ có một lượng dung lượng lớn để lưu trữ thông tin mà không gặp rắc rối trong việc dung lượng Google Drive bị đầy.
2. Chuẩn hóa nội dung đào tạo
Số hóa nội dung đào tạo sẽ giúp cho doanh nghiệp chuẩn hóa tất cả chương trình dành cho đội ngũ nhân sự của mình. Nhờ đó mà nhân sự có thể học tập một cách có hệ thống và tăng sự hứng thú với việc học.
Hơn nữa, những bài giảng hay tài liệu đã được số hóa thì rất dễ dàng chỉnh sửa và cập nhật. Điều này sẽ loại bỏ được những sai sót về mặt nội dung giảng dạy trong mỗi lần đào tạo.
3. Cập nhật nhanh chóng
Bạn có biết, nếu nội dung đào tạo, bài giảng được số hóa thì việc chỉnh sửa, điều chỉnh, cập nhật thông tin sẽ vô cùng thuận lợi và nhanh chóng. Trong trường hợp cần bổ sung, thay đổi… bạn chỉ cần thao tác online một cách nhanh chóng và linh hoạt.
4. Tăng cường động lực học tập cho đội ngũ nhân sự
Trong quá trình số hóa nội dung bài giảng, bạn có thể thoải mái trong việc biến những bài giảng đơn giản, khô khan thành những bài giảng thu hút, hấp dẫn, sinh động nhờ các tính năng trên nền tảng như gamification, thiết kế bài giảng…
Với gamification, bạn có thể tạo ra các yếu tố “giữ chân” người học tương tác, theo dõi bài giảng, khen thưởng cho những ai có thành tích xuất sắc… Ngoài ra, còn có các hoạt động như điểm số, hệ thống thưởng, thậm chí là các cuộc thi trực tuyến nhằm kích thích sự hứng thú trong quá trình học tập.
Bên cạnh đó, khi thực hiện thiết kế bài giảng bằng cách sử dụng đồ họa, video, effect… sẽ giúp cho người học dễ dàng tiếp cận nội dung và không cảm thấy việc học cứng nhắc.
5. Nâng cao tính bảo mật thông tin
Số hóa nội dung bài giảng và tài liệu đào tạo nội bộ thay vì lưu trữ bằng giấy, trên Google drive… chính là cách để bảo mật thông tin một cách tối ưu, trách việc rò rỉ các tài liệu quan trọng ra bên ngoài, thất lạc tài liệu. Nếu được lưu trữ trên hệ thống LMS thì chỉ những người là nhân sự của công ty mới được cấp quyền và được phép truy cập, xem tài liệu.
Dưới đây là 6 bước số hóa đào tạo chi tiết được thực hiện bởi Gitiho for Leading Business - đơn vị hàng đầu chuyển đổi số hoạt động đào tạo dành cho doanh nghiệp. Mời bạn tham khảo:
Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng về số hóa
Bước 2: Lên kế hoạch số hóa cho khách hàng
Bước 3: Thực hiện số hóa theo yêu cầu của khách hàng
Sau khi đã hiểu rõ nhu cầu cũng như sản phẩm đầu ra mong muốn của khách hàng, Gitiho sẽ nhận Nội dung dạng slide, dạng text, biểu đồ, video bài giảng… để thực hiện số hóa.
Bước 4: Khách hàng nghiệm thu
Ngồi lại với khách hàng để trao đổi và đảm bảo rằng sản phẩm đã đáp ứng các yêu cầu số hóa chưa. Thông qua đó tiếp nhận phản hồi từ khách hàng về chất lượng cũng như tiến độ của sản phẩm.
Bước 5: Nhận yêu cầu chỉnh sửa (Nếu có)
Nếu khách hàng cần chỉnh sửa, Gitiho sẽ thực hiện sửa đổi, điều chỉnh theo yêu cầu của khách hàng để một lần nữa đảm bảo rằng đáp ứng mọi kỳ vọng của khách hàng.
Bước 6: Hoàn thiện, bàn giao cho khách
Gitiho sẽ hoàn thiện và triển khai sản phẩm số hóa cho khách hàng. Cuối cùng, hướng đến việc khách hàng hài lòng với sản phẩm để triển khai đào tạo một cách hiệu quả.
1. Có những hình thức số hóa nào?
Có rất nhiều hình thức số hóa khác nhau, như:
Số hóa thông thường: số hóa thông thường bao gồm chuyển đổi các nội dung giáo dục từ hình thức truyền thống sang định dạng số, ví dụ như sách giáo trình, bài giảng, bài thực hành hay bài kiểm tra. Với hình thức này sẽ tăng khả năng truy cập từ xa và giảm sự phụ thuộc vào tài liệu giảng dạy truyền thống.
Video scorm: SCORM là viết tắt của cụm từ Shareable Content Object Reference Model, đây là một tiêu chuẩn cho việc đào tạo và phân phối nội dung số. Dạng video SCORM có thể tích hợp vào các nền tảng học trực tuyến cũng như hỗ trợ theo dõi tiến độ học tập cũng như tương tác.
2. Có những định dạng số hóa bài giảng nào?
Quay hình giảng viên: số hóa đào tạo cũng được thực hiện bằng cách quay hình giảng viên để tạo ra video bài giảng. Bằng cách này, giảng viên có thể truyền đạt nội dung giáo dục một cách hiệu quả. Ngoài ra việc quay hình giảng viên cũng rất tiệm kiệm thời gian và chi phí vì thay vì phải tổ chức nhiều buổi trực tiếp, giảng viên chỉ cần quay hình 1 lần là tất cả nhân viên đều có thể được học được.
Quay hình hiện trường: đây là một cách để số hóa mang tính trực quan và hấp dẫn. Thông qua việc ghi lại cảnh thực tế và sự kiện, người học sẽ hiểu sâu hơn về một chủ đề và dễ dàng trong việc áp dụng kiến thức vào thực tế. Ngoài ra, video hiện trường còn giúp tăng sự tương tác và tạo ra môi trường học tập độc đáo, giúp cho người học kết nối với thực tế một cách sinh động.
Video animation (video hoạt họa): đây là một loại video mà hình ảnh và đối tượng sẽ được “biến hóa” và chuyển động thông qua các hình vẽ, hình ảnh hoặc các khung hình. Ví dụ như các yếu tố khác như nhân vật, đối tượng, cảnh nền… đều có thể tạo ra được bằng phần mềm hoạt họa.
Số hóa chương trình đào tạo bằng video hoạt họa là một cách hiệu quả để truyền đạt kiến thức đã học. Video hoạt họa sẽ tạo ra môi trường học tập trực quan và hấp dẫn, giúp giải thích được các video một cách rõ ràng và dễ hiểu. Ngoài ra tính tương tác của video giúp tăng cường sự tham gia của người học, giúp họ tiếp thu kiến thức nhanh nhất.
Gamification: được gọi là trò chơi hóa, liên quan đến việc sử dụng các yếu tố như trò chơi, điểm số, thưởng, cấp độ… để tăng cường động lực cũng như tương tác cho người học trong quá trình học. Bằng cách tích hợp các yếu tố này vào các chương trình đào tạo, người học sẽ cảm thấy bớt khô khan, hứng thú và hứng khởi hơn. Đây cũng là cách để người học tiếp thu kiến thức tốt hơn cũng như tạo ra môi trường học tập tích cực.
3. Chi phí số hóa bài giảng bao nhiêu?
Chi phí số hóa bài giảng liên quan đến chi phí nhân lực, chi phí triển khai, chi phí bảo trì, chi phí phát sinh. Dưới đây là bảng giá của Gitiho, mời bạn tham khảo:
Để tìm hiểu chi tiết về chi phí số hóa chương trình đào tạo, bạn có thể liên hệ với Gitiho for Leading Business để biết thêm chi tiết! Link: Tại đây (NHẤN VÀO ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN).
Hy vọng qua bài viết trên, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về số hóa đào tạo, số hóa bài giảng và cách để triển khai việc số hóa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Đừng quên để thực hiện số hóa hiệu quả về chất lượng và tiết kiệm chi phí, nền tảng Gitiho for Leading Business chính là sự lựa chọn tuyệt vời.