Biểu thuế lũy tiến là gì? Các quy định về thuế lũy tiến

Nội dung được viết bởi Lực td

Biểu thuế lũy tiếng là một thuật ngữ kinh tế liên quan tới tính thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên bạn đã hiểu rõ về Biểu thuế lũy tiếng là gì? Quy định về loại thuế này? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu về khái niệm của Biểu thuế lũy tiếng và các quy định liên quan trong bài viết dưới đây nhé!

Kỹ năng nghề Hành chính Nhân sự tổng hợp A-Z

Biểu thuế lũy tiến là gì?

Muốn hiểu về khái niệm biểu thuế lũy tiến, trước tiên ta cần tìm hiểu thuế lũy tiến là gì? Thuế lũy tiến là hình thức thuế dựa trên khả năng chi trả của người đóng thuế. Hiểu đơn giản là những người có thu nhập cao sẽ phải chi trả mức thuế lũy tiến cao hơn những người có thu nhập thấp.

Mục đích sử dụng thuế lũy tiến là để tránh tình trạng bất bình đẳng thu nhập trong xã hội. Khi đó, gánh nặng thuế đối với người giàu sẽ cao hơn so với người người thu nhập thấp hơn. Điều này tạo ra cơ hội cho người thu nhập thấp có thể trang trải các chi phí như chi phí sinh hoạt, thực phẩm, đi lại…,và khi cải thiện được nhu cầu sống thì cầu kinh tế sẽ tăng. 

Xem thêm: Các quy định cần biết về bảo hiểm thất nghiệp năm 2022

Thuế lũy tiến

Từ khái niệm trên ta có khái niệm về Biểu thuế lũy tiến như sau: Biểu thuế lũy tiến (Progressive Taxtation) là một cơ cấu về thuế trong đó tỷ lệ thuế được đánh giá dựa trên cơ sở tăng dần của mức thu nhập cá nhân. Từ đó, khi một người chuyển từ nhóm thu nhập thấp hơn sang nhóm thu nhập cao hơn sẽ có thuế suất cận biên tăng (mức tăng thu nhập, mức tăng thế suất).

Các loại biểu thuế lũy tiến

Có hai loại biểu thuế lũy tiến phổ biến nhất đó là: Biểu thuế lũy tiến từng phần và biểu thuế lũy tiến toàn phần. Vậy hai loại biểu thuế lũy tiến này là gì? Hãy cùng theo tiếp bài viết để tìm hiểu nhé!

Biểu thuế lũy tiến từng phần

Biểu thuế lũy tiến từng phần là biểu thuế bao gồm nhiều bậc khác nhau, ứng với mỗi bậc là một mức thuế suất. Vì vậy, khi bậc thuế tăng thì mức suất thuế cũng tăng theo. Cách tính loại thuế này sẽ được tính từng bậc thuế và mức suất thuế tương ứng với từng bậc. Ngân sách cần chi để thanh toán thuế lũy tiến từng phần là tổng số thuế tính cho từng bậc.

Thuế lũy tiến 1

Bên cạnh đó, theo Luật thuế thu nhập cá nhân đã quy định rõ một số điều về thuế lũy tiến từng phần như sau:

  • Đối tượng áp dụng: Cá nhân cư trú có thu nhập tiền công, tiền lương.
  • Cách tính biểu thuế lũy tiến từng phần: Thuế suất tương ứng với bậc thu nhập x thu nhập tính thuế của bậc thu nhập.

Ngoài ra, dựa trên cơ sở phân thu nhập tính thuế trung bình một tháng mà bậc thuế được áp dụng sẽ gồm 7 bước, cụ thể theo bảng phía dưới:

Mức thuế suấtThu nhập tính thuế/tháng
5%5 triệu đồng/tháng
10%Trên 5 - 10 triệu đồng/tháng
15%Trên 10 - 18 triệu đồng/tháng
20%Trên 18 - 32 triệu đồng/tháng
25%Trên 32-52 triệu đồng/tháng
30%Trên 52 - 80 triệu đồng/tháng
35% Trên 80 triệu đồng/tháng

Biểu thuế lũy tiến toàn phần

Biểu thuế lũy tiến toàn phần cũng có cơ chế tương tự như từng phần, được tính dựa trên nhiều bậc khác nhau, mỗi bậc tương ứng với một thuế suất, khi cơ sở tính thuế tăng thì thuế suất cũng sẽ tăng. Tuy nhiên, khác biệt của thuế lũy tiến toàn phần nằm ở chỗ số thuế bạn phải đóng sẽ được tính bằng cách lấy toàn cơ sở quy định thuế áp dụng với mức thuế suất tương ứng với bậc thuế. Vì vậy công thức tính thuế suất toàn phần sẽ là:

Thuế suất toàn phần = tổng thu nhập thuế x một thuế suất thống nhất

Thuế lũy tiến 2

Đối tượng áp dụng thuế lũy tiến toàn phần bao gồm:

  • Các khoản thu nhập bản quyền;
  • Đầu tư vốn;
  • Trúng thưởng, quà tặng;
  • Nhượng phần vốn góp, nhượng quyền thương mại;
  • Thừa kế;

Bậc thuế thuế áp dụng chỉ có một mức thuế suất duy nhất, cụ thể như sau:

Mức thuế suấtThu nhập
5%Thu nhập đầu tư vốn
20%Thu nhập từ nhượng phần góp vốn
10%Thu nhập từ quà tặng, thừa kế, trúng thưởng

Xem thêm: Hợp đồng khoán việc là gì? Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất

Ưu nhược điểm của thuế lũy tiến

Qua thông tin trên, chúng ta đã hiểu qua về khái Biểu thuế lũy tiến cũng như Thuế lũy tiến. Đây là hình thức đánh thuế đối với những cá nhân có thu nhập cao hơn. Lí do bởi những người có thu nhập thấp phải dành số tiền khá lớn trong tổng thu nhập của họ để chi trả cho mức sống. Trong khi những người có thu nhập cao hoàn toàn có thể đáp ứng được những chi phí cơ bản trong cuộc sống. Vậy ưu nhược điểm mà mức thuế này mang lại là gì? Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé!

Ưu điểm của thuế lũy tiến

  • Thuế lũy tiến làm giảm gánh nặng thuế đối với những cá nhân có thu nhập thấp. Đồng thời để lại nhiều tiền hơn trong tổng thu nhập của những người có mức lương thấp - những người có khả năng chi tiêu toàn bộ số tiền cho các mặt hàng thiết yếu, từ đó thúc đẩy nền kinh tế.
  • Hệ thống thuế lũy tiến cũng thu được nhiều thuế hơn là thuế lũy thoái hoặc thuế khoán, lí do bởi cơ chế của thuế lũy tiến là thu nhập càng cao thì mức thuế suất thu càng nhiều.
  • Ngoài ra, hệ thống này cũng yêu cầu những người có thu nhập cao, nguồn lực cao phải tài trợ một phần cho các dịch vụ xã hội, ví dụ như các công trình, dịch vụ công cộng.

Nhược điểm của thuế lũy tiến

  • Có nhiều cá nhân không ủng hộ hệ thống thuế lũy tiến, họ cho rằng hệ thống này không phải là phương tiện phân phối lại thu nhập mà giống như một biện pháp trừng phạt người giàu hoặc tầng lớp trung lưu.
  • Ở nước Mỹ, các chuyên gia cho rằng đây là công cụ dùng để phân phối lại thu nhập. Trên cơ sở giả định cho rằng đa phần các hình thức thuế được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động, phúc lợi cho cộng đồng. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ trong ngân sách Nhà Nước là dành cho các khoản thanh toán phúc lợi.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về Thuế lũy tiến và Biểu thuế lũy tiến, hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết, phục vụ cho quá trình học tập và làm việc.

Gitiho xin cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông