Tinh thần trách nhiệm trong công việc là gì? 3 cách nâng cao ý thức trách nhiệm

Nội dung được viết bởi Mai Phạm

Tinh thần trách nhiệm trong công việc ảnh hưởng trực tiếp tới sự nghiệp của mỗi người. Bởi nhà quản trị sẽ căn cứ vào tố chất đó để đánh giá, cất nhắc nhân viên. 

Muốn thành công, chúng ta cần rèn luyện, nâng cao ý thức trách nhiệm, dám đương đầu, không thoái thác. Vậy làm thế nào để cải thiện? Cùng Gitiho tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau đây. 

Thế nào là tinh thần trách nhiệm trong công việc?

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trách nhiệm là gắn liền chính sách, đường lối quần chúng, mục đích để làm tròn nhiệm vụ”. Trách nhiệm trong công việc cũng vậy, là bạn hoàn thành nhiệm vụ được giao phó một cách tốt nhất, sẵn sàng nhận lỗi, không nề hà bất cứ việc gì. Có nghĩa bạn cần đảm bảo công việc thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, khối lượng, kịp thời báo cáo những vấn đề phát sinh, đề xuất phương án giải quyết. 

tinh-than-trach-nhiem-trong-cong-viec-1
Tinh thần trách nhiệm trong công việc được nhà quản lý đánh giá cao

Người có trách nhiệm thường nghiêm túc làm việc, nỗ lực hết sức để công việc hoàn thành. Nhà quản lý đánh giá rất cao những nhân viên như vậy. Nhờ đó, cơ hội thăng tiến của họ cũng tốt hơn. 

Lợi ích của việc rèn luyện tinh thần trách nhiệm

Diễn giả người Mỹ Tony Robbins từng chia sẻ: “Dù chuyện gì xảy ra đi nữa, hãy chịu trách nhiệm”. Nhân viên có tố chất này và áp dụng vào công việc sẽ mang lại nhiều lợi ích, như:

tinh-than-trach-nhiem-trong-cong-viec-2
Tinh thần trách nhiệm là tố chất được các nhà lãnh đạo đánh giá cao

Nâng cao uy tín bản thân: Chắc chắn bạn sẽ được sếp tín nhiệm hơn nếu làm việc có trách nhiệm, sẵn sàng gánh vác công việc. Không chỉ cấp trên mà những cộng sự cũng sẽ yên tâm khi giao nhiệm vụ, trọng trách quan trọng cho bạn. 

Cải thiện hiệu suất công việc: Tập trung 100% sức lực vào nhiệm vụ đang làm, linh hoạt xử lý vấn đề, bạn sẽ thấy hiệu quả công việc cải thiện rõ ràng. 

Mở ra cơ hội học tập, phát triển: Có trách nhiệm đồng nghĩa với việc bạn dám làm, dám chịu. Từ đó bạn sẽ có cơ hội học tập, trau dồi kinh nghiệm từ những sai lầm mắc phải. Sau mỗi lần như vậy bạn sẽ tốt hơn, tránh được những sai sót trước kia. 

Theo Tim Cook – CEO Apple: “Những người bảo thủ, chọn trốn tránh trách nhiệm tất yếu sẽ đánh mất niềm tin của mọi người và thất bại”. Vì thế, dám thừa nhận sai lầm, không thoái thác chính là tố chất của một người nhân viên nên có. Chỉ khi bạn có trách nhiệm với chính công việc của mình, đồng nghiệp và cả cấp trên mới ghi nhận và mở ra cơ hội phát triển cho bạn. 

Biểu hiện của người có ý thức trách nhiệm trong công việc

Tinh thần trách nhiệm trong công việc có thể xuất hiện theo cá nhân hoặc tập thể. Người ta thường chú ý tới cách bạn giải quyết công việc như thế nào. Đối với mỗi nhân viên, tố chất này được đánh giá dựa trên những yếu tố sau:

Hoàn thành đúng mục tiêu đề ra

Một nhân viên có trách nhiệm là người luôn hoàn thành các mục tiêu đề ra. Điều đó cho thấy họ thực sự đặt tâm huyết vào nhiệm vụ đã nhận. Đặc biệt trong quá trình làm việc nhóm ý thức trách nhiệm góp phần nâng cao hiệu quả của cả hệ thống. 

tinh-than-trach-nhiem-trong-cong-viec-3
Người có ý thức trách nhiệm luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ

Đương nhiên để làm được điều này bạn luôn phải cố gắng hết sức mình. Bạn hiểu rõ bất cứ hành động nào của mình cũng ảnh hưởng tới lợi ích tập thể. Vì thế bạn không lơ là hay tỏ ra hời hợt và lúc nào cũng đảm bảo tiến độ. 

Quản lý công việc hiệu quả

Những người có ý thức trách nhiệm luôn biết cách phân bổ quỹ thời gian hiệu quả, không để chúng trôi qua lãng phí. Với họ, từng phút từng giây phải tận dụng tối đa, triệt để nhằm sắp xếp, hoàn thành công việc. 

tinh-than-trach-nhiem-trong-cong-viec-4
Sắp xếp công việc hiệu quả thể hiện tinh thần trách nhiệm cao

Hơn nữa, nhân viên sống trách nhiệm ít khi làm việc theo cảm tính. Thay vì việc đến đâu làm tới đó, họ sẽ cân nhắc mọi đầu việc và lập kế hoạch chi tiết cho bản thân. Nhờ vậy họ dễ dàng kiểm soát công việc theo tiến độ, biết mình cần làm gì trước, tránh rơi vào tình trạng “việc đè đầu” làm mãi không xong. 

Bên cạnh đó, ý thức chủ động sắp xếp, quản lý công việc giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ nhanh, hiệu quả hơn. Bạn tập trung làm việc, phát huy tối đa khả năng tư duy, không bị các yếu tố xung quanh làm xao nhãng. Vì thế mọi thứ đều được giải quyết sớm. 

Xem thêm: 7 cách giúp bạn quản lý công việc hiệu quả cao

Không thoái thác, đổ lỗi

Tinh thần trách nhiệm trong công việc còn biểu hiện ở việc không bao giờ đổ lỗi, biết nhận sai. Đây là những người được đánh giá cao ở công ty. Có thể nhiệm vụ chưa hoàn thành hay xảy ra sự cố, sai sót nhưng chính sự dũng cảm, dám đương đầu đã làm tăng giá trị bản thân. 

tinh-than-trach-nhiem-trong-cong-viec-5
Người có ý thức trách nhiệm sẵn sàng nhận lỗi, đối mặt với mọi sai lầm

Yếu tố này được cố CEO Apple Steve Jobs đã đặt kỳ vọng về người làm lãnh đạo trong công ty mình. Ông cho rằng: “Một phó chủ tịch phải chịu trách nhiệm cho mọi sai lầm xảy ra. Anh ta không được phép có lý do và giải thích thế nào không quan trọng”. 

Tôn trọng sự cố gắng của cộng sự

Biết tôn trọng, công nhận cố gắng của người khác cũng là nét đặc trưng của người sống có trách nhiệm. Đặc biệt với hoạt động nhóm điều này càng cần đề cao. Điều đó cho thấy sự công bằng, minh bạch trong mọi lợi ích, không vì bạn làm tốt mà nhận cho mình hay làm sai lại đùn đẩy cho bạn. 

tinh-than-trach-nhiem-trong-cong-viec-6
Trân trọng sự cố gắng của người khác chính là cách hoàn thiện bản thân tốt hơn

Qua đây cũng cho thấy bạn sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm, kiến thức nhằm phát triển bản thân. Giống như cách Apple đã và đang xây dựng tập thể làm việc có trách nhiệm, cống hiến hết mình. Tập đoàn này yêu cầu các nhân viên cấp quản lý đảm nhiệm cả công việc của phòng ban khác. Nhờ vậy họ có cái nhìn tổng quát hơn về quy trình hoạt động của công ty, trở thành những nhân viên đa nhiệm, có thể hỗ trợ nhân sự khác một cách hiệu quả. 

Không than thở, viện cớ

Không viện cớ, than thở là biểu hiện rõ rệt của người có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Dù rơi vào bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng biết cách nhìn nhận mọi vấn đề và giải quyết nhanh chóng để không ảnh hưởng tới người khác. 

tinh-than-trach-nhiem-trong-cong-viec-7
Người làm việc có trách nhiệm luôn sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách

Cựu cầu thủ bóng đá Lou Holtz từng nói: “Tài năng quyết định những điều bạn có thể làm. Động lực quyết định việc bạn sẽ làm bao nhiêu. Nhưng thái độ mới quyết định bạn làm tốt như thế nào”. Bởi vậy tha vì than vãn những khó khăn, bạn nên lấy mục tiêu phía trước làm động lực. 

3 cách nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc

Ý thức trách nhiệm trong công việc không tự nhiên sinh ra mà là cả quá trình rèn luyện, trau dồi. Muốn mở rộng cơ hội thăng tiến, được cấp trên trọng dụng, bạn có thể nâng cao tinh thần này bằng những cách sau đây: 

Thực hành tính kỷ luật

Doanh nhân người Mỹ Jim Rohn cho rằng: “Kỷ luật là cầu nối tư duy và thành tựu. Kỷ luật cũng là nền tảng xây dựng tất cả thành công. Thiếu kỷ luật chắc chắn dẫn tới thất bại”. Như vậy kỷ luật giống như kim chỉ nam giúp chúng ta đi đúng hướng. 

tinh-than-trach-nhiem-trong-cong-viec-8
Kỷ luật là cơ sở để rèn tính trách nhiệm trong công việc

Muốn nâng cao ý thức trách nhiệm trước hết bạn cần sống có nguyên tắc và cố gắng thực hiện mọi thứ theo khuôn phép mình đề ra. Cùng với đó bạn cần phải chấp hành quy định của công ty, xã hội. Warren Buffett cũng từng chia sẻ: “Bạn không cần phải thông minh hơn người khác. Bạn phải có kỷ luật hơn họ”. 

Giải quyết vấn đề

Tiếp đến, bạn hãy học giải quyết vấn đề một cách triệt để, dứt khoát. Dù làm bất cứ điều gì đừng bao giờ để khái niệm nửa vời lấn chiếm. Điều đó giúp bạn tạo dựng được thói quen hoàn thành công việc ngay lập tức. Như Bác Hồ từng dạy: “Việc hôm nay chớ để ngày mai”. 

tinh-than-trach-nhiem-trong-cong-viec-9
Người có trách nhiệm công việc biết vấn đề nằm ở đâu, cần giải quyết thế nào

Ngoài ra bạn cũng nên xử lý tình huống một cách linh hoạt, chủ động. Có thể bạn sẽ không thể khắc phục chúng gọn gàng ngay ở lần đầu tiên. Nhưng qua đây bạn sẽ có thêm kinh nghiệm tốt hơn về sau này. 

Cố gắng trong mọi tình huống

Tinh thần trách nhiệm trong công việc không chỉ được rèn luyện qua bản thân mình mà còn thể hiện ở cách bạn chia sẻ công việc với đồng nghiệp, cấp trên hay cấp dưới. Bằng việc giúp đỡ những người xung quanh, không nề hà sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn mỗi ngày. 

tinh-than-trach-nhiem-trong-cong-viec-10
Tinh thần trách nhiệm còn được rèn luyện qua sự cố gắng hoàn thành công việc, dám đương đầu

Les Brown từng nói: “Hãy có trách nhiệm với cuộc đời mình. Hãy nhớ rằng chính bạn là người đưa bạn tới nơi bạn muốn đến chứ không phải một ai khác”. Vậy nên không ngừng cố gắng sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, dám đương đầu trong mọi thử thách. 

Trên đây Gitiho đã chia sẻ cụ thể về tinh thần trách nhiệm trong công việc. Chúng tôi hy vọng những thông tin này giúp bạn có thêm lý tưởng sống, phấn đấu cho sự nghiệp của mình. 

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông