Top doanh nghiệp đã đăng ký cho nhân viên
Bạn sẽ học được gì?
Khoá học này sẽ có:
Video
2h 11m giờ học
Article
0 bài viết chuyên môn
Material
0 tài liệu đính kèm
Exam questions
2 đề thi ghi nhớ kiến thức
Nội dung khoá học
4 Chương . 22 bài giảng . 2h 11m giờ học
Mở rộng tất cả các phầnMô tả khoá học
"Cả giận mất khôn" - có lẽ nhiều người trong chúng ta đều từng có trải nghiệm lỡ làm tổn thương 1 ai đó trong lúc bản thân nóng nảy hoặc cũng có thể đã từng chính là người bị tổn thương bởi hành động/lời nói của 1 ai đó khi họ đang giận dữ.
Rõ ràng, việc không kiềm chế được cảm xúc trong những cơn nóng giận tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, rủi ro và tác động tiêu cực lên những mối quan hệ tình cảm, bạn bè, gia đình cũng như cả trong các mối quan hệ công việc và xã hội.
Tuy nhiên làm thế nào để tránh được những nguy cơ đó thì không phải là điều đơn giản, bởi vì trong những khoảnh khắc cảm xúc đang bị kích động cao độ thì chúng ta thường mất đi lí trí và rất khó kiểm soát được hành động, lời nói của mình.
Đó chính là điều mà JoyUni sẽ có thể giúp được các học viên thông qua khoá học “Thấu hiểu và chuyển hóa cơn giận” với những phương pháp khoa học, mang tính ứng dụng và rất hiệu quả trong việc chuyển hóa những cảm xúc giận dữ sang trạng thái tích cực, từ đó cân bằng và kiểm soát được cảm xúc ngay cả trong những tình huống căng thẳng, ức chế nhất.
Giảng viên:
5 điểm đánh giá
3 đánh giá
214 học viên
2 khóa học
Học viên cũng mua
Hỏi đáp khóa học
Thảo luận về bài học
3 thảo luận
Ninh Thị Hiền
Cảm ơn Cô Hạnh Hoa đã chia sẻ khóa học thật giá trị, em đã học cả 2 khóa học của Cô: "1. Nâng cao sự tự tin, 2. Thấu hiểu và chuyển hóa cơn giân".
và em đã áp dụng cả 2 phương pháp: “1. Thiền và 2. viết nhật ký” để cơ thể và tâm trí được năng lượng và tích cực.
Sau khi áp dụng cho em xong, em có 1 câu hỏi: Con em mới 10 tuổi, cháu chưa thể áp dụng 2 phương pháp trên, mỗi khi cháu bị Bác (chị dâu của em) trút vào những suy nghĩ tiêu cực lúc ko có mặt ba mẹ, em ko biết nên làm như nào, để cháu ko bị những câu nói tiêu cực ghim vào đầu cháu?
Vũ Hạnh Hoa [Giảng viên]
Rất cám ơn bạn đã gửi câu hỏi cho mình.
Đây là một vài chia sẻ của mình để bạn có thể tham khảo.
Vì con của bạn còn quá nhỏ, nên con cần nhận được sự trợ giúp của bố mẹ. Bố mẹ cần thường xuyên nói chuyện với con rằng: thực ra bác cũng thương con thôi, nhưng bác cũng chưa biết cách để chuyển hoá những cảm xúc và suy nghĩ của mình, trong bác có rất nhiều cơn giận, suy nghĩ tiêu cực chồng chất khiến bác không thể kìm chế được, mà lại thể hiện nó ra ngoài với con. Bác không cố tình làm tổn thương con đâu, chỉ là bác chưa thể làm tốt hơn.
Con hãy nghĩ mà xem, chính con cũng có những lúc vì tức giận mà nói ra những điều sau đó khiến con cảm thấy ân hận. Nếu cho con làm lại, con sẽ muốn mình bình tĩnh hơn, để không nói ra những điều đó. Nhưng kiểm soát cơn giận thực sự là một việc rất khó, con có thấy thế không, không phải mình cứ muốn bình tĩnh là mình có thể làm được. Bác của con cũng vậy, bác cũng không cố tình trút giận vào con đâu, chỉ là lúc đó bác không kiểm soát được cơn giận của bác. Cách tốt nhất là con cứ nghĩ rằng “khổ thân bác, bác đang không kiểm soát được cơn giận của bác, con gửi tới bác lời cầu chúc để bác có thể bình tĩnh hơn, có nhiều năng lượng bình an hơn”, con hãy cứ nhủ thầm trong đầu con như vậy.
Bác xả cơn giận vào con không phải vì con hư, con không tốt, mà cái chính là vì bác đang không kiểm soát được cơn giận của bác.
Tuy nhiên, con cũng thử lắng nghe xem trong những lời bác nói, có gì con đã sơ sót, làm chưa chuẩn, mà con cần rút kinh nghiệm và sửa chữa không. Nếu có, con hãy nghiêm túc tiếp thu để sửa chữa chính mình. Chỉ cần như vậy là đủ con ạ, con đừng nên giận bác, cũng đừng nên giận mình, trách mình quá. Con cũng chỉ là đứa trẻ thôi, người lớn còn có lúc mắc lỗi nữa là trẻ con. Việc mắc lỗi không có gì ghê gớm. Chỉ cần mắc lỗi xong, thì nghiêm túc nhìn nhận và nghiêm túc sửa đổi để không lặp lại.
Thực ra thông điệp ở đây rất đơn giản, bố mẹ hãy giúp con tập trung vào tình thương với bác, và tình thương với chính mình, thương là chấp nhận, không phán xét, trách móc, đồng thời nỗ lực giúp chính mình tốt hơn.
Một điều bố mẹ cần lưu ý nữa: chính bố mẹ cũng cần có sự chuyển hoá nội tâm, thay đổi suy nghĩ bên trong mình về người bác, vì dù bố mẹ không nói ra, nhưng nếu bên trong bố mẹ vẫn có cơn giận, sự bất mãn với bác, thì con cũng sẽ cảm nhận được, và càng khó để con có thể gọi lên tình thương với bác, khi không có tình thương thì cơn giận vẫn sẽ dữ dội, khó để con có được sự bình an
Để bố mẹ có được sự chuyển hoá nội tâm, mong bố mẹ sẽ học đi học lại 2 khoá học “Nâng cao sự tự tin và nội lực” và “Thấu hiểu và chuyển hoá cơn giận”, thực hành đều đặn các bài tập, dần dần bố mẹ sẽ có được sự chuyển hoá, và sự chuyển hoá đó sẽ được lan sang con nếu bố mẹ thường xuyên dành thời gian tâm tình, chia sẻ với con những gì bố mẹ học được từ 2 khoá học này.
Giá ưu đãi chỉ còn 1 ngày
499,000đ
799,000đĐăng ký cho doanh nghiệp
Giúp nhân viên của bạn truy cập không giới hạn 500+ khoá học, mọi lúc, mọi nơi