Cao Thien Duyen
Cao Thien Duyen
Thảo luận 4 thảo luận
Vỗ tay 0 vỗ tay
Lượt xem 14 lượt xem

Trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài.

Chảo bạn. Cho mình hỏi về trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài.

Mình đọc theo Điều 8 nghị định 145/2020/nđcp thì NLĐ không được hưởng trợ cấp mất việc làm nếu “ Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này” theo khoản 2 điều 34 luật lao động , mà theo điều 156 luật lao động thì Giấy phép hết hiệu lực gồm Giấy phép lao động hết thời hạn hoặc Chấm dứt hợp đồng lao động. Nên mình đang bị khó hiểu. Vậy khi chấm dứt hợp đồng lao động  đúng luật, thì  cty có phải trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ nước ngoài không bạn?  Và nếu trả trợ cấp thôi việc, thì do NLĐ nước ngoài k đóng BHTN nên có phải cty phải trả hết quá trình làm việc của họ nếu họ làm đủ 12 tháng trở lên phải không bạn? Cảm ơn bạn

Thảo luận 4 câu trả lời
Lượt xem 14 lượt xem
Vỗ tay vỗ tay
Cao Thien Duyen 05:12 - Dec 09, 2024

Chào bạn!

Lao động người nước ngoài nghỉ việc có được trợ cấp thôi việc không?

Lao động nước ngoài có thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?

Tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trong đó loại trừ đối tượng là người lao động nước ngoài, vì theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 của Luật này thì người lao động trong trường hợp điều chỉnh của Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.

Như vậy, người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Chính vì thế, căn cứ vào khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019, trong trường hợp này người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chi trả vào kỳ trả lương cho người lao động nước ngoài một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho họ.

"Điều 168. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

...

3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.”

Có cần chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài không?

Như đã trình bày, ngay từ đầu nếu người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì Công ty đã phải chi trả thêm vào kỳ trả lương cho họ một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì:

"Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

...

3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:

...

b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp."

Từ quy định trên thì có thể hiểu nếu ngay từ đầu công ty chi trả cùng lúc vào tiền lương một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp thì xem như trường hợp này được xác định là "người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp”.

Tiếp theo, trong các trường hợp được tính chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định bên trên, không có liệt kê trường hợp tại khoản 12 Điều 34 là "Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này".

Mà theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 thì những trường hợp sau được xem là Giấy phép lao động hết hiệu lực:

“Điều 156. Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực

1. Giấy phép lao động hết thời hạn.

2. Chấm dứt hợp đồng lao động…”

Vì vậy, nếu trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì được xem là trường hợp Giấy phép lao động hết hiệu lực, trong trường hợp này về nguyên tắc căn cứ vào những quy định đã trình bày thì người sử dụng lao động không cần phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động vì ngay từ ban đầu phía Công ty đã phải có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương cho họ một khoản tiền tương đương cho họ.

Vỗ tay vỗ tay
Cao Thien Duyen 09:12 - Dec 09, 2024

Cảm ơn bạn đã thông tin rất chi tiết.  Cho mình hỏi thêm xíu, nếu trường hợp mình thỏa thuận với người nước ngoài từ đầu là tiền trợ cấp thôi việc này đã bao gồm trong lương (công ty không trả thêm khoản này nữa), và thể hiện trên hợp đồng  “ Mức lương đã bao gồm trợ cấp thôi việc” thì có được không bạn?

Vỗ tay vỗ tay
Cao Thien Duyen 09:12 - Dec 09, 2024

Như vậy chúng ta làm chưa đúng luật, có nhiều rủi ro, với người nước ngoài mối quan hệ lao động khá phức tạp mình nên trả đầy đủ bạn ạ

Vỗ tay vỗ tay
Cao Thien Duyen 13:12 - Dec 11, 2024

Cảm ơn Giảng viên

Vỗ tay vỗ tay
Câu hỏi liên quan
© 2020 - Bản quyền của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Giáo Dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông