Thuế thu nhập cá nhân là nội dung mà người làm hành chính nhân sự quan tâm, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân của người nước ngoài sẽ có cách tính khác so với người Việt Nam. Trong bài viết này Gitiho sẽ hướng dẫn bạn cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với lao động là người nước ngoài.
Khóa học: Nghiệp vụ nhân sự tổng hợp - Trở thành chuyên gia nhân sự sau 15h
Người nộp thuế là cá nhân cư trú phải đảm bảo một trong những điều kiện sau:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
- Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
=> Như vậy, một cá nhân không phân biệt nguồn gốc quốc tịch nếu đáp ứng các điều kiện trên là đối tượng cư trú để xác định nghĩa vụ thuế tại Việt Nam. Cá nhân kê khai thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam.
Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân cực kỳ đơn giản với Excel
Nếu là cá nhân cư trú thì tính như tính thuế cho người Việt Nam bình thường:
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế TNCN: thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
Đối với cá nhân là công dân quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam (được tính đủ theo tháng), không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế TNCN: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
1, Cách tính thuế TNCN cho cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công:
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x với thuế suất 20%.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x thuế suất 20%.
Trong đó:
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cụ thể như sau:
"2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
a) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy theo hướng dẫn tại điểm đ.2, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.
Trường hợp không tách riêng được thu nhập tại Việt Nam và nước ngoài:
Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:
a) Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam
Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ luật lao động Việt Nam.
b) Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam tại điểm a,b nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
Xem thêm: Giới thiệu các khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân
Trên đây là cách tính thuế thu nhập cá nhân cho lao động là người nước ngoài. Có thể thấy các vấn đề về thuế thu nhập cá nhân với người lao động nước ngoài tại Việt Nam luôn phức tạp.
Để hiểu sâu các nghiệp vụ thuế TNCN cũng như các nghiệp vụ về pháp luật lao động khác bạn hãy tham khảo ngay khóa học Nghiệp vụ nhân sự tổng hợp của chúng mình nhé. Đăng ký ngay để được giải đáp thắc mắc kịp thời từ chuyên gia Nguyễn Thanh Xuân - người có hơn 16 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nhân sự. Dù bạn là ai, chỉ cần có định hướng phát triển chuyên sâu ở lĩnh vực Nhân sự, đều có thể tham gia khoá học Nghiệp vụ nhân sự tổng hợp này.
Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:
Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!