Trong phần 1 của bài viết, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu mục đích của việc tính giá xuất kho, cũng như 2 phương pháp tính giá xuất kho là phương pháp bình quân gia quyền và FIFO. Trong phần 2 này, hãy cùng tiếp tục tìm hiểu về 2 phương pháp còn lại để tính giá xuất kho và các ví dụ áp dụng các phương pháp này nhé!
Xem thêm: Cách tải và điền mẫu phiếu xuất kho trên Excel theo Thông tư 200
Ngược lại với phương pháp FIFO - Nhập trước xuất trước, ở phương pháp LIFO, hàng hóa nào nhập sau sẽ được xuất trước. Sau khi xuất hết các hàng hóa nhập sau mới tới các hàng hóa nhập trước. Vì vậy, hàng hóa ở cuối kỳ sản xuất sẽ là hàng hóa nhập từ lần đầu hoặc từ kỳ sản xuất trước.
Đối với phương pháp nhập sau xuất trước:
Phương pháp này chỉ thích hợp với thời điểm xảy ra lạm phát. Thông thường các doanh nghiệp về xây dựng, lắp ráp sẽ tính giá xuất kho theo phương pháp nhập sau xuất trước này.
Chi phí của lần mua gần nhất tương đối gần với giá trị vốn của hàng thay thế. Bởi vậy, phương pháp này đảm bảo được nguyên tắc phù hợp trong kế toán
Có sự chênh lệch, sai khác nhiều giữa chi phí của lần mua gần nhất với giá thị trường của hàng hóa thay thế
Xem thêm: Cách xuất kho, lập bảng xuất kho nguyên liệu và nhập kho thành phẩm
Trong tất cả 4 phương pháp tính giá, đây là phương pháp tốt và chính xác nhất. Theo phương pháp này, hàng xuất kho thuộc lô hàng nào thì sẽ tính theo giá nhập kho của lô hàng đó. Bởi vậy, phương pháp tính giá xuất kho này tuân theo đúng nguyên tắc phù hợp của kế toán: chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế.
Như đã đề cập ở trên, đây là phương pháp tốt và chính xác nhất để tính giá xuất kho hàng hóa. Giá hàng hóa xuất kho đem đi bán phù hợp với doanh thu mà nó mang về. Giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thức tế của nó.
Dù là phương pháp tốt nhất nhưng lại không nhiều doanh nghiệp áp dụng phương pháp này để tính giá xuất kho. Bởi, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi điều kiện rất khắt khe, chỉ có thể áp dụng được đối với các doanh nghiệp có chủng loại hàng hóa ít và ổn định, hàng tồn kho có giá trị cao và có thể nhận diện; không thể áp dụng được ở các doanh nghiệp có chủng loại hàng hóa lớn, đa dạng.
Căn cứ vào hoạt động và tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp mà kế toán viên lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa phù hợp, thuận lợi cho quá trình sử dụng và tuân theo đúng nguyên tắc nhất quán trong hạch toán. Nếu đổi phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa, doanh nghiệp cần có văn bản giải thích rõ ràng và gửi cho cơ quan thuế. Mỗi phương pháp phải sử dụng tối thiểu 6 tháng.
Xem thêm: Về nguyên tắc kế toán hàng tồn kho theo thông tư 200
Để có thể hiểu hơn các áp dụng các phương pháp xuất kho hàng hóa, chúng ta sẽ cùng xét một vài ví dụ nhé!
Ghi nhận tình hình nhập - xuất kho của một công ty phân phối ghế Hòa Phát như sau:
Bài giải như sau:
Áp dụng phương pháp tính giá xuất kho nhập trước - xuất trước, ta sẽ tính như sau:
Ghi nhận tình hình nhập - xuất kho của một công ty phân phối ghế Hòa Phát như sau:
Bài giải:
Áp dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp giá thực tế đích danh, ta có:
Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp trong 14 giờ
Tính giá xuất kho hàng hóa là một nghiệp vụ quan trọng mà bất kỳ kế toán viên nào cũng cần biết. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ và nắm vững cách sử dụng các phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa để dễ dàng áp dụng vào trong công việc của mình
Chúc bạn học tốt!
Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:
Hãy bấm Đăng ký và Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!