Tổng hợp 4 ứng dụng cực hay của Conditional Formatting với dữ liệu ngày tháng trong Excel có thể bạn chưa biết kèm hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Ngày tháng là kiểu dữ liệu thường gặp trong Excel. Chúng ta cần phải biết cách xử lý dữ liệu ngày tháng để làm việc hiệu quả hơn. Có thể bạn chưa biết, công cụ Conditional Formatting có rất nhiều ứng dụng trong việc xử lý dữ liệu ngày tháng.
Giả sử chúng ta có một bảng dữ liệu như trong hình ảnh dưới đây:
Yêu cầu đặt ra ở đây là chúng ta phải đánh dấu được những ngày tháng thuộc về quá khứ. Cách hực hiện rất đơn giản là chúng ta dùng Conditional Formatting để đánh dấu ngày thỏa mãn điều kiện sau đây:
= Ô cần định dạng < TODAY()
Mẹo: Chúng ta có thể dùng cách làm này để đánh dấu những ngày trước hoặc sau một ngày nhất định bằng cách thay TODAY() trong công thức trên thành một ngày bất kỳ.
Xem thêm: Hướng dẫn cách ẩn #N/A trong Excel bằng tính năng Conditional Formatting
Khi chúng ta cần đánh dấu những ngày nằm trong một khoảng thời gian nhất định thì Conditional Formatting cũng có thể hỗ trợ cực tốt.
Ví dụ: Trong hình ảnh dưới đây có yêu cầu là đánh dấu những ngày nằm trong khoảng từ 01/12/2018 đến 01/02/2019.
Công thức mà chúng ta sẽ sử dụng cho trường hợp này có dạng như sau:
=AND(Ô cần định dạng > Ngày bắt đầu, Ô cần định dạng < Ngày kết thúc)
Các bước mở hộp thoại New Formatting Rule vẫn tương tự như trên nên chúng mình sẽ không nhắc lại nữa nhé. Phần điều kiện ở đâu chúng mình sẽ nhập là: =AND(G3>$H$1,G3<$H$2) theo đúng công thức.
Xem thêm: Hướng dẫn áp dụng conditional formatting trên worksheets trong Excel
Giả sử bạn có một bảng danh sách công việc cần làm với thời gian cần hoàn thành cụ thể. Bây giờ bạn đang muốn tìm ra những công việc phải xong trước một thời gian nhất định như trước 3 tháng hay trước 1 năm.
Ví dụ: Trong hình ảnh dưới đây chúng ta có yêu cầu là tìm ra những ngày chứa công việc cần làm trước khi tốt nghiệp.
Conditional Formatting cũng có thể giúp bạn xử lý trường hợp này cực kỳ nhanh chóng với công thức sau đây:
=AND(L3>$M$1, L3<$M$1+$M$2)
Xem thêm: Cách viết công thức Excel trong Conditional Formatting và Data Validation
Trong các công thức trên, chúng ta phải cố định một tọa độ đích để so sánh còn tọa độ trong bảng so sánh thì không cần cố định. Để làm rõ về vấn đề này hơn các bạn có thể xem 2 ví dụ sau:
Ví dụ 1: Tọa độ trong bảng là 1 ô, không cố định tọa độ đích
Ví dụ 2: Tọa độ trong bảng là 1 vùng dữ liệu, không cố định tọa độ đích:
Khi bắt đầu tìm kiếm C14, đích tọa độ sẽ chuyển sang C26 vì Excel sẽ tìm kiếm và đối chiếu theo thứ tự tương ứng. Đó là lý do tại sao chúng ta phải cố định tọa độ đích.
Lưu ý: Conditional Formatting có thể so sánh được một mảng với một số. Do đó, chúng ta nhập =B14<$C$25 hay =B14:E23<$C$25 đều sẽ trả về cùng một kết quả.
Xem thêm: Hướng dẫn áp dụng Conditional Formatting trong bài thi MOS
Ngoài các ứng dụng với dữ liệu ngày tháng trong Excel được đề cập trong bài viết này thì Conditional Formatting vẫn còn cực kỳ nhiều tính năng khác. Các bạn sẽ được học đầy đủ và chi tiết hơn về công cụ này khi tham gia khóa học Tuyệt đỉnh Excel của Gitiho.
Tất nhiên, ngoài kiến thức về Conditional Formatting thì bạn còn được học tất tần tật kiến thức từ cơ bản đến nâng cao để sử dụng thành thạo phần mềm Excel. Bài học lý thuyết luôn đi kèm bài tập thực tế giúp các bạn dễ dàng ứng dụng vào công việc. Đặc biệt, khóa học có tặng kèm Add In bổ sung tính năng cho Excel và các ebook cực hay để bạn mở rộng kiến thức.
Khóa học dành cho các bạn muốn tìm hiểu để sử dụng thành thạo phần mềm Excel. Dù bạn đang ở trình độ nào thì cũng có bài học phù hợp với bạn. Thời gian và số lần học không giới hạn nên bạn có thể học bất cứ khi nào bạn có thời gian để dành cho việc học tập. Tham gia khóa học, bạn sẽ được giảng viên hỗ trợ nhiệt tình, mọi câu hỏi của bạn trong phần bình luận đều được giải đáp nhanh chóng. Chúc các bạn học tập hiệu quả!
Cùng tham gia cộng đồng hỏi đáp về chủ đề Excel Cơ Bản
0 Bình luận