THỦ THUẬT CẦN BIẾT KHI VẼ BIỂU ĐỒ

Nội dung được viết bởi Đỗ Thúy Quỳnh

Cách sắp xếp logic các hạng mục

Hãy cân nhắc các hạng mục mà dữ liệu được phân loại, sắp xếp chúng theo một thứ tự tự nhiên nhất có thể. Ví dụ nếu phân loại hạng mục của bạn là 0-10, 11-20 và cứ tăng như vậy, việc sắp xếp logic nhất sẽ là thứ tự số tăng dần. Tuy nhiên nếu không có một thứ tự tự nhiên nào khả dĩ, bạn hãy sắp xếp theo cách bạn cho là logic nhất. Cân nhắc kỹ bước này sẽ giúp các bước sau của bạn trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Thông thường người xem chưa từng tiếp xúc với dữ liệu này, họ sẽ bắt đầu nhìn từ góc bên trái và lướt qua biểu đồ bạn theo hình chữ Z. Có nghĩa là sẽ thấy trước dữ liệu ở trên cùng của biểu đồ. Do vậy bạn hãy xếp hạng mục quan trọng nhất, lớn nhất lên đầu tiên và sắp xếp các hạng mục khác theo thứ tự giảm dần. Còn nếu hạng mục giá trị nhỏ nhất lại là quan trọng nhất, vậy hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần.

Thông tin đồ họa (Infographic)

Đây là một khái niệm thường được hiểu sai. Nó chỉ đơn thuần là một cách thể hiện dữ liệu hay thông tin thông qua hình ảnh hay đồ thị. Khi đưa dữ liệu hỗn độn vào các phần mềm chuyển hóa thành một biểu đồ có ích, rõ ràng và rành mạch, ta gọi đó là thiết kế Infographic (thông tin đồ họa).

Ở trường hợp khác, nhiều người lại lầm tưởng rằng việc sử dụng các hiệu ứng màu mè như phong to quá cỡ con số hay sử dụng đồ họa mang tính trẻ con để thu hút người xem chính là thiết kế Infographic. Tuy nhiên đây lại là một việc rất nông cạn trong mắt các khán giả tinh ý và hoàn toàn hiểu sai lầm về Thông tin đồ họa.

Các nhà thiết kế đồ thị cũng luôn phải cân nhắc rất nhiều vấn đề trước khi tạo đồ thị, như là:

Đối tượng nào là khán giả của mình.

Cần cung cấp gì cho khán giả.

Sau khi xác định tốt 2 vấn đề trên thì mới có thể tạo nên một đồ thị truyền đạt một cách triệt để các quan điểm, các nội dung đến khán giả. Không chỉ đơn thuần là sưu tập các thông tin về một chủ đề nhất định nữa, mà là ở một tầm cao mới kể chuyện qua dữ liệu của mình.

Những biểu đồ cần tránh

Các dạng biểu đồ nên hạn chế:

Biểu đồ hình tròn

Biểu đồ hình xuyến

Biểu đồ 3D

Biểu đồ với 2 trục tung. 

Không bao giờ sử dụng hiệu ứng 3D

Một trong những quy tắc vàng trong làng thiết kế đồ họa là: Không bao giờ sử dụng hiệu ứng 3D. Trường hợp duy nhất mà bạn cần dùng đến là vẽ đồ thị trong không gian 3 chiều (kể cả trong trường hợp này cũng rất khó để trình bày dữ liệu chính xác, bạn hãy thận trọng). 

Như ví dụ trên biểu đồ tròn, hiệu ứng 3D khiến số liệu của chúng ta sai sót, khó phân tích và so sánh.

Ngoài việc gây xao nhãng, các ứng dụng vẽ đồ thị còn gặp lỗi khi thiết kế hiệu ứng 3D. Ví dụ như trong Excel, chiều cao của các cột được quyết định bởi một đường thẳng vô hình giao nhau với trục tung giống như trong hình 1. 

thu-thuat-can-biet-khi-ve-bieu-do

Hình 1 Biểu đồ cột 3D.

Như dữ liệu nhập vào cho tháng 1 và tháng 2 là một. Tuy nhiên, theo biểu đồ này thì giá trị nhìn còn chưa đến 1. Cách trình bày như này rất không hay, do đó hãy cân nhắc thật kỹ và tốt nhất đừng nên dùng hiệu ứng 3D.

Không nên sử dụng trục tung thứ 2

Đôi khi bạn cần thêm trình bày thêm dữ liệu ngoài 2 trục cơ bản, do đó mà xuất hiện thêm trục tung thứ 2 nằm ở phía bên phải của biểu đồ. Minh họa trong hình 2

thu-thuat-can-biet-khi-ve-bieu-do

Hình 2 Ví dụ về trục tung thứ 2.

Khi phân tích biểu đồ 2, người xem phải dành thời gian để phân biệt nhãn nào chú thích cho dữ liệu nào. Nó khiến vấn đề trở nên cực kỳ phức tạp. Thay cách sử dụng trục tung thứ 2 thì bạn hãy căn cứ theo tình huống mà chọn một trong hai cách dưới đây:

Thay vì sử dụng trục tung thứ 2, hãy dán nhãn giá trị trực tiếp cho cột dữ liệu tương ứng trên biểu đồ. Cách này giúp tập trung vào mức độ chi tiết của các con số, bởi vì chúng được dán nhãn trực tiếp lên các điểm.

Chuyển chúng thành biểu đồ thanh, thiết kế trục tung cho từng hạng mục dữ liệu, và sắp xếp đường cơ sở cho bằng nhau. Còn cách này khiến người xem tập trung vào xu hướng chung của dữ liệu mà bạn trình bày.

Chúng ta có minh họa hai cách này trong hình 3 dưới đây:

thu-thuat-can-biet-khi-ve-bieu-do

Hình 3 Các cách để tránh việc sử dụng trục tung thứ 2.

Dùng màu sắc. Ví dụ như trong biểu đồ 2, bạn có thể sử dụng màu xanh trên nhãn dán Revenue và màu cam cho nhãn #of sales employees. Sử dụng cùng màu sắc cho dữ liệu thể hiện những hạng mục đó. Tuy nhiên chúng ta sẽ bàn sâu hơn về cách sử dụng màu sắc trong tiếp, sẽ cho bạn cách giải quyết phương pháp dùng màu sắc thông minh hơn cả.

Lưu ý rằng việc sử dụng 2 trục tung (hoặc 2 trục hoành) rất dễ dàng khiến người xem hiểu nhầm giữa 2 hạng mục có mối liên kết với nhau. Đây cũng là một lý do quan trọng cần cân nhắc cẩn thận khi quyết định sử dụng 2 trục tung (hoặc 2 trục hoành) cho một biểu đồ.

Trên đây là Hướng dẫn xây dựng biểu đồ Miền, Gitiho.com sẽ bật mí tiếp cho các bạn nhiều bí quyết xây dựng các loại biểu đồ hơn, hãy xem tiếp nhé:

Cách sử dụng Heatmap khi xây dựng bảng biểu.

Cách dùng Biểu đồ Điểm và hướng dẫn vẽ.

Ưu điểm của Biểu Đồ Đường và cách sử dụng.

 

 

KHÓA HỌC EXCEL ONLINE HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Khóa học với hơn 14000 HỌC VIÊN đang học và đánh giá trung bình 4.76 SAO

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông