Tính kinh tế theo quy mô (Economies of Scale) là gì?

Nội dung được viết bởi Ngọc Diệp

Tính kinh tế theo quy mô (Economies of Scale) có lẽ không phải một thuật ngữ xa lạ nếu như bạn đang theo học các môn về kinh tế. Vậy nhưng liệu bạn đã biết gì về tính kinh tế theo quy mô? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Trở thành chuyên gia phân tích tài chính ngay hôm nay cùng Gitiho

Tính kinh tế theo quy mô là gì?

Tính kinh tế theo quy mô, hay còn gọi là economies of scale, là lợi thế chi phí mà doanh nghiệp có được khi tăng sản lượng đầu ra. Lợi thế này được tạo ra nhờ vào mối quan hệ nghịch đảo giữa chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm và tổng số lượng sản phẩm được sản xuất. Nói một cách dễ hiểu, khi sản lượng càng tăng thì chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm càng giảm. Đó được gọi là tính kinh tế theo quy mô (economies of scale).

tính kinh tế theo quy mô 1

Ngoài ra, tính kinh tế theo quy mô cũng đóng vai trò giảm thiểu chi phí biến đổi trung bình khi sản lượng tăng. Điều này xảy ra là nhờ hiệu quả vận hành và sự cộng hưởng đến từ việc tăng quy mô sản xuất.

Tính kinh tế theo quy mô có thể được tạo ra tại bất cứ giai đoạn nào trong quá trình sản xuất, lưu ý rằng quá trình sản xuất ở đây bao gồm tất cả các hoạt động liên quan tới hàng hóa ngoại trừ người mua cuối. Do đó, một doanh nghiệp có thể quyết định áp dụng tính kinh tế theo quy mô trong bộ phận marketing bằng cách thuê nhiều chuyên viên marketing cùng một lúc, hoặc cũng có thể áp dụng tính kinh tế theo quy mô trong bộ phận sourcing bằng cách chuyển đổi từ nhân công sang lao động máy móc.

Khi quy mô doanh nghiệp trở nên quá lớn, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với tính phi kinh tế theo quy mô (diseconomies of scale) - mặt đối lập của tính kinh tế theo quy mô. Điều này xảy ra khi chi phí đơn vị bắt đầu tăng theo quy mô sản lượng.

Hiệu quả của tính kinh tế theo quy mô

Tính kinh tế theo quy mô là một khái niệm quan trọng đối với mọi doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực và nó cũng chỉ ra lợi thế cạnh tranh và lợi thế chi phí mà các doanh nghiệp lớn sở hữu so với các doanh nghiệp nhỏ.

Hầu hết người tiêu dùng không hiểu tại sao với cùng một mặt hàng, một doanh nghiệp lớn lại bán giá rẻ hơn so với một doanh nghiệp nhỏ. Nguyên nhân chính là vì chi phí cho một đơn vị sản phẩm phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất. Các doanh nghiệp lớn có khả năng sản xuất nhiều hơn bằng cách chia đều chi phí sản xuất cho một sản lượng lớn.

Có rất nhiều lý do giải thích cho việc tính kinh tế theo quy mô giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm (cost per unit), bao gồm:

  1. Sự chuyên môn hóa nhân sự và tích hợp công nghệ tiên tiến thúc đẩy quá trình sản xuất trở nên hiệu quả hơn với sản lượng lớn hơn.
  2. Chi phí đơn vị thấp có thể là kết quả của các đơn đặt hàng số lượng lớn, số lượng các đơn hàng tăng mạnh nhờ vào quảng cáo, hoặc cắt giảm chi phí vốn (cost of capital).
  3. Chi phí từ các phòng ban nội bộ được phân bổ cho nhiều đơn vị sản phẩm được sản xuất và bán ra giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí.

Các loại hình của tính kinh tế theo quy mô

Tính kinh tế theo quy mô nội sinh (Internal economies of scale)

Tính kinh tế theo quy mô nội sinh (Internal economies of scale) là tính kinh tế theo quy mô được sinh ra từ bên trong doanh nghiệp. Tính kinh tế này theo quy mô nội sinh xảy ra khi doanh nghiệp tiến hành cắt giảm chi phí nội bộ, do đó các doanh nghiệp khác nhau sẽ có những phương án khác nhau. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí nhờ vào quy mô doanh nghiệp lớn, hoặc nhờ vào một thiết bị máy móc sản xuất hàng loạt độc quyền của doanh nghiệp.

Dựa vào điều này, bạn sẽ hiểu được lý do tại sao các doanh nghiệp lớn có thể dễ dàng đạt được tính kinh tế theo quy mô nội sinh. Đó là vì họ có khả năng thu mua tài nguyên theo số lượng lớn, có bằng sáng chế hoặc các công nghệ đặc biệt, hoặc cũng có thể vì họ có thể tiếp cận nhiều nguồn vốn hơn.

Tính kinh tế theo quy mô ngoại sinh (External economies of scale)

Tính kinh tế theo quy mô ngoại sinh (External economies of scale) là tính kinh tế theo quy mô xảy ra nhờ vào các yếu tố bên ngoài, hoặc các yếu tố có ảnh hưởng đến toàn bộ lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc không một doanh nghiệp nào có khả năng kiểm soát chi phí của mình. Tính kinh tế theo quy mô ngoại sinh xảy ra khi xuất hiện một nguồn cung ứng lao động chất lượng cao, một khoản trợ cấp và/hoặc cắt giảm thuế, quan hệ đối tác và liên doanh, cũng như tất cả mọi thứ có thể giúp các doanh nghiệp trong cùng ngành giảm thiểu chi phí.

Ví dụ, năm nay chính phủ dự định thúc đẩy sản xuất thép, do đó họ đưa ra chính sách rằng tất cả các doanh nghiệp sản xuất thép sở hữu hơn 10 ngàn nhân công sẽ được giảm 20% thuế. Dựa vào chính sách này, các doanh nghiệp sản xuất thép có ít hơn 10 ngàn nhân công có thể cắt giảm chi phí sản xuất bằng cách thuê thêm nhân công. Đây là một ví dụ của tính kinh tế quy mô ngoại sinh và sự ảnh hưởng của nó đến toàn bộ một ngành hoặc nhóm ngành.

Các yếu tố thúc đẩy tính kinh tế theo quy mô

Thu mua (Purchasing)

Doanh nghiệp có thể hạ thấp chi phí bằng cách thu mua nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất theo số lượng lớn hoặc mua từ các nhà bán buôn.

tính kinh tế theo quy mô 2

Bộ máy quản trị

Doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí bình quân bằng cách nâng cao chất lượng bộ máy quản trị trong doanh nghiệp - thuê nhân sự dày dặn kinh nghiệm hoặc sở hữu chuyên môn cao cho các vị trí quản lý.

Công nghệ

Một sự vượt trội về công nghệ có thể đem lại biến chuyển to lớn cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp, như cách mà công nghệ fracking đã làm thay đổi hoàn toàn nền công nghiệp dầu khí một vài năm trước. Mặc dù vậy, đáng tiếc rằng chỉ những doanh nghiệp dầu khí lớn mới có khả năng đầu tư vào các thiết bị fracking đắt tiền để tận dụng lợi thế từ tính kinh tế theo quy mô.

Hạn chế của tính kinh tế theo quy mô

Chúng ta vẫn hay nói về những điểm mạnh, điểm tốt của tính kinh tế theo quy mô. Tuy nhiên, trên thực tế, các kỹ thuật quản trị và công nghệ hiện đại đã tạo ra không ít các hạn chế của tính kinh tế theo quy mô trong suốt các thập kỷ vừa qua.

Chi phí lắp đặt được cắt giảm nhờ có công nghệ linh hoạt hơn. Trang thiết bị được định giá chặt chẽ hơn nhằm phù hợp với công suất sản xuất, khiến cho các doanh nghiệp sản xuất nhỏ lẻ như nhà máy luyện thép nhỏ hay các nhà sản xuất bia thủ công dễ dàng cạnh tranh hơn.

Các dịch vụ thuê ngoài (outsourcing) giảm thiểu sự chênh lệch chi phí giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Các dịch vụ này bao gồm kế toán, nhân sự, marketing, thủ quỹ, pháp lý và IT.

Sản xuất vi mô (micro-manufacturing), sản xuất siêu cục bộ (hyper-local manufacturing) và sản xuất bồi đắp (additive manufacturing)/ in 3D có thể cắt giảm cả chi phí lắp đặt và chi phí sản xuất. Ngoài ra, ngành thương mại và logistics toàn cầu cũng góp phần làm giảm chi phí, bất kể một nhà máy có quy mô lớn hay nhỏ.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tại các quốc gia đã, đang phát triển và cả các quốc gia công nghiệp hóa, giá thành của tư liệu sản xuất và chi phí máy móc thiết bị đã giảm liên tục trong suốt 3 thập kỷ qua.

Ví dụ về tính kinh tế theo quy mô

Hiệu quả của tính kinh tế theo quy mô

Một điểm quan trọng khi nói về tính kinh tế theo quy mô là chi phí cố định. Chúng ta đều biết ngành hàng không là một trong những ngành có chi phí cố định cao nhất hiện nay. Giả sử một hãng hàng không đầu tư 20 triệu USD cho một phi cơ mới. Nếu họ chỉ phục vụ 1 khách hàng duy nhất, tiền vé sẽ phải bao gồm toàn bộ 20 triệu USD này. Tuy nhiên, nếu như họ phục vụ 1 triệu khách hàng, mỗi khách hàng sẽ chỉ phải trả 20 USD tiền vé máy bay mà thôi.

tính kinh tế theo quy mô 3

Hạn chế của tính kinh tế theo quy mô

Mô hình bếp nhà hàng thường được sử dụng để miêu tả hạn chế của tính kinh tế theo quy mô: Càng nhiều đầu bếp trong một căn phòng nhỏ thì mọi thứ càng trở nên rắc rối. Tình trạng này diễn tả tính phi kinh tế theo quy mô (diseconomies of scale).

tính kinh tế theo quy mô 4

Dưới đây là biểu đồ hình chữ U thể hiện tính phi kinh tế theo quy mô. Đây là hiện tượng xảy ra khi chi phí tăng theo sản lượng đầu ra.

tính kinh tế theo quy mô 5
Biểu đồ mô tả tính kinh tế theo quy mô

Nhìn vào biểu đồ này, bạn có thể thấy bất cứ mức sản lượng nào lớn hơn Q2 sẽ dẫn đến sự tăng lên của chi phí trung bình. Đây là khi doanh nghiệp gặp phải tính phi kinh tế theo quy mô.

Tổng kết

Như vậy, chúng ta đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi ‘Tính kinh tế theo quy mô là gì?’ và các thắc mắc khác xoay quanh tính kinh tế theo quy mô (economies of scale). Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm chắc khái niệm về economies of scale, diseconomies of scale, cũng như các yếu tố khác liên quan.

Cảm ơn bạn đọc và hẹn gặp bạn trong các bài viết tiếp theo!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông