5 phương pháp giúp bạn làm chủ kĩ năng kiểm soát cảm xúc

Nội dung được viết bởi Lực td

Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường phải đối mặt với nhiều cảm xúc tiêu cực như nóng giận, bất ổn, chấp vặt…gây ra tổn thương cho bản thân và người khác. Trong bài viết dưới đây, Gitiho sẽ chia sẻ 5 phương pháp giúp bạn làm chủ kĩ năng kiểm soát cảm xúc. Cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Gitiho for Leading Business - Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực toàn diện

Vai trò quan trọng của kĩ năng kiểm soát cảm xúc

5 phương pháp giúp bạn làm chủ kĩ năng kiểm soát cảm xúc

Kiểm soát cảm xúc là gì?

Kiểm soát cảm xúc không phải loại bỏ hoàn toàn hết cảm xúc của bản thân mà là học cách làm chủ hành vi, thái độ của mình bất chấp rơi vào những tình huống tiêu cực. Nói cách khác, kiểm soát cảm xúc là đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng thông qua nhiều hình thức như ngôn ngữ, hình thể…

Tại sao phải kiểm soát cảm xúc?

Nếu không làm chủ kĩ năng kiểm soát cảm xúc, khi rơi vào những tình thế tiêu cực, bạn sẽ dễ dàng bùng nổ và có hành vi gây tổn thương tinh thần/thể chất cho bản thân và đối phương. Ngoài ra, không làm chủ được cảm xúc cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới công việc và các mối quan hệ của bạn. Do đó, nếu bạn muốn thành công hơn trong công việc và các mối quan hệ của mình thì kiểm soát cảm xúc là kĩ năng quan trọng cần làm chủ.

Xem thêm: Số hóa tài liệu - Giải pháp lưu trữ dành cho mọi doanh nghiệp

5 phương pháp giúp bạn làm chủ kĩ năng kiểm soát cảm xúc

Điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ phải đối mặt với không ít tình huống đẩy mình vào trạng thái tiêu cực. Thay vì phản ứng ngay lập tức, hãy nhanh chóng kiểm soát cảm xúc của mình bằng hành động mang tính xoa dịu như:

  • Thả lỏng cơ thể
  • Hít thở sâu
  • Giải tỏa đầu óc 
  • Thay đổi tư thế ngồi, đứng một cách thoải mái.

Chỉ với một vài hành động cơ bản, bạn sẽ dễ dàng cân bằng cảm xúc của mình và đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn.

Kiểm soát tư duy của bản thân

Cảm xúc của con người phần lớn bị ảnh hưởng bởi tư duy, trí tuệ của mình. Trí tuệ giúp bạn quản lý được cảm xúc và đưa ra hành động đúng đắng. Giả sử bạn có suy nghĩ rằng hôm nay sẽ không thể ký hợp đồng với đối tác mới, lối tư duy tiêu cực đó sẽ ảnh hưởng tới hành động của bạn khiến bạn không có động lực làm việc, từ đó gây ra kết quả là bạn không thể ký kết với đối tác và làm lỡ cơ hội làm ăn cho doanh nghiệp.

Để thay đổi được cảm xúc của mình thì bạn cần kiểm soát tư duy, luôn hướng suy nghĩ của mình theo hướng tích cực, luôn mỉm cười trước mọi chướng ngại vật. Điều này sẽ hạn chế nảy sinh cảm xúc tiêu cực khiến bạn khó lòng bắt tay vào làm bất cứ việc gì.

Khi nhắc tới các mối quan hệ, thay vì chỉ tập trung vào nhược điểm của đối phương, hãy chú ý những điểm tốt của họ để học tập và xây dựng mối quan hệ gắn bó hơn.

Sử dụng ngôn từ khéo léo

Khi gặp phải tình huống tiêu cực, phản ứng đầu tiên của nhiều người sẽ là than vãn, kêu ca. Điều này sẽ tạo ra một thói quen xấu mang tới cảm xúc tiêu cực cho cả bản thân lẫn đối phương. 

Để thay đổi thói quen này, mỗi khi gặp phải tình huống xấu hãy sử dụng những từ ngữ mang tính tích cực, động viên và khích lệ. Đây là cách giúp bạn thay đổi cảm xúc của mình và lan tỏa sự tích cực đó tới mọi người xung quanh.

Tự tin vào bản thân 

5 phương pháp giúp bạn làm chủ kĩ năng kiểm soát cảm xúc

Tự ti chính là lí do lớn nhất đẩy bạn tới những xúc cảm tiêu cực. Đứng trước mỗi chông gai, bạn cảm thấy mình yếu kém, không đủ tốt, không đủ năng lực để hoàn thành công việc. Ngược lại, nếu sở hữu cho mình sự tự tin, bạn sẽ có khả năng đương đầu với khó khăn, không bị ảnh hưởng bởi nhận xét của người khác, từ đó lạc quan và vui vẻ hơn. Nếu bạn đang cảm thấy tự ti về bản thân, thì sau đây là một số cách giúp bạn rèn luyện sự tự tin:

  • Thay đổi ngôn ngữ cơ thể: đi thẳng, ưỡn ngực cao, dáng đi thoải mái mạnh mẽ.
  • Khi giao tiếp hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện.
  • Kết bạn với những người có sự tự tin và học hỏi từ họ.
  • Thử thách bản thân với những hoạt động mới, lĩnh vực mới.
  • Ngăn chặn các suy nghĩ tiêu cực ngay từ đầu và thay vào đó là suy nghĩ động viên bản thân.
  • Làm mọi việc chậm mà chắc, không vội vàng làm ẩu dẫn tới thất bại càng khiến bạn thêm tự ti.

Xem thêm: 5 bước để xây dựng quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả và chuyên nghiệp

Loại bỏ văn hóa đổ lỗi

Thói quen đổ lỗi là thói quen xấu khiến bạn chìm đắm thêm trong cảm xúc tiêu cực. Tất nhiên, đôi khi sẽ có các tác nhân ngoại cảnh ngăn chặn sự thành công của bạn, nhưng chỉ đứng một chỗ và đổ lỗi sẽ không giải quyết được tình hình. Thay vào đó, hãy cố gắng suy nghĩ tích cực và có hành động chỉnh sửa, chắc chắn mọi việc sẽ đi theo mong muốn của bạn.

Ngoài ra, khi bạn lạm dụng thói quen đổ lỗi quá nhiều sẽ khiến mọi người xung quanh nghĩ rằng bạn là người vô trách nhiệm, không đáng tin tưởng. Từ đó ảnh hưởng xấu tới công việc và mối quan hệ cá nhân. Dưới đây là một số cách giúp bạn loại bỏ văn hóa đổ lỗi:

  • Không bào chữa, tự tin và cam đảm nhận sai lầm.
  • Thay vì nhấn chìm vào thất bại, hãy dẹp nó qua một bên và tập trung hành động để sai lầm không lặp lại lần thứ 2.
  • Mỗi khi gặp khó khăn, thay vì đưa ra những lời phàn nàn thì hãy gia tăng lời khen, khích lệ cho đối phương và cho chính bản thân mình.

Tổng kết

Trên đây là 5 phương pháp giúp bạn kiểm soát cảm xúc của mình. Cảm xúc là một thứ rất bản năng của con người vì vậy rất khó để sửa. Tuy nhiên, không có gì là không thể, hãy cố gắng thay đổi từng chút mỗi ngày và bạn sẽ ngạc nhiên với phiên bản mới của mình khi đã kiểm soát được cảm xúc cá nhân. 

Ngoài kĩ năng kiểm soát cảm xúc, còn vô số các dạng kĩ năng mềm khác mà chúng ta cần học nếu muốn phát triển bản thân tốt hơn. Và không có cách nào tiện lợi hơn để học ngoài các nền tảng học trực tuyến E-learning. Hiện nay, Gitiho đang cung cấp nền tảng Gitiho for Leading Business để giúp các doanh nghiệp đào tạo nhân sự theo hình thức E-learning. Nền tảng được xây dựng bởi các chuyên gia thực chiến và có tính ứng dụng cao, học ngay làm luôn, áp dụng vào công việc. Tham khảo thông tin chi tiết về Gitiho for Leading Business tại đây.

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông