Tư duy phản biện là gì? Các cấp độ trong tư duy phản biện?

Nội dung được viết bởi Kim Thu

Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng sống không thể thiếu của mỗi cá nhân hiện nay. Nếu bạn không sở hữu kỹ năng này bạn sẽ khó có thể phân tích, đánh giá thông tin khách quan, dễ bị chi phối bởi ý kiến của người khác và gặp khó khăn trong việc thuyết phục khi tranh luận.

Chính vì thế, hôm nay Gitiho sẽ cùng chia sẻ tới bạn đọc chủ đề Tư duy phản biện là gì và các cấp độ trong tư duy phản biện mà chúng ta thường gặp. Cùng xem nhé!

Phản biện là gì?

Phản biện là khái niệm để chỉ việc sử dụng lập luận, chứng cứ và các quy định logic để phủ định hoặc bác bỏ một quan điểm, luận điểm hoặc lập luận khác. Để phản biện ý kiến của người khác, bạn cần đưa ra những lý do và bằng chứng cụ thể để chứng minh rằng quan điểm của người kia sai hoặc không hợp lý.

Vì khi phản biện của bạn có sự logic, chính xác, và có cơ sở lập luận, các tranh luận sẽ xảy ra theo hướng tích cực, mang tính xây dựng, làm sáng tỏ một vấn đề để thay đổi quan điểm của người đọc, người nghe.

Rèn luyện khả năng phản biện giúp chúng ta có nhiều góc nhìn trước mọi sự kiện xảy ra, từ đó cải thiện cách chúng ta suy luận, lập luận và trình bày.

Khái niệm tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện tiếng Anh là Critical Thinking, dùng để chỉ quá trình mỗi cá nhân tư duy phân tích để đưa ra những đánh giá, suy luận thông tin một cách có logic và cẩn trọng để đưa ra những quan điểm hay quyết định hợp lý. 

tư duy phản biện là gì

Quá trình tư duy phản biện xảy ra khi chúng ta liên tục đặt ra các câu hỏi như vì sao, làm như thế nào, với cách gì,... về những gì mà ta được đọc, nghe, nói và viết. Để từ đó xây dựng quan điểm của riêng bạn có sự rõ ràng, đúng đắn, nhất quán, hợp lý, bằng chứng xác thực, lập luận vững chắc và tính công bằng.

Trong nhiều tình huống trong cuộc sống, công việc cũng như học tập, tư duy phản biện là kỹ năng vô cùng hữu ích giúp cho bạn trong các cuộc tranh luận, tình huống đưa ra quyết định dựa trên thông tin có sẵn và đóng góp ý kiến xây dựng cho đội nhóm.

Phân loại tư duy phản biện

Tư duy phản biện có thể được phân loại thành 2 nhóm, bao gồm:

Tư duy phản biện tự điều chỉnh

Loại tư duy phản biện này được hiểu là trong quá trình tư duy của mỗi cá nhân, họ sẽ thường tự tranh luận với chính những suy nghĩ và quan điểm của chính mình trước một vấn đề. 

Mà trong một vấn đề, người tư duy phản biện cũng có thể có nhiều ý kiến chủ quan khác nhau nảy ra trong đầu (những ý kiến này có thể đúng hoặc sai), nhưng họ sẽ biết tự điều chỉnh để đánh giá, phản bác lại các ý kiến đó nhằm hoàn thiện và đưa ra kết luận thích hợp nhất.

Tư duy phản biện ngoại cảnh

Đây là tư duy phản biện mà mỗi cá nhân sẽ đưa ra những suy nghĩ, quan điểm khách quan mà họ cho là đúng để phản biện một vấn đề nào đó. Đặc biệt trong các cuộc thảo luận của tập thể, tổ chức hay đội nhóm, các ý kiến trái chiều thường xuyên xảy ra để bảo vệ quan điểm mà các cá nhân cho là đúng.

Quá trình tư duy phản biện ngoại cảnh nên diễn ra theo một cách tích cực, chúng ta sẽ tổng hợp được ý kiến, lập luận khách quan từ người khác để đưa ra những phương án và quyết định thông minh hơn.

Tư duy phản biện ngoại cảnh

Các cấp độ trong tư duy phản biện là gì?

Có 6 cấp độ trong tư duy phản biện để mô tả sự phát triển khả năng suy nghĩ phản biện của một người:

Cấp độ 1: The Unreflective Thinker (người suy nghĩ không chủ động)

Đây là cấp độ mà khả năng tư duy phản biện không tồn tại. Người đó thường không tự phản ánh hay xem xét lại suy nghĩ của mình mà chỉ hành động dựa trên ý kiến của người khác. Lý do chính là do họ đang thiếu những kỹ năng quan trọng để đưa ra những phân tích, lập luận trong suy nghĩ của chính mình, không nhận ra được rằng còn nhiều điều mà bản thân họ vẫn chưa biết.

Cấp độ 2: The Challenged Thinker (Đã có nhận thức)

Ở cấp độ này, họ đã bắt đầu có nhận thức về tầm quan trọng của tư duy phản biện và những thiếu sót của bản thân để khắc phục suy nghĩ, góc nhìn của mình, nhưng vẫn còn khá hời hợt và không được tập trung.

Chính vì thế, người ở cấp độ này có thể bị ngộ nhận là họ sâu sắc và thông minh hơn người khác, dẫn tới việc thăng cấp lên level tiếp theo khá khó khăn.

Cấp độ 3: The Beginning Thinker 

Người ở cấp độ này bắt đầu phát triển khả năng tự đánh giá và cải thiện suy nghĩ của mình. Họ biết rằng góc nhìn của mình có thể có điểm mù (không biết là không biết), nên sẵn sàng chủ động tìm hướng khắc phục.

Đây cũng là cấp độ phát triển cao hơn về suy nghĩ rõ ràng, tính logic và chính xác, nhận thức được cái tôi trong tư duy phản biện, phản ứng nhanh hơn với những chỉ trích, phản hồi từ đó điều hướng suy nghĩ của bản thân đúng đắn hơn.

Cấp độ 4: The Practical Thinker

Khi đạt đến cấp độ này, họ sẽ dễ dàng nhận biết và chấp nhận những thiếu sót của bản thân và tự đưa ra những phương pháp để giải quyết chúng. Họ sẽ có ý thức cải thiện thói quen suy nghĩ tốt hơn dựa trên kế hoạch bài bản, thực hành và kiểm soát thường xuyên.

Cấp độ 5: The Advanced thinker

Tư duy phản biện ở cấp độ này đã trở thành thói quen khi họ nhìn vào bất kỳ vấn đề nào trong cuộc sống. Họ sẽ tự nhận thức được những định kiến của bản thân khi nghe quan điểm của người khác. Nên đôi khi bạn thường thấy họ hơi nghiêm khắc trong việc tự phê bình và thực hiện kế hoạch cải thiện bản thân của chính họ.

Cấp độ 6: The Master Thinker

Nếu đạt được đến cấp độ này, tư duy phản biện đã trở thành một kiểu phản xạ tự nhiên của bộ não, họ có thể kiểm soát hoàn toàn khi đưa ra quyết định và xử lý thông tin. Tuy nhiên họ vẫn không ngừng nâng cao tư duy phản biện và khả năng nhận thức của mình bằng cách thực hành thường xuyên.

Để đạt đến cấp độ thứ 6 trong tư duy phản biện, bạn có thể sẽ phải trải qua quá trình rèn luyện, thực hành và kỉ luật gian nan. Do đó, việc tham gia khóa học Tư duy phản biện sẽ giúp cho bạn nhanh chóng tiếp cận đúng bản chất của kỹ năng này, từ đó phát triển tư duy và thực hành thường xuyên, không bị chệch hướng. 

Tại Gitiho, chúng tôi cũng cung cấp khóa học “Tư duy phản biện (Critical Thinking) cùng giảng viên Huỳnh Thị Xuân Liên”  giúp bạn cải thiện kỹ năng này nhanh chóng:

Người có tư duy phản biện biểu hiện như thế nào?

Những người có tư duy phản biện thường phản ánh ở những điểm sau:

Tư duy rộng mở, giao tiếp tốt và dễ dàng tiếp nhận ý kiến của người khác

  • Họ dễ dàng tương tác với người có quan điểm khác nhau, không ngần ngại đối đáp và giải quyết xung đột.
  • Tiếp xúc với quan điểm đa dạng giúp họ mở rộng kiến thức và tạo ra cái nhìn toàn diện, đa chiều.

Không ngại đặt ra nhiều câu hỏi trước các vấn đề:

  • Thường xuyên đặt câu hỏi để hiểu rõ sâu hơn về vấn đề, không chấp nhận mọi thứ một cách chủ quan.
  • Luôn thách thức, kiểm tra giả định và quan điểm từ nhiều góc độ khác nhau.
Không ngại đặt ra nhiều câu hỏi trước các vấn đề

Sẵn sàng thay đổi để tốt hơn:

  • Tiếp cận vấn đề một cách khách quan và logic, chấp nhận thay đổi nếu mang lại lợi ích hợp lý và có cơ sở khoa học.
  • Không mê muội theo xu hướng mới mà chỉ chấp nhận những điều mới khi đã được suy nghĩ, phân tích kỹ lưỡng.

Luôn suy nghĩ và phân tích cẩn thận trước khi đưa ra quyết định:

  • Không vội vàng ra quyết định, mà tập trung vào việc thu thập thông tin và phân tích kỹ lưỡng.
  • Luôn dựa trên bằng chứng và lập luận logic để đưa ra quyết định.

Luôn sáng tạo và tràn ngập những ý tưởng mới mẻ khi được ở trong môi trường thích hợp, có đủ kiến thức và kinh nghiệm.

Không quan trọng hóa lời nói của người khác:

  • Thay vào đó tập trung vào việc đánh giá sự hợp lý và logic của quan điểm và lập luận, không để lời nói của người khác ảnh hưởng quá nhiều.
  • Đặt trọng trách xem xét các bằng chứng, dữ liệu để đưa ra quyết định, thay vì chỉ dựa vào cảm tính hoặc quan điểm cá nhân.

Họ tự tin nhưng không tự phụ: vẫn luôn sẵn lòng học hỏi và xem xét các quan điểm khác nhau trước khi đưa ra quyết định.

Xem thêm: Top 12 cuốn sách tư duy phản biện hay và đáng đọc nhất

Kết luận

Có thể nói, người có óc tư duy phản biện sẽ không dễ bị lừa gạt. Bởi lẽ, khi bạn đã quá quen với việc đào sâu suy nghĩ, đặt nghi vấn và tìm tòi giải pháp thì bạn sẽ dễ dàng nhận biết được đâu là thật, và đâu là giả trong cuộc sống xung quanh mình.

Chính vì thế, việc hiểu đúng tư duy phản biện là gì sẽ giúp bạn thực hành và phát triển kỹ năng này nhanh chóng ngay sau khi đọc bài viết. Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông