Tìm hiểu về Bill và cách phân loại Bill trong Logistics

Nội dung được viết bởi Lực td

Chúng ta đã đi qua những bài viết về điều kiện Incoterm 2010 hay về những chứng từ như Invoice, Packing và các thành phần trong hợp đồng xuất nhập khẩu. Trong bài viết này, Gitiho.com sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về Bill trong xuất nhập khẩu sẽ ra sao, ai sẽ là người làm Bill, ai chịu trách nhiệm cho Bill và mỗi phần trong Bill sẽ ảnh hưởng thế nào tới hoạt động xuất nhập khẩu.

Bill khi chuyển hàng qua hãng giao vận

Để dễ hình dung, chúng ta sẽ có hình ảnh một hóa đơn minh họa như sau.

Tìm hiểu về Bill và cách phân loại Bill trong Logistics

Bill sẽ tượng trưng cho việc chúng ta đi chuyển một đơn hàng nào đó cho một đơn vị giao vận, đơn vị giao vận đó sẽ đưa cho chúng ta Bill để xác nhận hàng hóa để chuyển đi. Trong đó có tên, địa chỉ của người gửi, tên, địa chỉ người nhận và các thông tin xung quanh hàng hóa.

Như hình ảnh phía trên chúng ta có dòng chữ "Đã thu cước" có nghĩa là người gửi (tên Tâm) đã trả tiền trước (Prepaid), vậy nên tình huống này là "trả trước". Còn tình huống mà người nhận trả cước (tên Chi) thì sẽ là trả sau (Collect)

Thành thạo các kỹ năng với Bill với Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

Bill khi chuyển hàng bằng xe bus

Ví dụ tiếp theo chúng ta chuyển hàng bằng xe bus từ Hải Phòng về Hà Nội. Người gửi A ở Hải Phòng và người nhận B ở Hà Nội. Xe vận chuyển ở đây là xe khách Hải Âu 1 (ở Hải Phòng), xe trả hàng sẽ là xe khách Hải Âu 2 (ở Hà Nội). Như chúng ta thấy thì người A sẽ phải kết nối với Hải Âu 1 và người B sẽ phải kết nối với Hải Âu 2 thì mới có thể nhận được hàng. Vậy, người làm Bill sẽ là xe Hải Âu 1 bởi người làm Bill là người ở vị trí gửi hàng. 

Cũng giống như Bill khi vận chuyển bằng hãng giao vận, cần phải ghi rõ là trả trước (Prepaid) hay trả sau (Collect) và các thông tin về hàng hóa như tên hàng, cân, kiện, khối,...

Tìm hiểu về Bill và cách phân loại Bill trong Logistics

Định nghĩa và phân loại Bill trong hàng hải

Bill - Bill of Lading - B/L: Còn được gọi là vận đơn, chứng từ đặc biệt quan trọng trong vận chuyển hàng hóa đường biển do người vận chuyển phát hành (Có thể là hãng tàu) cho Shipper sau khi nhận hàng để chở

Trong đó Bill có 3 chức năng chính:

- Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là đã nhận hàng để chở

- Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển

- Là một chứng từ sở hữu hàng hóa 

*Lưu ý: Có thể mua bán và chuyển nhượng vận đơn

Tìm hiểu về Bill và cách phân loại Bill trong Logistics

Và mặt sau của tờ Bill sẽ chứa các điều kiện, giao ước giữa các bên trong Bill

Tìm hiểu về Bill và cách phân loại Bill trong Logistics

Phân tích chi tiết của một tờ Bill hàng hải

Chúng ta sẽ lấy tờ Bill dưới đây để làm ví dụ minh hoạ

Tìm hiểu về Bill và cách phân loại Bill trong Logistics

Dòng đầu tiên của của tờ Bill là tên của người lập ra Bill cũng như là đại diện hãng tàu "HSC Japan". Cùng với đó hãng tàu cũng sẽ chịu trách nhiệm về Bill, chịu trách nhiệm hàng để chở, chứng từ sở hữu hàng hoá cho Shipper hoặc CNEE 

B/L No. : số Bill hay "Số vận đơn" do người làm Bill viết ra

Tìm hiểu về Bill và cách phân loại Bill trong Logistics

Tiếp theo là tên của Shipper, tên của CNEE, bao gồm tên, số điện thoại, email địa chỉ 

Tìm hiểu về Bill và cách phân loại Bill trong Logistics

Notify Party: Bên nhận hàng tại cảng đích (POD) sẽ giống với thông tin của CNEE bởi thường bên nhận hàng sẽ chính là CNEE

Tìm hiểu về Bill và cách phân loại Bill trong Logistics

For Delivey The Goods Please Apply To: Thông tin đại lý Agent (đại lý) tại POD. Đại lý này cũng chính là hãng tàu hoặc một công ty giao nhận nào đó đại diện cho hãng tàu ở bên kia bờ POD để làm nhiệm vụ tương tự hãng tàu

Pre Carriage: Liên quan đến tàu con trước khi chuyển hàng lên tàu lớn

Place of Receipt: Nơi nhận hàng 

Ocean Vessel: Tàu mẹ (Tàu chở hàng)

POL: Cảng đi

POD: Cảng đến

Place of Delivey: Nơi trả hàng

Tìm hiểu về Bill và cách phân loại Bill trong Logistics

Phần chính của Bill hàng hải

Container.No/Seal No. Mark and Numbers:  Mỗi Cont sẽ có số Cont và số chì khác nhau và mã ký hiệu (Shipping Mark). Ví dụ như đồ điện tử sẽ có Shipping Mark ở kiện hàng đối với mỗi hàng lẻ

Description of Package & Goods. SHIPPER'S LOAD, COUNT, STOW AND SEAL: Mô tả hàng hoá sẽ bao gồm cân, kiện, khối. Nếu như hàng lẻ thì bao nhiêu kiện, hàng Cont thì là bao nhiêu Cont. Cùng với đó, dòng này "SHIPPER'S LOAD, COUNT, STOW AND SEAL" cũng ghi rõ là Shipper tự đóng hàng, tự đếm hàng và tự kẹp chì.

Gross Weight: Trọng lượng tính cả bao bì 

Measurement: Thể tích của hàng hoá

Total No. Of Container's Or Packages (In word): Tổng số Cont và kiện hàng (phải viết tay) 

Freight & Charges: Cước phí (Thường thì một hãng tàu bán cho khách hàng nhiều cước phí khác nhau nên phần này không quan trọng và không cần ghi gì cả)

Prepaid: Cước phí trả trước (Trả tại POL)

Collect: Cước phí trả sau (Trả tại POD) 

Place & Date of Issue: Nơi và ngày phát hành vận đơn. Đối với ngày phát hành vận đơn thì là ngay khi tàu chạy và nơi phát hành vận đơn là cảng POL bởi khi tàu đã rời khỏi cảng thì Bill sẽ là chứng từ sở hữu hàng hoá

Cuối cùng là phần chữ ký và đóng dấu của bên vận chuyển

Tìm hiểu về Bill và cách phân loại Bill trong Logistics

Và trên đây Gitiho.com đã cùng bạn đọc tìm hiểu về Bill, các hạng mục, điều kiện của một Bill hàng hải. Gitiho mong rằng bạn đọc sẽ áp dụng được những kiến thức trong bài viết này vào công việc của mình một cách hiệu quả.

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông