Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần sự kết hợp và liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận. Ngoài bộ phận trực tiếp đem lại doanh thu và duy trì “sự sống” cho doanh nghiệp là front office, còn một bộ phận khác không kém phần quan trọng đó là back office. Vậy back office là gì? Back office và front office khác nhau như thế nào? Back office bao gồm những vị trí nào? Làm thế nào để biết mình có phù hợp với vị trí back office hay không? Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc trên thì hãy cùng Gitiho đi tìm lời giải trong bài viết dưới đây nhé.
XEM NHANH BÀI VIẾT
Back office (tên viết tắt là BO), đây là từ ngữ được sử dụng để chỉ những bộ phận chịu trách nhiệm hỗ trợ cho các bộ phận khác trong tổ chức. Các hoạt động thường thấy trong back office như quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý hệ thống,…
Nói đơn giản back office là những bộ phận chỉ làm việc với nhân viên nội bộ, chuyên hỗ trợ các công việc nội bộ và các công việc theo chỉ đạo của cấp trên.
Có back office thì chắc chắn phải có front office. Nếu bạn đang nhầm lẫn giữa 2 bộ phận này thì dưới đây là những điểm khác nhau giữa 2 back office và front office.
Back Office
Front Office
Back office đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong một tổ chức. Tuy không trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp nhưng:
Các hoạt động back office cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các quy trình và chính sách của tổ chức được thực hiện đúng cách, đồng thời tăng cường tính minh bạch và khả năng kiểm soát của tổ chức.
Là bộ phận quản lý tài chính của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp.
Xem thêm: Kế toán giỏi thì cần biết làm gì?
Các công việc chính của bộ phận kế toán bao gồm:
Là bộ phận làm các công việc liên quan trực tiếp đến người lao động và các công tác nội bộ. Các hoạt động chính mà bộ nhân sự thường làm bao gồm:
Những hoạt động về quản lý mạng, phần mềm, cơ sở dữ liệu,… là những hoạt động do bộ phận IT phụ trách. Các hoạt động này được thực hiện chủ yếu trên máy tính và các phần mềm của máy tính. Hiểu đơn giản bộ phận IT chính là bộ phận quản lý cơ sở dữ liệu, quản lý website, kiểm tra và xử lý các vấn đề của máy tính, phân tích và tạo ra phần mềm đáp ứng nhu cầu khách hàng,…
Tỉ mỉ, cẩn thận là tố chất bắt buộc không chỉ đối với vị trí back office mà vị trí nào cũng cần có. Ở các vị trí back office đặc biệt là kế toán và quản trị dữ liệu, bạn phải làm việc với số liệu rất nhiều. Đây đều là những thông tin quan trọng, vì vậy bạn phải liên tục kiểm tra cẩn thận, đảm bảo không có bất kỳ sai sót nào.
Back office là những vị trí hỗ trợ các phòng ban, nhân viên nội bộ. Khi làm ở vị trí này bạn sẽ nhận được rất nhiều yêu cầu, việc này đòi hỏi bạn phải luôn cập nhật học hỏi những kiến thức mới để giải quyết những yêu cầu đó.
Xem thêm: 7 cách giúp bạn làm việc thông minh hơn, hiệu quả hơn
Ngoài ra nếu muốn là một “mắt xích” trong back office bạn cần có chuyên môn cao cũng như nắm vững kỹ năng mềm như: kỹ năng quan sát, giao tiếp, giải quyết vấn đề, quản lý công việc,…
Tóm lại back office giống như đội hậu cần luôn luôn lắng nghe và hỗ trợ kịp thời khi các phòng ban, nhân viên yêu cầu. Là bộ phận không tiếp xúc với khách hàng nhưng đóng vai trò quan trọng việc phát triển tổ chức.
Hi vọng bài viết này của Gitiho đã giúp bạn hiểu được back office là gì cũng như các vị trí công việc trong back office. Nếu bạn có tính cẩn thận, tinh thần học hỏi và không ngại thử thách bạn có thể thử dấn thân vào khối back office.
Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn tìm được công việc như ý trong khối back office nhé!
Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:
Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!