5 nghiệp vụ mà kế toán doanh nghiệp cần làm đầu năm 2022

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Thời điểm kết thúc năm dương lịch, năm tài chính và chuyển sang đâu năm mới là thời điểm vô cùng bận rộn với kế toán nói chung và kế toán doanh nghiệp nói riêng. Trong khoảng thời gian này, các kế toán viên cần phải thực hiện và hoàn thiện rất nhiều nghiệp vụ để không bị chậm các báo cáo cuối năm cũng như điều chỉnh kịp thời các chính sách đầu năm. Vậy, khoảng thời gian đầu năm 2022, kế toán doanh nghiệp sẽ cần làm những gì? 

Cùng Gitiho tìm hiểu 5 nghiệp vụ mà kế toán doanh nghiệp cần làm đầu năm 2022 nhé!

Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán hàng bán bị trả lại chi tiết và chính xác

Nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp: Kết chuyển Lãi - Lỗ năm 2021 sang đầu năm 2022

Khi sang năm tài chính, năm dương lịch mới, công việc đầu tiên mà kế toán doanh nghiệp cần thực hiện chính là kết chuyển Lãi -Lỗ từ năm cũ sang năm mới. Kế toán doanh nghiệp sẽ tiến hành kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm hiện tại sang lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước. Vì vậy, kế toán doanh nghiệp cần xem lại số dư tại tài khoản 412 - Lợi nhuân sau thuế chưa phân phối của năm hiện tại trên bảng cân đối phát sinh tài khoản năm trước. Sau đó, kế toán doanh nghiệp thực hiện hạch toán như sau:

  • Nếu tài khoản 4212 có dư bên CÓ (lãi), kế toán doanh nghiệp hạch toán kết chuyển đầu năm như sau:
    • Nợ TK4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm hiện tại
    • Có TK4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm trước
  • Nếu tài khoản 4212 có dư bên Nợ (Lỗ) thì kế toán doanh nghiệp hạch toán kết chuyển như sau:
    • Nợ TK4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm trước
    • Có TK4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm hiện tại

 

 

5 nghiệp vụ mà kế toán doanh nghiệp cần làm đầu năm 2022
 

 

 

Xem thêm: Hướng dẫn tìm hiểu về tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo thông tư 200

Nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp: Nộp tiền, hạch toán chi phí, lệ phí môn bài đầu năm 2022

Kê khai và nộp lệ phí môn bài

Các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh cần nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/01 hàng năm theo quy định. Bên cạnh đó, cần tuân thủ các quy định về kê khai và nộp lệ phí môn bài như sau:

  • Người nộp lệ phí chỉ khai lệ phí môn bài 01 lần khi doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh mới hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinhd oanh
  • Nếu người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương khác cấp tỉnh với trụ sở chính thì các đơn vị phụ thuộc cần tự kê khai và nộp lệ phí môn bài cho cơ quan quản lý thuế mình mà đơn vị mình trực thuộc. 
  • Nếu người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh trên cùng địa phương cấp tỉnh thì kế toán doanh nghiệp nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài cho các đơn vị phụ thuộc. Hồ sơ kê khai lệ phí môn bài này sẽ được nộp tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của người nộp lệ phí thuế

5 nghiệp vụ mà kế toán doanh nghiệp cần làm đầu năm 2022
 

Như vậy, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh chỉ phải khai duy nhất 1 lần khi mới ra hoạt động kinh doanh. Những năm sau đó, người nộp lệ phí chỉ cần nộp tiền lệ phí môn bài mà không cần kê khai lại nữa. 

Xem thêm: Hướng dẫn về cách kê khai và nộp lệ phí môn bài mới nhất

Hạch toán lệ phí môn bài

Để hạch toán lệ phí môn bài, kế toán doanh nghiệp tiến hành như sau:

  • Hạch toán lệ phí môn bài phải nộp trong năm:
    • Nợ TK6425 - Áp dụng với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế
    • Có TK3338 - Các loại thuế khác
  • Hạch toán khi nộp tiền lệ phí môn bài:
    • Nợ TK3338
    • Có TK1111 (Nếu doanh nghiệp lựa chọn chuyển khoản để nộp tiền lệ phí môn bài thì phải ghi Có TK1121)

 

 

Nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp: Chuyển đổi số dư năm 2021 sang đầu năm 2022

Theo quy định của Luật kế toán, đầu năm tài chính mới, kế toán doanh nghiệp cần tiến hành chuyển số dư đầu kỳ vào Bảng cân đối phát sinh. 

Nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp: Nộp tờ khai, báo cáo thuế đầu năm 2022

Nhiệm vụ quan trọng mà kế toán doanh nghiệp không được quên thực hiện đầu năm chính là nộp các báo cáo thuế. Các báo cáo thuế cần nộp đầu năm là: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, báo cáo tài chính, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (nếu có), tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân. 

5 nghiệp vụ mà kế toán doanh nghiệp cần làm đầu năm 2022
 

Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân

Dựa vào hình thức kê khai thuế của doanh nghiệp (theo tháng hay theo quý), kế toán doanh nghiệp cần nộp hai loại tờ khai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo đúng thời hạn được quy định:

  • Nếu kê khai theo quý: Kế toán doanh nghiệp nộp tờ khai muộn nhất vào ngày thứ 30 của tháng đầu tiên ngay sau quý kê khai. 
  • Nếu kê khai theo tháng: Kế toán doanh nghiệp phải nộp tờ khai muộn nhất vào ngày 20 hàng tháng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Kế toán doanh nghiệp cần tạm nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý 1/2022 (nếu có). Thời hạn muộn nhất là ngày 30/4/2022.

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Đầu năm 2022, kế toán doanh nghiệp cũng cần chú ý nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Thời hạn muộn nhất là ngày 20 hàng tháng (nếu kê khai theo tháng) và ngày thứ 30 của tháng ngay sau quý kê khai. Một số trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì sẽ được miễn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Kế toán doanh nghiệp cần xem xét liệu doanh nghiệp mình có thuộc trường hợp không cần nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không, tránh tình trạng lập báo cáo khi không cần thiết.

Nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp: Làm việc với cơ quan chức năng 

Ngoài những nghiệp vụ kể trên thì đầu mỗi năm là thời gian các kế toán doanh nghiệp cần làm việc với các cơ quan chức năng như Bảo hiểm xã hội, phòng lao động thương binh xã hội, Liên đoàn lao động.... để thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định. 

5 nghiệp vụ mà kế toán doanh nghiệp cần làm đầu năm 2022
 

Tổng kết

Việc chậm trễ hay thiếu sót các nghiệp vụ của kế toán doanh nghiệp có thể khiến doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ bị phạt đó! Vì vậy, hãy lưu ý 5 việc kế toán doanh nghiệp cần làm đầu năm kể trên để không bị ảnh hưởng tới công việc nhé!

Chúc bạn học tốt!

Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông