Thị trường mục tiêu là gì? 5 bước xác định thị trường mục tiêu cực đơn giản

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Để một chiến lược Sale & Marketing đạt hiệu quả cao bạn cần phải biết xác định thị trường mục tiêu. Hiểu rõ thị trường mục tiêu chính là cách để bán hàng thành công và đem lại lợi nhuận. Trong bài viết này hãy cùng Gitiho tìm hiểu về thị trường mục tiêu và cách xác định thị trường mục tiêu nhé.

Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu (Target Market) được hiểu là sự phân loại khách hàng thành những nhóm người có đặc điểm chung nhất định. Đặc điểm chung đó có thể là: độ tuổi, vị trí, thu nhập và lối sống, sở thích cá nhân,… Những đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thị sản phẩm.

thi-truong-muc-tieu

Thị trường mục tiêu được hiểu đơn giản là tập hợp các khách hàng  tiềm năng của một doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thu hút sự chú ý và đáp ứng nhu cầu của tệp khách hàng này để chuyển họ thành khách hàng trung thành.

Marketing Foundation - Marketing căn bản cho người mới bắt đầu

Có gì khác nhau giữa thị trường và thị trường mục tiêu?

  • Thị trường bao gồm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Thị trường còn là nơi trao đổi giữa người mua và người bán với mục đích đem lại giá trị cho đôi bên.
  • Thị trường mục tiêu: chỉ bao gồm khách hàng tiềm năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp là thu hút sự chú ý của tập khách hàng này, vì ít nhiều họ có quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
thi-truong-muc-tieu

Vai trò của thị trường mục tiêu đối với doanh nghiệp?

Giúp nâng cao chất lượng sản phẩm

Thông qua thị trường mục tiêu, doanh nghiệp sẽ xác định được mục tiêu cụ thể, từ đó có kế hoạch cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình. Nhận ra được đâu là các tính năng mà khách hàng mong muốn nhất nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Giúp kiểm soát kỳ vọng dễ dàng hơn

Khách hàng thường sẽ có những kỳ vọng thiếu thực tế đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Việc kiểm soát được kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm giúp doanh nghiệp mang lại lợi ích chính xác trong tương lai. Điều này vừa hạn chế tình trạng khách hàng có kỳ vọng xa vời với sản phẩm, vừa sở hữu được nhóm khách hàng thực sự hài lòng với sản phẩm và sẵn sàng quay lại ở những lần sau.

Giúp gia tăng hiệu quả quảng cáo

Nắm được thị trường mục tiêu tức là bạn đã nắm được hành vi khách hàng. Mà hàng vi khách hàng lại đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập quảng cáo. Nắm được hành vi khách hàng như thích xem phim hay thích đọc báo, thích sử dụng mạng xã hội nào nhất, yếu tố đưa ra quyết định mua hàng,… bạn hoàn toàn có thể tạo nên một thông điệp thích hợp và dễ ghi nhớ .

Tìm hiểu chi tiết về hành vi khách hàng - các yếu tố quyết định hành vi mua hàng

Quy trình xác định thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu đóng vai trò quan trọng và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, điều này đã được chứng minh. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để xác định thị trường mục tiêu khi có hàng nghìn khách hàng ngoài kia. Câu trả lời sẽ được làm rõ trong 5 bước dưới đây:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Chỉ có nghiên cứu mới giúp bạn hiểu thị trường và hiểu khách hàng. Nghiên cứu để hiểu rõ khách hàng của bạn là ai, nhu cầu của họ là gì, lí do vì sao họ ủng hộ sản phẩm của bạn. Doanh nghiệp cần tiến hành thu thập thông tin khách hàng để phân tích và nắm bắt thị hiếu của họ. 

thi-truong-muc-tieu

Bước 2: Xác định phân khúc thị trường

Dựa trên  cách khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ bạn có thể có nhiều thị trường mục tiêu. Vậy nên cần phải phân khúc thị trường tức là phân chia thị trường thành các phân khúc khác nhau. Mục đích của việc phân chia thị trường này là để thu hẹp thị trường và để phân loại người mua thành tập hợp có nhiều đặc điểm giống nhau. Để phân chia thị trường thành các phân khúc nhỏ bạn hãy trả lời 3 câu hỏi sau để hình dung rõ hơn:

  • Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn giải quyết vấn đề gì?
  • Những đối tượng nào có khả năng gặp vấn đề này nhất?
  • Có các nhóm khác nhau với nhu cầu khác nhau không?
thi-truong-muc-tieu

