Tính giá xuất kho là một nghiệp vụ cơ bản và quan trọng mà bất kỳ kế toán viên nào cũng cần biết, đặc biệt là kế toán kho. Nếu bạn chưa rõ về nghiệp vụ này hoặc vẫn còn đang chưa chắc chắn về cách tính giá xuất kho theo 4 phương pháp cơ bản, hãy theo dõi bài viết này cùng với Gitiho nhé!
Xem thêm: Cách tải và điền mẫu phiếu xuất kho trên Excel theo Thông tư 200
Với những hàng hóa khác nhau, nhưng lại được mua vào với những mức giá khác nhau, sẽ rất khó để doanh nghiệp xác định mức giá vốn cho hàng hóa bán ra và hàng hóa tồn cuối kì. Vì vậy, công việc tính giá xuất kho giúp cho doanh nghiệp dễ dàng xác định được mức giá vốn phù hợp cho cả hàng hóa bán ra và hàng hóa tồn kho cuối kỳ. Hay hiểu một cách đơn giản hơn, mục đích chính của việc tính giá xuất kho để đảm bảo: Doanh nghiệp có thể bán hàng hóa ra với mức giá phù hợp, không gây lỗ, đồng thời giải quyết tình trạng tồn đọng hàng hóa trong kho một cách hiệu quả.
Vậy làm thế nào để có thể biết áp dụng phương pháp tính giá xuất kho nào cho doanh nghiệp của mình?
Theo chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho, có 4 phương pháp để tính giá xuất kho cho hàng hóa. Đó là:
Không có quy định cụ thể về vấn đề doanh nghiệp nào sẽ áp dụng phương pháp nào để tính giá xuất kho. Vì vậy, tùy vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà kế toán viên sẽ lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho phù hợp sao cho vừa dễ dàng tính toán, vừa đảm bảo tính nhất quán trong hạch toán.
Xem thêm: Cách xuất kho, lập bảng xuất kho nguyên liệu và nhập kho thành phẩm
Đây là phương pháp tính giá xuất kho thường được các doanh nghiệp sử dụng nhất. Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá xuất kho hàng hóa sẽ bằng giá đơn vị bình quân nhân với số lượng xuất kho (xuất dùng). Công thức như sau:
Giá thực tế xuất kho của hàng hóa, nguyên vật liệu = giá đơn vị bình quân * số lượng xuất kho
Trong đó, giá đơn vị bình quân được tính theo 3 cách:
Công thức tính như sau:
Theo công thức này, giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ sẽ phụ thuộc vào giá và lượng thực tế tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ để xác định giá bình quân của 1 đơn vị hàng hóa, nguyên vật liệu. Cách xác định giá đơn vị bình quân này phù hợp với những doanh nghiệp có số lần nhập, xuất kho hàng nhiều nhưng lại có ít doanh điểm.
Công thức tính như sau:
Đây là cách tính đơn giản, có thể cập nhật kịp thời biến động của nguyên vật liệu và hàng hóa. Tuy nhiên, cách này không tính đến biến động của giá cả, vì vậy tính chính xác không cao
Công thức tính như sau:
Tuy đây là một cách làm khá cồng kềnh, tốn nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên lại là một cách tính ưu việt vì khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp bên trên. Vì vậy nếu bạn muốn đơn giá bình quân vừa có độ chính xác cao, vừa được cập nhật thường xuyên thì nên chọn phương pháp này.
Xem thêm: Về nguyên tắc kế toán hàng tồn kho theo thông tư 200
Nguyên lý hoạt động của phương pháp tính giá xuất kho này có thể hiểu đơn giản như sau: Hàng hóa nào nhập trước thì xuất trước. Sau khi xuất kho hết số hàng hóa nhập trước mới xuất tới hàng hóa nhập sau. Cứ liên tục tuần tự như vậy cho đến khi xuất kho hết hàng. Giá hàng tồn kho cuối kì là giá thực tế nhập trong kỳ.
Các doanh nghiệp thường áp dụng: Phương pháp tính giá xuất kho này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm, dược phẩm,..., thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm
Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp trong 14 giờ
Trong phần 1 của bài viết, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tại sao cần tính giá xuất kho hàng hóa, cũng như 2 phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa là bình quân gia quyền và nhập trước - xuất trước. Đừng quên theo dõi phần 2 của bài viết để tiếp tục tìm hiểu cách tính giá xuất kho hàng hóa theo 2 phương pháp là nhập sau - xuất trước và thực tế đích danh, cũng như một số ví dụ áp dụng các phương pháp tính giá xuất kho nhé!
Chúc bạn học tốt!
Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:
Hãy bấm Đăng ký và Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!