Bạn có thể tiến hành phân khúc thị trường theo: địa lý, nhân khẩu học, xã hội học, hành vi người tiêu dùng, đặc điểm tâm lý, sở thích hay thói quen mua hàng,…

Ví dụ: dầu gội dành cho nữ có thể chia thành những phân khúc nhỏ như: dầu gội ngăn rụng tóc, dầu gội dưỡng tóc để tóc mượt mà chắc khỏe, dầu gội dành cho tóc nhuộm,…

Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu

Với công nghệ hiện đại ngày nay, không khó để lấy các thông tin về nhân khẩu học. Có thể sử dụng các công cụ Marketing để xác định nhân khẩu học và tâm lý người dùng thông qua:

  • Nền tảng xã hội: Hầu hết các trang web xã hội đều cung cấp bảng phân tích nhân khẩu học miễn phí về những người theo dõi bạn.
  • Địa chỉ email: tận dụng danh sách địa chỉ email của khách hàng để lấy thông tin nhân khẩu học chi tiết bằng các phần mềm email.
  • Hỏi khách hàng hiện tại: sử dụng email, điện thoại, hoặc khảo sát trực tiếp khách hàng.
  • Tận dụng dữ liệu hiện có: tận dụng dữ liệu từ lịch sử quảng cáo hoặc bộ xử lý thanh toán để kiểm tra xem khách hàng đã mua sản phẩm gì khi nào? Chi phí mua hàng trung bình? Thời gian nào trong ngày bán được nhiều hàng nhất? Khi nào lượng mua tăng hay giảm đột biến? 
  • Tìm kiếm các báo cáo khảo sát hoặc tự thực hiện một cuộc khảo sát.
thi-truong-muc-tieu

Công cụ Marketing tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp

Bước 4: Chiến lược thị trường mục tiêu

Để triển khai chiến lược hướng đến thị trường mục tiêu cần nghiên cứu và đánh giá các yếu tố sau:

  • Tính hấp dẫn của thị trường mục tiêu: đánh giá tính hấp dẫn của thị trường mục tiêu dựa trên quy mô thị trường, tốc độ phát triển hàng năm, tỷ lệ cạnh tranh so với đối thủ, số lượng và sức mua của khách hàng.
  • Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: xác định những thông tin về chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng, uy tín thương hiệu, chương trình khuyến mãi,… Dựa vào những thông tin này doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo ra những chiến lược Markeing đánh bại đối thủ trên thị trường, chiếm lĩnh thị trường và gia tăng lợi nhuận.

Có thể chia thị trường mục tiêu thành 2 loại để:

  • Tiếp thị đa phân khúc: là việc nhắm mục tiêu nhiều hơn một phân khúc thị trường.
  • Tiếp thị tập trung: là việc hướng mọi công sức nỗ lực vào đúng một phân khúc thị trường.

Bước 5: Thử nghiệm quảng cáo trên thị trường mục tiêu

Chạy quảng cáo để xem người dùng phản hồi như thế nào, cho dù họ vô tình nhấp vào quảng cáo hay cố tình nhấp vào để mua sản phẩm. Việc này sẽ giúp bạn tìm ra sự kết hợp phù hợp mang lại nhiều chuyển đổi.

Case study thực tế về thị trường mục tiêu

Starbuck - một thương hiệu cà phê cao cấp dành cho giới thượng lưu. Thương hiệu này hướng đến những người có thu nhập cao, chủ doanh nghiệp mong muốn uống cà phê trong một không gian yên tĩnh thoải mái.

thi-truong-muc-tieu
  • Đối tượng mục tiêu: cả khách hàng nam và nữ, trong đó đa số là khách hàng ở trong độ tuổi 25 - 45, là người thành thị, có quan tâm đến sức khỏe và đẳng cấp.
  • Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học và địa lý. 

+ Nhân khẩu học: nam nữ khoảng từ 25 - 45 (chiếm 49% tổng số khách hàng). Startbuck tự định vị mình là nơi thứ 3 giữa nhà và văn phòng. Ngoài ra còn một nhóm mục tiêu lớn hơn đó là thanh niên từ 18 - 24. Đối với nhóm này Starbuck định vì mình là nơi  học sinh , sinh viên có thể học, họp hay trò chuyện,…

+ Vị trí địa lý: vị trí gần của hàng, hoặc gần văn phòng, trường học.

Tổng kết

Trên đây là bức tranh tổng quan về thị trường mục tiêu hay còn gọi là Target Market. Nghiên cứu và xác định thị trường mục tiêu là bước cơ bản khi làm Marketing. 

Gitiho cảm ơn bạn đọc!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông